1. Ảnh hưởng của độc nhôm lên các chỉ tiêu sinh trưởng cây Tràm
1.5. Ảnh hưởng của độc nhôm lên chiều dài thân Tràm trong điều kiện
dung dịch dinh dưỡng
Chiều dài của thân cũng là một trong những chỉ tiêu sinh trưởng để đánh giá
khảnăng chống chịu của cây, vì thế chúng tôi đã tiến hành khảo sát đo chiều dài thân của các nghiệm thức. Qua 2 đợt thí nghiệm chúng tôi thu được một số kết quảsau: Đợt thí nghiệm thứ nhất, với mẫu đồng nhất, chúng tôi nhận thấy ở mức nồng độ thấp, độc
nhôm có xu hướng làm tăng nhanh chiều dài thân so với đối chứng. Nồng độ nhôm
càng cao thì tốc độ kéo dài thân càng tăng. Kết hợp với quá trình theo dõi thí nghiệm,
chúng tôi thấy rằng với những nghiệm thức gây độc nhôm cây kéo dài thân rất nhanh
(ở nghiệm thức có nồng độ nhôm 5,5 mM chiều dài thân trung bình tăng từ 16,2 cm
lên 62,3 cm, tốc độtăng dài gấp 3,9 lần so với 3,2 lần ở nghiệm thức đối chứng) (Bảng 9).
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp 27 Bộmôn Sư phạm Sinh học
Bảng 9: Ảnh hưởng của độc nhôm lên sựtăng chiều dài thân Tràm ở thí nghiệm 1 theo thời gian
Nghiệm thức Thời gian (tuần) Tốc độ tăng
1 2 3 4 5 6 7 8
Đối chứng 15,2 17,4 23,0 31,5 36,6 43,6b 45,8b 48,8c 3,2
4 mM 15,9 18,2 24,7 31,0 37,7 47,3ab 52,7a 53,2bc 3,4
4,5 mM 16,8 19,4 27,0 33,7 40,2 49,5ab 57,4a 60,5ab 3,6
5 mM 16,1 18,2 25,6 31,3 38,3 46,8a 53,8a 58,4b 3,6
5,5 mM 16,2 19,0 24,3 30,7 38,5 50,0a 56,5a 62,3a 3,9
F ns ns ns ns ns * * *
Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ số theo sau giống nhau là khác biệt không có ý nghĩa thống kê, khi dùng phép kiểm định Ducan (ns không khác biệt, * khác biệt có ý nghĩa 5%)
Theo xu thế chung, thực vật luôn kéo dài thân trong quá trình tăng trưởng (Bùi
Trang Việt, 2000). Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng, với một ít nhôm trong môi
trường, nhôm có khả năng kích thích cho quá trình mau chóng kéo dài thân của cây
Tràm do Tràm là cây chịu phèn tốt. Chiều dài thân ở tuần thứ nhất khi lấy chỉ tiêu là
tương ứng bằng nhau (khác biệt không có ý nghĩa thống kê). Nhưng đến cuối đợt thí nghiệm, chiều dài thân ở các nghiệm thức đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Trong đó, chiều dài trung bình của thân cây ở nghiệm thức đối chứng là 48,8 cm, khi
càng tăng mức nồng độ thì chiều dài thân càng tăng, chiều dài thân ở nghiệm thức có nồng độ cao nhất ởđợt 1 (5,5mM) là 62,3 cm, dài hơn 13,5 cm so với nghiệm thức đối chứng.
Khi tiến hành thử nghiệm ảnh hưởng của độc nhôm lên chiều dài thân ở những nồng độ cao hơn (từ5mM đến 20mM), chúng tôi gặp khó khăn trong việc so sánh ảnh
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp 28 Bộmôn Sư phạm Sinh học
Bảng 10: Ảnh hưởng của độc nhôm lên sựtăng chiều dài thân (cm) Tràm ở thí nghiệm 2 theo thời gian
Nghiệm thức Thời gian (tuần)
1 2 3 4 5 6 7 8
Đối chứng 22,9b 31,2b 36,0a 40,0ab 44,0ab 48,1ab 51,1ab 52,9ab
5 mM 17,7c 23,4c 28,6b 32,6c 37,4b 41,5b 44,2ab 47,7ab
10 mM 24,4b 30,6b 35,9a 40,4ab 43,7ab 50,6a 51,7ab 54,8a
15 mM 29,8a 35,6a 40,4a 42,1a 48,9a 53,2a 54,1a 54,6a
20 mM 18,6c 25,9c 31,4b 34,8bc 37,4b 40,4b 42,4b 42,3b
F * * * * * * * *
Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ số theo sau giống nhau là khác biệt không có ý nghĩa thống kê, khi dùng phép kiểm định Ducan (ns không khác biệt, * khác biệt có ý nghĩa 5%)
Như vậy, qua hai đợt thí nghiệm chúng tôi nhận thấy độc nhôm có ảnh hưởng lên sự kéo dài thân. Ở mức nồng độcao (20mM) độc nhôm có tác dụng ức chế sự kéo dài thân.