1. Ảnh hưởng của độc nhôm lên các chỉ tiêu sinh trưởng cây Tràm
1.3. Ảnh hưởng của độc nhôm lên số lượng lá Tràm trong điều kiện dung
dịch dinh dưỡng
Tổng hợp số liệu từ Bảng 5 cho thấy số lượng lá tăng dần theo thời gian ở tất
cả các nghiệm thức. Có một vấn đề được đặt ra trong thí nghiệm này là trong khi số
lượng lá ở nghiệm thức đối chứng cũng tăng nhưng dừng lại ở khoảng 35 lá/cây thì các nghiệm thức có độc nhôm thấp (nồng độ từ4mM đến 5,5mM) có tốc độtăng sốlượng
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp 23 Bộmôn Sư phạm Sinh học Tương tự, ở nồng độ 5,5 mM, có sựgia tăng 2,23 lần số lượng lá từ 20,2 lá ở lúc mới bố trí lên 45,1 lá ở tuần thứ 8 trong khi ở nghiệm thức đối chứng, sốlượng lá gia tăng
sau 8 tuần lễ chỉ là 1,88 lần. Điều này có thể giải thích bằng cơ chế tự giải độc của cây
Tràm, cây thích nghi với điều kiện đất phèn nặng (cây ưa phèn) có cơ chế thích nghi
và hoàn thành các chu trình phát triển trong môi trường có nồng độđộc nhôm, có thểở
mức ngưỡng chịu đựng chính việc tăng số lượng lá sẽ giúp cây giải độc. Như vậy, số
lượng lá ở các nghiệm thức có độc nhôm tăng nhanh có thểcó tương quan với diện tích
lá và khảnăng giải độc của cây.
Bảng 5: Ảnh hưởng của độc nhôm lên sựtăng sốlượng lá Tràm ở thí nghiệm 1 theo thời gian
Nghiệm thức
Thời gian (tuần)
1 2 3 4 5 6 7 8
Đối chứng 18,7b 22,6b 27,0ab 30,4a 32,3b 35,5b 35,5b 35,3b
4 mM 19,3ab 22,9ab 26,5b 30,8a 33,4ab 38,8ab 42,0a 40,7a
4,5 mM 21,7ba 25,6a 30,1a 33,6a 35,4ab 39,6a 42,3a 43,0a
5 mM 20,9ab 24,1ab 29,1ab 32,7a 36,3a 37,7ab 41,0a 40,1a
5,5 mM 20,2ab 25,5a 29,5ab 30,9a 33,2ab 39,7a 43,9a 45,1a
F * * * * * * * *
Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ số theo sau giống nhau là khác biệt không có ý nghĩa thống kê, khi dùng phép kiểm định Ducan (ns không khác biệt, * khác biệt có ý nghĩa 5%)
Tuy nhiên, khi tiến hành thí nghiệm với mức độc cao hơn, chúng tôi lại nhận thấy khi tăng nồng độ nhôm lên, cao hơn thì số lượng lá trên mỗi cây Tràm có xu
hướng tăng chậm. Đặc biêt là ở nghiệm thức có nồng độđộc cao 20 mM thì sốlượng lá rất biến động. Trong quá trình theo dõi thí nghiệm, lá Tràm ở nghiệm thức này rất
kém phát triển và thường rất dễ gãy rụng. Lá non nhỏ nhanh chóng được hình thành,
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp 24 Bộmôn Sư phạm Sinh học
cây chịu phèn tốt nhưng ởngưỡng độc quá cao (cụ thể là ởngưỡng 20mM nhôm) thì
cơ chế chống chịu của nó đã bị phá vỡ.
Do giới hạn về thời gian nên chúng tôi không thể tiếp tục bố trí thí nghiệm ở
nồng độ độc cao hơn nữa nhưng theo các số liệu ghi nhận được chúng tôi cho rằng nồng độ20mM nhôm là ngưỡng nồng độgây độc đối với cây Tràm.
Qua cảhai đợt thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy nhôm là tác nhân kích thích cho
sự tăng nhanh số lượng lá nếu được sử dụng ở nồng độ thấp. Sự gia tăng nồng độ nhôm trong đất phèn, đặc biệt là trong mùa nắng có thể là một yếu tố gây giảm mạnh
sốlượng lá Tràm.
Bảng 6: Ảnh hưởng của độc nhôm lên sựtăng sốlượng lá Tràm ở thí nghiệm 2 theo thời gian
Nghiệm thức Thời gian (tuần)
1 2 3 4 5 6 7 8
Đối chứng 33,4b 39,9a 45,1a 44,9a 45,8a 43,8a 43,3a 42,4ab
5 mM 29,2b 33,0b 37,5c 36,5b 39,0a 39,3a 39,1ab 37,8ab
10 mM 32,5b 36,1ab 40,4abc 39,9ab 42,0a 40,8a 42,5a 43,5a
15 mM 37,9a 41,0a 43,7ab 42,9ab 42,8a 44,1a 40,9ab 40,3ab
20 mM 31,1b 34,3b 38,6bc 36,9ab 25,0b 35,9a 31,1b 31,1b
F * * * * * * * *
Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ số theo sau giống nhau là khác biệt không có ý nghĩa thống kê, khi dùng phép kiểm định Ducan (ns không khác biệt, * khác biệt có ý nghĩa 5%)