A B
1.2.1. Cơ nâng mi
Hình1.2. Cơ nâng mi nhìn từ trước
A.Tuyến lệ, B. Dây chằng Whitnall, C. Dây chằng chéo trên, D. Cân cơ nâng mi, E. Sừng ngoài, F. Sừng trong, G. Dây chằng mi ngoài, H. Dây chằng mi
trong, I. Túi lệ, J. Cơ co mi dưới, K. Cơ chéo dưới
(Nguồn: Orbit, eyelid and lacrimal system - American Academy of Ophthalmology section 7, pp 131- 145)
Cơ nâng mi có hoạt động nâng và hạ mi trên, đối vận với cơ vòng mi. Cơ có cùng nguồn gốc bào thai với cơ trực trên là trung bì phôi. Cơ có nguyên ủy từ cánh nhỏ xương bướm sát phía trên ngoài của lỗ thị giác. Ngay sát dưới là chỗ bám của cơ trực trên vào vòng Zinn. Độ dài của cơ nâng mi từ chỗ bám cho đến dây chằng Whitnall là 36 mm. Cơ nâng mi gồm 2 phần: thân cơ nằm trong hốc mắt và cân cơ nằm ở mi trên [12], [13].
Hình 1.3. Thiết đồ cắt dọc cơ nâng mi
(Nguồn: Nhãn Khoa tập 1 Giải phẫu mi mắt - Hoàng Thị Phúc(2012), trang 39)
Phần cơ vân mỏng tỏa ra trước theo hình nan quạt. Đến gần sát bờ trên hốc mắt cơ bám vào dây chằng xơ Whitnall và chuyển thành cân. Phần cân này rộng 18 mm và tiếp tục tỏa theo hình nan quạt ra trước, bám vào bờ trên sụn góc trong và góc ngoài. Phần hai đầu cân cơ còn gọi là sừng cơ nâng mi. Cân cơ nâng mi bám vào mặt trước của 1/3 trên sụn mi. Cơ tỏa ra các sợi bám vào sụn mi và đi lên bám vào cơ vòng mi và da mi trên [14].
Hình 1.4. Phẫu tích cân cơ nâng mi
(Nguồn: Surgery of the eyelids and orbit an anatomical approach - Bradley (1990),p.189)
Cân vách hốc mắt bám vào một tổ chức xơ dày sát mép bờ trên hốc mắt có trên là vành xơ bao quanh hốc mắt. Từ đây cân vách có độ dày mỏng khác nhau đi xuống bám vào phần trên cân cơ nâng mi cách mép trên của sụn mi vài milimét. Trước cân cơ nâng mi là khoang mỡ dưới cơ vòng mi và liên tục với đệm mỡ lông mày phía trên.
Phần cơ sau dây chằng Whitnall cũng có các dải xơ dính vào cơ trực trên. Từ đây có dây chằng đi từ cân cơ nâng mi xuống bám giữ cùng đồ trên. Ở đây cũng có chỗ bám của cơ Muller là cơ do dây giao cảm chi phối và cũng có tác dụng nâng mi. Nếu tính từ bờ trên sụn mi, cơ Muller có chiều dài 22 mm [15].
Cân cơ nâng mi Đệm mỡ
Cơ vòng mi Vách hốc mắt
Ở người trẻ, cân cơ nâng mi dày, có màu trắng hồng trong khi cơ nâng mi có màu đỏ xẫm giống như các cơ trực. Khi tuổi càng cao, cân cơ nâng có màu nhạt hơn và bị tổ chức mỡ thâm nhiễm. Cùng với cân cơ nâng mi giãn, thâm nhiễm mỡ làm cho mi trên bị sụp và gây bệnh sụp mi tuổi già
Hình 1.5. Hình cơ nâng mi nhìn từ phía trên
(Nguồn: Surgery of the eyelids and orbit an anatomical approach - Bradley (1990),p.180)
Dây chằng Whitnall là ranh giới giữa cân cơ nâng mi và thân cơ nâng mi. Đó là tổ chức xơ căng ngang hốc mắt phía trên qua tuyến lệ chính (ở phía ngoài) và ròng rọc (ở phía trong). Từ dây chằng có các dải xơ đi xuống bám vào cân cơ nâng mi. Phần giữa dây chằng, kết dính giữa dây chằng với cân cơ nâng mi và thân cơ nâng mi rất lỏng lẻo. Nhưng ở hai đầu, dây chằng này kết dính chặt chẽ với cơ nâng mi [15].
Cơ nâng mi do nhánh vận động trên của dây vận nhãn chung chi phối. Dây thần kinh đi vào thân cơ ở vị trí giữa 1/3 và 2/3 sau của hốc mắt.
Cơ trực trên Cơ nâng mi Cơ trực trong Cơ chéo lớn Tĩnh mạch mắt Cơ trực ngoài Vách gian cơ Ròng rọc Dây chằng