Kiến trúc và chuyển dịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chuyển giáo trong mạng thông tin di động LTE luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 36 - 38)

3GPP công bố một số nguyên tắc mang tính hướng dẫn cho thiết kế kiến trúc LTE RAN như sau:

- Kiến trúc LTE RAN đơn nhất phải được đồng thuận.

- Kiến trúc LTE RAN phải dựa trên gói, mặc dù lưu lượng thời gian thực và hội thoại được hỗ trợ.

- Kiến trúc LTE RAN phải giảm thiểu sự tồn tại ‘một điểm sự cố’ mà không làm tăng giá thành đường trục.

- Kiến trúc LTE RAN phải đơn giản hóa và giảm thiểu số giao diện được đưa ra.

- Tương tác giữa lớp mạng vô tuyến (RNL: Radio Network Layer) và lớp mạng truyền tải (TNL: Transport Network Layer) phải không bị cấm nếu cần cải thiện hiệu năng hệ thống.

- LTE RAN phải hỗ trợ QoS đầu cuối đầu cuối. TNL phải đảm bảo QoS tương ứng do RNL yêu cầu.

- Các cơ chế QoS phải xét đến các kiểu lưu lượng khác nhau để đảm bảo sử dụng băng thông hiệu quả: lưu lượng mặt phẳng điều khiển, lưu lượng mặt phẳng người sử dụng, lưu lượng khai thác và bảo dưỡng…

- LTE RAN phải được thiết kế để giảm thiểu thay đổi trễ (Jitter), chẳng hạn cho TCP/IP.

- Kiến trúc phẳng. Trong phát triển kiến trúc, trạm gốc được bổ sung thêm trí tuệ, tương tự như xu thế đối với HSPA. Lúc đầu kiến trúc UMTS được định nghĩa theo phân cấp, trong đó các chức năng liên quan đến vô tuyến được đặt trong RNC. Trong kiến trúc phẳng các chức năng liên quan đến vô tuyến được đặt trong trạm gốc. Khi lập biểu gói được đặt trong trạm gốc, quá trình lập biểu sẽ nhanh hơn kể cả lập biểu miền tần số.

RB (Radio Bearer): Kênh mang vô tuyến

MME (Mobility Management Entity): Thực thể quản lý di động SAE (System Archtecture Evolution): Phát triển kiến trúc hệ thống PDN (Packet Data Network): Mạng số liệu gói

Hình 2.3 Phân chia chức năng giữa mạng truy cập và mạng lõi [10]

3GPP quyết định đặt toàn bộ chức năng vô tuyến trong trạm gốc (hình 2.3). Các chức năng vô tuyến mới trong BTS so với HSPA là: điều khiển liên

kết vô tuyến (RLC), điều khiển tài nguyên vô tuyến (RRC) và giao thức hội tụ số liệu gói PDCP. Kiến trúc trên hình 2.3 cho thấy sự phân chia chức năng giữa mạng truy nhập vô tuyến và mạng lõi. Trong khi mạng truy nhập vô tuyến chỉ còn một phần tử duy nhất là eNodeB thì nhiều phần tử hơn được sử dụng trong mạng lõi.

Từ quan điểm mạng truy nhập vô tuyến, xu thế quan trọng là không cần chuyển giao mềm trong hệ thống. Đây cũng là xu thế đã được thực hiện trong HSDPA. Trong HSDPA chỉ thông tin điều khiển lớp vật lý là vẫn có phân tập vĩ mô còn số liệu của người sử dụng không có. Đây là một trong các lý do cho phép đặt tất cả các chức năng vô tuyến vào một eNodeB nhờ vậy có thể hỗ trợ kiến trúc phẳng dễ hơn. Cũng có thể hỗ trợ phân tập vĩ mô trong kiến trúc phẳng, nhưng cần có các yêu cầu bổ sung đối với các liên kết truyền dẫn giữa các trạm gốc [10].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chuyển giáo trong mạng thông tin di động LTE luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 36 - 38)