Các khía cạnh liên quan đến triển khai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chuyển giáo trong mạng thông tin di động LTE luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 33 - 36)

Các yêu cầu liên quan đến triển khai bao gồm các kịch bản triển khai, tính linh hoạt phổ tần, triển khai phổ và đồng tồn tại cũng như tương tác với các công nghệ truy nhập vô tuyến của 3GPP khác chẳng hạn GSM, WCDMA/HSPA.

Yêu cầu về kịch bản triển khai bao gồm cả trường hợp hệ thống LTE được triển khai độc lập lẫn trường hợp nó được triển khai cùng với WCDMA/HSPA và (hoặc) GSM. Như vậy trong thực tế yêu cầu này không giới hạn các tiêu chí thiết kế. Các yêu cầu về tính linh hoạt phổ tần được trình bày cụ thể hơn trong (*).

Sự đồng tồn tại và tương tác với các hệ thống 3GPP khác và các yêu cầu tương ứng đã đặt ra yêu cầu về tính di động giữa LTE và GSM, giữa LTE và WCDMA/HSPA cho các đầu cuối hỗ trợ các công nghệ này. Bảng 2.4 liệt kê các yêu cầu về gián đoạn, nghĩa là gián đoạn cho phép cực đại trên đường truyền vô tuyến khi chuyển động giữa hai công nghệ truy nhập khác nhau,

cho các dịch vụ thời gian thực và phi thời gian thực. Cần lưu ý rằng các yêu cầu này là rất nhỏ đối với thời gian gián đoạn chuyển giao và có thể kỳ vọng là các giá trị này tốt hơn nhiều trong các triển khai thực tế.

Yêu cầu đồng tồn tại và tương tác cũng đề cập đến chuyển mạch lưu lượng truyền đa phương được LTE cung cấp theo kiểu quảng bá đến lưu lượng đơn phương được GSM hoặc WCDMA cung cấp. Mặc dù không con số nào được đưa ra [10].

Bảng 2.4 Các yêu cầu thời gian gián đoạn, LTE-GSM và LTE-WCDMA Phi thời gian thực (ms) Thời gian thực (ms)

LTE sang WCDMA 500 ms 300 ms

LTE sang GSM 500 ms 300 ms

Tính linh hoạt phổ và triển khai (*)

Cơ sở đối với các yêu cầu về tính linh hoạt phổ là yêu cầu đối với hệ thống LTE được triển khai trong các băng tần đã có của IMT-2000, có nghĩa là sự đồng tồn tại giữa các hệ thống đã triển khai trong các băng này bao gồm GSM và WCDMA/HSPA. Yêu cầu tính linh hoạt phổ của LTE là phải có khả năng triển khai truy nhập vô tuyến dựa trên LTE trong cả các ấn định băng kép và băng đơn, nghĩa là LTE phải hỗ trợ cả ghép song công phân chia theo tần số (FDD) và ghép song công phân chia theo thời gian (TDD).

Sơ đồ ghép song công hay sắp xếp ghép song công là một thuộc tính của công nghệ vô tuyến. Tuy nhiên một cấp phát tần phổ cho trước thường lên kết với một cách sắp xếp song công đặc thù. Các hệ thống FDD được triển khai trong các ấn định kép với một băng cho truyền dẫn đường xuống và một băng khác cho truyền dẫn đường lên. Các hệ thống TDD được triển khai trong các ấn định băng đơn.

Ta xét thí dụ phổ tần IMT-2000 tại 2GHz (có thể coi như “băng gốc” của IMT-2000). Như thấy trên hình 2.1, phổ này gồm một cặp băng tần 1920-

1980MHz và 2110-2170MHz dành cho truy nhập vô tuyến theo FDD và hai băng tần 1910-1920MHz và 2010-2025MHz dành cho truy nhập vô tuyến TDD. Lưu ý rằng các quy định địa phương và vùng có thể sử dụng phổ IMT- 2000 khác với phổ được chỉ ra ở đây.

Hình 2.1 Cấp phát phổ băng ‘lõi’ IMT-2000 tại 2GHz [10]

Cấp phát băng kép cho FDD trên hình 2.1 là 2x60MHz, nhưng phổ khả dụng cho một nhà khai thác có thể là 2x20MHz hay thậm chí 2x10MHz. Trong các băng tần khác thậm chí phổ khả dụng có thể ít hơn.

Hình 2.2 Ví dụ về quá trình chuyển dịch từng bước của LTE vào vùng phổ WCDMA hiện đã triển khai [10]

Ngoài ra việc chuyển dịch vào phổ hiện đang được sử dụng cho các công nghệ truy nhập vô tuyến khác phải được thực hiện từ từ để đảm bảo đủ lượng phổ còn lại cho hỗ trợ các người sử dụng hiện có. Như vậy lượng phổ chuyển cho LTE lúc đầu có thể khá nhỏ, nhưng sẽ tăng dần (hình 2.2). Sự

thay đổi các kịch bản phổ có thể có cho thấy cần có một yêu cầu về tính linh hoạt phổ đối với LTE để hỗ các trợ băng thông truyền dẫn.

Yêu cầu tính linh hoạt phổ của LTE chỉ ra rằng LTE phải có khả năng định lại kích cỡ trong miền tần số và hoạt động trong các băng tần khác nhau. Yêu cầu tính linh hoạt đưa ra danh sách các ấn định phổ của LTE (1,25; 1,6; 2,5; 5; 15 và 20MHz). Ngoài ra LTE cũng phải có khả năng làm việc trong phổ đơn cũng như phổ kép. LTE phải có thể được triển khai trong các băng tần khác nhau. Các băng tần được hỗ trợ phải được đặc tả dựa trên “tính độc lập với phát hành”, nghĩa là phát hành đầu của LTE không cần phải hỗ trợ tất cả các băng ngay từ đầu.

Ngoài ra tiêu chuẩn cũng đề cập đến đồng tồn tại với GSM và WCDMA trên các tần số lân cận cũng như đồng tồn tại giữa các nhà khai thác trên các tần số lân cận và các mạng trong các nước khác nhau sử dụng phổ chồng lấn nhau. Ngoài ra cũng yêu cầu rằng không cần có thêm hệ thống nào khác để một đầu cuối có thể truy nhập LTE, có nghĩa là LTE phải có tất cả các báo hiệu điều khiển cần thiết cho truy nhập [10].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chuyển giáo trong mạng thông tin di động LTE luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w