Quyết định và báo cáo chuyển giao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chuyển giáo trong mạng thông tin di động LTE luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 61 - 67)

Bảng 3.1 Độ lệch chuẩn của các sai số đo đạc

Đo băng thông [MHz] Số của PRBs σ [dB]

1,25 6 0,8

2,5 12 0,6

5 25 0,45

10 30 0,35

Các sự kiện báo cáo chuyển giao dựa trên các đo đạc được xử lý, Q, và sự kiện chuyển giao được kích hoạt nếu điều kiện tại (3.5) là thỏa mãn, trong đó Hm là giá trị biên chuyển giao. Sự kiện chuyển giao trong (3.5) được kiểm

tra và báo cáo trong mỗi Tu như trong hình 3.17. Các tế bào mục tiêu (TC) được định nghĩa là tế bào mà UE đạt được Q lớn nhất, trừ tế bào phục vụ (SC).

Hình 3.17 Chu kỳ đo đạc chuyển giao Tm và chu kỳ cập nhật quyết định Tu [8]

( )TC ( )SC m[ ]

Q n =Q n +H dB (3.5)

Một người dùng ở biên tế bào thực hiện chuyển giao đến một tế bào mục tiêu và trở về tế bào phục vụ sau một thời gian ngắn được cho là thực hiện chuyển giao ping-pong. Chuyển giao ping-pong là chuyển giao không cần thiết và có thể được giảm bằng cách sử dụng một bộ đếm thời gian gọi là bộ đếm tránh chuyển giao (handover avoidance timer). Bộ đếm này giới hạn thời gian giữa hai lần chuyển giao liên tiếp bởi người sử dụng. Trong mục này, các quyết định chuyển giao được giả định là dựa trên (3.5) và nó được thực hiện chỉ khi bộ đếm tránh chuyển giao hết hạn [8].

Đánh giá hiệu năng

Do LTE hỗ trợ băng thông truyền tải có thể mở rộng, so sánh được đưa ra đối với đo đạc băng thông là 1,25; 2,5; 5; 10MHz. Kết quả cho thấy đối với cả hai tốc độ người dùng 3kmph và 120kmph thì chuyển giao dựa trên đo đạc RSS thực hiện tốt hơn nhiều so với chuyển giao dựa trên các đo đạc CIR ở khía cạnh giảm số lần chuyển giao. Trong khi đó, tỉ số CIR đường xuống cao hơn đối với chuyển giao dựa trên đo đạc CIR. Tỉ số CIR đường xuống giảm đối với chuyển giao dựa trên RSS là do trễ báo cáo chuyển giao và do đó CIR đường xuống trung bình thấp hơn so với chuyển giao dựa trên CIR. Hơn nữa, đối với chuyển giao dựa trên CIR tăng số lần chuyển giao sẽ làm tăng overhead báo hiệu và trễ liên quan đến việc thực hiện chuyển giao. Do đó,

RSS là một đại lượng đo lường tốt hơn cho chuyển giao về số lượng chuyển giao, và CIR là một đại lượng đo lường tốt hơn về tỉ số CIR đường xuống (chất lượng tín hiệu) cho cùng một giá trị của Hm và Tu. Giá trị lớn hơn của Hm và Tu có thể được sử dụng để giảm số lượng chuyển giao, nhưng cùng lúc sẽ làm giảm tỉ số CIR đường xuống trung bình và cộng thêm trễ trong chuyển giao.

Hình 3.18 và Hình 3.19 cho thấy tác động của chuyển giao dựa trên các đo đạc RSS và CIR, và bộ lọc L3 miền tuyến tính và dB tại 3kmph và 120kmph tương ứng.

Hình 3.18 Hiệu năng chuyển giao dựa trên đo đạc RSS và CIR dùng các bộ lọc tuyến tính và dB đối với các băng thông đo đạc khác nhau. Tốc độ người

Hình 3.19 Hiệu năng chuyển giao dựa trên đo đạc RSS và CIR dùng các bộ lọc tuyến tính và dB đối với các băng thông đo đạc khác nhau. Tốc độ người

dùng là 120kmph, Hm=2dB, Tm=150ms và Tu=300ms [8]

Ở tốc độ thấp 3kmph, bằng cách tăng băng thông đo đường xuống từ 1,25-5MHz sẽ giảm khoảng 30% số lượng chuyển giao trung bình được thể hiện trong hình 3.18. Điều này là do sự cải thiện bộ lọc L1 (trung bình miền tần số) ở băng thông cao hơn. Trong khi ở tốc độ cao từ 120kmph có sự thay đổi không đáng kể về số lần chuyển giao bằng cách tăng băng thông đo đường xuống như trong hình 3.19.

Hình 3.20 cho thấy tác động của chuyển giao dựa trên đo đạc RSS và CIR sử dụng bộ lọc L3 tuyến tính và dB cho tốc độ người dùng là 3kmph và Tu=3000ms. Nó cho thấy rằng độ lợi về giảm số lượng của chuyển giao do việc sử dụng băng thông đo lớn hơn tại 3kmph cũng có thể đạt được bằng cách tăng chu kì lọc L3 so với hình 3.18. Điều này là do các mẫu log-normal

shadowing không tương quan lớn ở tốc độ cao và do đó yêu cầu chu kì lọc ngắn hơn so với người dùng ở tốc độ thấp cần chu kì lọc lớn hơn. Đối với chu kì lọc lớn hơn (3000ms) số lượng chuyển giao giảm một nửa trong khi tỉ số CIR đường xuống giảm khoảng 2dB. Do đó một chu kì lọc phù hợp tùy thuộc vào tốc độ người dùng, độ lợi do sử dụng băng thông đo lường lớn hơn có thể ảnh hưởng không đáng kể đến tỉ số CIR đường xuống.

Hình 3.20 Hiệu năng chuyển giao dựa trên đo đạc RSS và CIR dùng các bộ lọc tuyến tính và dB đối với các băng thông đo đạc khác nhau. Tốc độ người

dùng là 120kmph, Hm=2dB, Tm=150ms và Tu=3000ms [8]

Đối với chuyển giao dựa trên CIR, ở tốc độ người dùng 3kmph dùng bộ lọc tuyến tính và dB có hiệu suất gần như nhau, thể hiện trong hình 3.18. Trong khi đối với chuyển giao dựa trên RSS, ở tốc độ người dùng 3kmph và băng thông đo 1,25Mhz, bộ lọc tuyến tính làm giảm một lượng nhỏ số lần

chuyển giao đối với thay đổi không đáng kể của tỉ số CIR đường xuống. Lợi ích của việc sử dụng bộ lọc tuyến tính rõ ràng hơn ở tốc độ người dùng là 120kmph về giảm số lượng chuyển giao và đánh đổi nhỏ về tỉ số CIR đường xuống, thể hiện ở hình 3.19.

Hình 3.21 Chuyển giao dựa trên đo đạc RSS và CIR đối với tốc độ người dùng băng thông đo đạc 1,25MHz với Hm=2dB và Tu=300ms [8]

Hình 3.21 thể hiện số lượng chuyển giao đối với chuyển giao dựa trên đo đạc RSS và CIR sử dụng bộ lọc tuyến tính và dB đối với tốc độ người dùng khác nhau. Đáng chú ý là cả bộ lọc L3 tuyến tính và dB đều có hiệu năng tương đối giống nhau về số lượng chuyển giao và hiệu năng của bộ lọc tuyến tính tốt hơn về mặt giảm số lượng chuyển giao ở tốc độ người dùng cao.

Hình 3.22 thể hiện tác động của các biên chuyển giao khác nhau với bộ lọc L3 tuyến tính và dB đối với chuyển giao dựa trên đo đạc RSS và CIR. Đáng chú ý là bộ lọc L3 tuyến tính và dB không có sự khác nhau đang kể ở hiệu năng về giảm số lượng chuyển giao ở các biên chuyển giao khác nhau.

Do vậy, sự khác nhau về hiệu năng trong hai loại bộ lọc L3 được dùng chỉ phụ thuộc vào tốc độ UE và không nhạy cảm với biên chuyển giao [8].

Hình 3.22 Chuyển giao dựa trên đo đạc RSS và CIR đối với biên chuyển giao (handover margin) đối với tốc độ người dùng khác nhau ở băng thông đo đạc

1,25MHz với Hm=2dB và Tu=300ms [8]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chuyển giáo trong mạng thông tin di động LTE luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 61 - 67)