Phương pháp và kết quả phẫu thuật lác

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị hội chứng xơ cơ vận nhãn bẩm sinh (Trang 57 - 59)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.1. Phương pháp và kết quả phẫu thuật lác

Trên những bệnh nhân mắc hội chứng xơ hóa cơ vận nhãn thì kiểu hình hoặc phân loại kiểu gen không quyết định phương pháp phẫu thuật lác. Nguyên nhân chính gây lác ở CFEOM là do các cơ vận nhãn bị xơ hóa nên việc tiến hành test kéo cơ cưỡng bức (FDT) là yếu tố quyết định chính của chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị [72]. Việc điều trị lác trong những trường hợp này cũng không tuân theo quy luật định lượng của phẫu thuật lác.

Trong trường hợp xơ cứng toàn bộ thì nhãn cầu vẫn còn gần như cố định ở vị trí của nó ngay cả khi các cơ đã xơ hóa chỉ còn lớp xơ. Quá trình phẫu tách các cơ có FDT dương tính cho thấy rằng các liên kết quỹ đạo của các mô xung quanh cũng bị giảm hoặc mất sự đàn hồi.

Bên cạnh một số yếu tố ảnh hưởng đến phẫu thuật như mức độ và tình trạng tê liệt và xơ hóa các cơ vận nhãn thì góc lác lớn hay sự di chuyển các cơ vận nhãn không tuân theo quy luật vận nhãn do sự phân bố lệch lạc thần kinh, đòi hỏi phải phẫu thuật trên nhiều cơ thẳng lại tiềm ẩn nguy cơ thiếu máu cục bộ bán phần trước.

Tất cả các trường hợp CFEOM thì phương pháp lùi cơ được lựa chọn đầu tiên làm giảm sự căng cơ do xơ hóa, do mất chức năng đàn hồi của cơ.

Do mức độ xơ hóa các cơ là khác nhau và rất khó tiên lượng nên phương pháp lùi cơ có vòng quai là một giải pháp tối ưu. Theo tác giả Tawfik H.A và cs.,2013[66] đã đưa ra chứng minh nên lùi cơ thẳng dưới tối đa 12mm bằng phương pháp cơ có vòng quai.

Chúng tôi tiến hành lùi cơ thẳng dưới trên 21 BN (63,6%), lùi cơ thẳng dưới kết hợp với 1 cơ thẳng ngang ở 9 BN (27,3%). Lùi và rút cơ thẳng ngang do BN chỉ có lác ngang đơn thuần ở 3BN (9,1%). Kết quả này tương đồng với tác giả E. Cumhur, 2014 [67] với 66,7% bệnh nhân được lùi cơ thẳng dưới.

Bảng 3.12, phẫu thuật 29 BN có hạn chế đưa mắt lên trên, độ lác đứng được cải thiện tốt sau phẫu thuật cụ thể là đạt kết quả tốt 72,4%, đạt kết quả trung bình 20,7% và 6,9% có kết quả kém. Phẫu thuật cho 14 BN có hạn chế đưa mắt lên trên và hạn chế ra ngoài hoặc vào trong, độ lác ngang sau mổ cho kết quả tốt và trung bình đạt được 37,5%, kết quả kém còn tới 28,4%. Lí do

là các cơ vận nhãn bị xơ cứng ở nhiều mức độ khác nhau, và thường xơ hóa độ III, độ IV khi có kèm theo hạn chế vận nhãn ngang.

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị hội chứng xơ cơ vận nhãn bẩm sinh (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w