Các tiêu chí đánh giá Đặc điểm bệnh nhân

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị hội chứng xơ cơ vận nhãn bẩm sinh (Trang 28 - 31)

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.5. Các tiêu chí đánh giá Đặc điểm bệnh nhân

Đặc điểm bệnh nhân

- Tuổi: chia thành các nhóm tuổi sau: ≤ 2 tuổi, từ 2- 6 tuổi, > 6 tuổi. - Giới: nam/ nữ

- Tiền sử gia đình: có/ không.

- Thị lực dựa theo phân loại của tổ chức Y tế Thế giới chia ra các mức độ: + Thị lực 20/25 – 20/20

+ Thị lực 20/50- 20/30 + Thị lực 20/60 - 20/160 + Thị lực ≤ 20/200

- Phân loại tật khúc xạ: cận thị, viễn thị, chính thị và loạn thị (hai trục chênh nhau ≥ 1D)

- Mức độ nhược thị: chia 4 mức độ dựa vào kết quả thị lực đã chỉnh kính: + Không nhược thị: thị lực 20/25 – 20/20

+ Nhược thị nhẹ: thị lực 20/50- 20/30

+ Nhược thị trung bình: thị lực 20/60 - 20/160 + Nhược thị nặng: thị lực ≤ 20/200

- Hình thái lâm sàng có 3 loại dựa vào đặc điểm lâm sàng [37]:

+ Hình thái 1 (CFEOM1): sụp mi bẩm sinh và hai mắt cố định ở tư thế nhìn xuống, hạn chế vận nhãn lên trên.

+ Hình thái 2 (CFEOM2): sụp mi bẩm sinh, lác ngoài với độ lác lớn kèm theo hạn chế đưa mắt lên trên hoặc xuống dưới.

+ Hình thái 3 (CFEOM3): rối loạn động tác đưa mắt lên trên, xuống dưới hơn là liếc ngang, không kèm theo sụp mi

- Mức độ hạn chế vận nhãn theo 4 mức độ: 0 (vận nhãn bình thường) đến -4 (khi mắt không đưa qua được đường giữa)

- Tư thế lệch đầu – cổ : lệch đầu, ngửa cằm. - Mức độ sụp mi chia theo 3 mức độ [69]:

+ Độ 1: MRD1 2 – 3 mm + Độ 2: MRD1 từ 2 -1 mm + Độ 3: MRD1 < 0mm

- Mức độ cơ nâng mi trên H = h1 – h2, theo 3 mức độ: + Mức độ tốt: H ≥ 8mm

+ Mức độ trung bình: H 5 - 7 mm + Mức độ yếu kém: H ≤ 4mm - Các biểu hiện khác tại mắt và toàn thân.

Phương pháp phẫu thuật

Test kéo cơ dương tính là tiêu chuẩn duy nhất để chẩn đoán bệnh cũng như cơ bị tổn thương và chỉ định điều trị phẫu thuật chủ yếu là lùi cơ bị xơ.

- Xác định số lượng và mức độ cơ bị tổn thương xơ hóa. - Số cơ vận nhãn được can thiệp phẫu thuật: một cơ, hai cơ. - Số mắt được phẫu thuật sụp mi: một mắt, hai mắt

- Phương pháp phẫu thuật lác: lùi một cơ, lùi hai cơ, lùi một cơ và rút một cơ.

- Phương pháp phẫu thuật sụp mi: treo cơ trán.

Đánh giá kết quả phẫu thuật

- Tư thế đầu cổ của bệnh nhân:

+ Tốt: hết tư thế ngửa cằm, hết lệch đầu

+ Trung bình: tư thế ngửa cằm cải thiện ít, lệch đầu có cải thiện nhưng còn < 15 độ

+ Kém: tư thế ngửa cằm và lệch đầu không cải thiện sau mổ, độ lệch đầu – cổ còn > 15 độ

- Đánh giá kết quả độ lác đứng sau phẫu thuật: + Tốt: độ lác đứng ≤ 5 điốp lăng kính (PD) + Trung bình: 5PD < độ lác đứng <10PD + Kém: độ lác đứng > 10PD,

- Đánh giá kết quả độ lác ngang sau phẫu thuật + Tốt: độ lác ngang ≤ 10PD

+ Trung bình: 10PD < độ lác ngang ≤ 20 PD + Kém: độ lác ngang >20 PD

- Đánh giá tình trạng hạn chế vận nhãn theo các mức độ từ 0 (vận nhãn bình thường) đến -4 (không đưa qua đường giữa).

- Đánh giá kết quả phẫu thuật sụp mi: + Tốt: hết sụp mi hoặc sụp mi độ I + Trung bình: sụp mi độ II

+ Kém: độ sụp mi không cải thiện - Ghi nhận biến chứng phẫu thuật:

+ Biến cố trong phẫu thuật: chảy máu, tuột cơ.

+ Biến chứng vết mổ: u hạt kết mạc, kích ứng chỉ treo + Biến chứng sau phẫu thuật: chỉnh non, quá chỉnh.

- Kết quả chung của phẫu thuật dựa vào độ lác đứng và ngang, tư thế lệch đầu, sụp mi.

+ Tốt: độ lác đứng ≤ 5PD, độ lác ngang ≤ 10PD, tư thế lệch đầu cải thiện, sụp mi hết hoặc còn độ I.

+ Trung bình: 5PD < độ lác đứng < 10PD, độ lác ngang >10PD, sụp mi độ II, tư thế lệch đầu có cải thiện nhưng còn < 15độ. + Kém: độ lác đứng >10PD, độ lác ngang >20PD và tư thế lệch

đầu cổ không cải thiện hoặc còn > 15độ.

Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị:

Phân tích các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị: tuổi, giới, hình thái lâm sàng, độ lác, độ sụp mi trước điều trị và mức độ nhược thị.

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị hội chứng xơ cơ vận nhãn bẩm sinh (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w