Phân loại ASA và điểm Apfel

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giảm đau và dự phòng buồn nôn sau phẫu thuật tuyến giáp dưới gây tê vùng bằng PCA tĩnh mạch fentanyl kết hợp ondansetron (Trang 54 - 55)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1.3.Phân loại ASA và điểm Apfel

Phân loại ASA trong nghiên cứu này chủ yếu là ASA I, cụ thể ASA I ở nhóm 1 và nhóm 2 tương ứng là 85% và 71,5% khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 (bảng 3.4.).Chúng tôi không chọn bệnh nhân có ASA III, IV đưa vào nghiên cứu vì tình trạng nặng nề của bệnh lý kết hợp,có thể là chống chỉ định đối với phẫu thuật tuyến giáp dưới gây tê đám rối thần kinh cổ và các bệnh nhân có ASA III, IV có thể bắt gặp những tác dụng không mong muốn nguy hiểm như ức chế hô hấp, tuần hoàn, tâm thần kinh khi sử dụng thuốc opioid để điều trị đau cho bệnh nhân.

Y. E. Moon và cộng sự (2012) nghiên cứu giảm đau và chống nôn sau phẫu thuật bướu giáp dưới gây mê nội khí quản bằng PCA tĩnh mạch fentanyl

55

có tỷ lệ bệnh nhân ASA I/II là 38/12 [48]. M.Gehling và cộng sự (2010) sử dụng PCA tĩnh mạch piritramid, một loại thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid, để giảm đau sau phẫu thuật bướu giáp dưới gây mê nội khí quản có tỷ lệ bệnh nhân ASA I là 28,1%; ASA II là 65,6% và ASA III là 6,3% [39].

Kết quả bảng 3.11 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có điểm Apfel 4 ở nhóm PCA (75%) cao hơn nhóm chứng (0%) và ngược lại tỷ lệ bệnh nhân có điểm Apfel 2 ở nhóm PCA (5%) thấp hơn hơn nhóm chứng (50%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Theo Apfel (2003), nữ giới và sử dụng opioid sau mổ được xem là các yếu tố nguy cơ buồn nôn và nôn sau phẫu thuật [17]. Trong nghiên cứu này ở nhóm PCA tỷ lệ nữ chiếm 95% và giảm đau sau mổ sử dụng fentanyl là một thuốc giảm đau nhóm opioid nên kết quả bảng 3.11 là phù hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giảm đau và dự phòng buồn nôn sau phẫu thuật tuyến giáp dưới gây tê vùng bằng PCA tĩnh mạch fentanyl kết hợp ondansetron (Trang 54 - 55)