- hCG: Là một gonadotropin do rau thai tiết ra có tác dụng tương tự như
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ 1/ 2013 đến 3/2014 tại BVPSTƯ có 120 bệnh nhân QKBT điều trị nội trú đủ điều kiện tham gia nghiên cứu. Một số đặc điểm của nhóm nghiên cứu như sau:
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Tuổi < 35 101 84,17 ≥ 35 19 15,83 BMI < 18,5 16 13,3 18,5-22,9 90 75 ≥ 23 14 11,7
Thời gian vô sinh < 5 năm 71 59,2
≥ 5 năm 49 40,8
Loại vô sinh Vô sinh I 54 45
Vô sinh II 66 55 Tiền sử KTBT Có 72 60 Không 48 40 Hội chứng BTĐN Có 36 30 Không 84 70 Nhận xét:
- Tuổi trung bình của nhóm QKBT là 29,9± 4,6 tuổi. Bệnh nhân ít tuổi nhất là 21tuổi, nhiều tuổi nhất là 41 tuổi.
- Thời gian vô sinh trung bình của nhóm QKBT là 4,3± 2,5 năm, ít nhất là 1 năm, dài nhất là 12 năm. Vô sinh < 5 năm chiếm là 71 trường hợp,
chiếm 59,16%.
- Vô sinh nguyên phát chiếm 54 trường hợp (45%), vô sinh thứ phát chiếm 66 trường hợp (55%).
- Trong nhóm nghiên cứu có 72 trường hợp có tiền sử KTBT, chiếm 60%. - Hội chứng buồng trứng đa nang gặp ở 36 trường hợp, chiếm 30%.
Biểu đồ 3.1. Phân loại QKBT (theo Golan) Nhận xét:
Có 56 bệnh nhân QKBT nặng (46,7%), 61 bệnh nhân QKBT thể trung bình (50,8%) và 3 bệnh nhân QKBT thể nhẹ (2,5%).
Biểu đồ 3.2. Phân loại QKBT theo thời gian xuất hiện bệnh Nhận xét:
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 2 bệnh nhân xuất hiện QKBT trước khi tiêm hCG gây trưởng thành noãn. Bệnh nhân QKBT muộn có 26 trường hợp (21,7 %), QKBT sớm 94 bệnh nhân, chiếm 78,3%.
Biểu đồ 3.3. Tình trạng chuyển phôi Nhận xét:
Trong nhóm QKBT có 58 trường hợp chuyển phôi chiếm 48,33%, 62 trường hợp đông phôi toàn bộ.