Các biến số nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ và xử trí quá kích buồng trứng ởcác bệnh nhân IVF tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Trang 26 - 30)

- hCG: Là một gonadotropin do rau thai tiết ra có tác dụng tương tự như

2.2.4. Các biến số nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu

- Tuổi: Tính bằng hiệu số giữa năm thực hiện kích thích buồng trứng và năm sinh theo dương lịch.

- Cân nặng (tính bằng kg): Đo vào ngày bắt đầu chu kỳ IVF - Chiều cao (cm): Đo vào ngày bắt đầu chu kỳ IVF

BMI = Cân nặng (kg) Chiều cao2 (m)

Phân loại BMI theo tổ chức Y tế thế giới dành cho người Châu Á (BMI < 18: gầy; 18-22,9: Bình thường; ≥ 23: Thừa cân và béo phì).

- Thời gian vô sinh (năm)

- Tiền sử quá kích buồng trứng: được ghi nhận trong hồ sơ vô sinh. - Số nang thứ cấp (AFC): Đếm vào ngày 3 chu kỳ kinh.

- Xét nghiệm nội tiết ngày 2 vòng kinh: E2, FSH, LH, Prolactin, AMH. - Tỷ lệ LH/ FSH.

- BTĐN: Chẩn đoán BTĐN (dựa vào tiêu chuẩn Rotterdam Consensus 2004). Chẩn đoán BTĐN khi bệnh nhân có 2 trong 3 tiêu chuẩn sau:

+ Rối loạn phóng noãn hay không phóng noãn

+ Cường androgen được chẩn đoán bằng các dấu hiệu lâm sàng và/hay cận lâm sàng.

+ Hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm. - Nồng độ E2 ngày 7 tiêm FSH.

- Số nang > 10 mm ngày 8 tiêm FSH. - Nồng độ E2 ngày tiêm hCG.

- Số nang noãn > 14 mm ngày hCG.

* Phác đồ ngắn Hình 1.4. Sơ đồ phác đồ ngắn * Phác đồ dài. Hình 1.5. Phác đồ dài * Phác đồ GnRHantagonist Hình 1.6. Sơ đồ phác đồ GnRHant

- Liều FSH sử dụng để KTBT + Liều khởi đầu + Tổng liều

- Loại FSH : + uFSH (HMG): Menopur

+ rFSH : Puregon, Gonal-F, Follitrop. - Tiêm hCG làm trưởng thành noãn: Pregnyl , Ovitrell - Số lượng noãn chọc hút được.

- Chuyển phôi: Có chuyển phôi hay không, số lượng phôi chuyển.

- Thời điểm xuất hiện QKBT so với mốc ngày tiêm hCG: trước tiêm, sau tiêm, sau chọc hút noãn, sau chuyển phôi.

- Dấu hiệu tràn dịch các màng: màng bụng, màng phổi, màng tim: Chẩn đoán qua siêu âm.

- Loại QKBT: Nhẹ, vừa, nặng (Theo chẩn đoán và phân loại của Golan) - QKBT sớm: QKBT xảy ra trước chuyển phôi hoặc sau chuyển phôi dưới 10 ngày

- QKBT muộn: QKBT xảy ra sau chuyển phôi ≥ 10 ngày.

- Phương pháp điều trị QKBT: Nội khoa, chọc dò dịch, ngoại khoa. - Tình trạng bệnh nhân sau điều trị:

+ Khỏi bệnh: Khi hết các triệu chứng lâm sàng, các xét nghiệm trở về bình thường

+ Bệnh thuyên giảm: Bệnh nhân chưa hết hẳn các triệu chứng lâm sàng, các xét nghiệm trở về giới hạn cho phép, bệnh nhân ổn định được ra viện.

+ Có biến chứng: Xoắn buồng trứng, xuất huyết trong nang, vỡ buồng trứng, có biến chứng gan thận, tắc mạch

+ Tử vong.

- Tình trạng thai sau điều trị QKBT: Theo dõi đến thai 12 tuần.

+ Không chuyển phôi: Phải hoãn chuyển phôi vào chu kỳ sau hoặc chất lượng phôi kém.

+ Không có thai.

+ Thai phát triển: Thai sống ≥ 12 tuần

+ Sảy thai, thai chết lưu, chửa ngoài tử cung - Số ngày nằm viện: ngày

- Lượng Albumin truyền: chai - Lượng HES truyền: chai

- Lượng dung dịch điện giải truyền: chai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ và xử trí quá kích buồng trứng ởcác bệnh nhân IVF tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w