Triệu chứng cơ năng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh nội soi phế quản của lao nội phế quản (Trang 31 - 32)

Trong nghiên cứu của chúng tôi, triệu chứng ho khạc đờm gặp nhiều nhất với 38,9% số bệnh nhân nghiên cứu (biểu đồ 3.3).

Triệu chứng sốt gặp ở 31,1% các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu. Tính chất sốt thường là sốt nhẹ, âm ỉ, kéo dài phù hợp với những mô tả trong y văn về triệu chứng toàn trạng của bệnh lao [1].

Khó thở cũng là một triệu chứng thường gặp trong LNPQ. Nghiên cứu của chúng tôi có 22/90 bệnh nhân có khó thở (24,4%). Khó thở có thể do tổn thương trong lòng khí phế quản gây chít hẹp đường dẫn khí, nặng hơn có thể gây bít tắc hoàn toàn dẫn tới xẹp phổi, cũng có thể do hạch to đè ép gây hẹp, bít lòng khí phế quản, hoặc do tràn dịch màng phổi kèm theo.

Triệu chứng ho máu, gầy sút cân gặp với tỉ lệ thấp.

Các triệu chứng cơ năng trên không đặc hiệu cho lao nội phế quản. Chính vì vậy các bệnh nhân thường bị chẩn đoán nhầm là viêm phổi hay u phổi nguyên phát.

Kết quả của chúng tôi cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác:

Theo thống kê của Nguyễn Đình Duy năm 2005, các triệu chứng lâm sàng thường gặp theo thứ tự là ho khan, khó thở và đau ngực [14].

Theo Nguyễn Chi Lăng năm 1998: ho khan (43,8%). Ngoài ra còn một số triệu chứng khác như đau ngực, mệt mỏi sút cân, ho máu, sốt và khó thở [13].

Theo Jung Hee Lee và cộng sự năm 1992: ho khan 58,5%, đau ngực 20,8%, ho đờm 18,9%, khó thở 17,0%, ho ra máu 17,0% và sốt 9,4% [38].

Theo Jin và cộng sự năm 2009: ho khan 72,7%, ho đờm 11,1%, ho máu 34,7%, sốt 25%, đau ngực 13%, các triệu chứng khác: mệt mỏi, gầy sút gặp với tỉ lệ thấp 5,1% [17].

Tóm lại, 93,3% bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi vào viện có triệu chứng cơ năng trong đó ho khạc đờm, đau ngực, ho khan và khó thở là những triệu chứng thường gặp nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh nội soi phế quản của lao nội phế quản (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w