Phát hiện vi khuẩn lao bằng phương pháp nhuộm soi trực tiếp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh nội soi phế quản của lao nội phế quản (Trang 36 - 37)

Nghiên cứu của chúng tôi có 72 bệnh nhân được xét nghiệm AFB đờm trước khi soi phế quản, trong đó 10 bệnh nhân (13,9%) có kết quả dương tính.

Tỉ lệ này khá thấp tuy nhiên nó phù hợp với kết quả tổn thương lao trong lòng phế quản. Ở bệnh nhân LNPQ việc khạc đờm trở nên khó khăn vì tắc nghẽn phế quản do phù nề niêm mạc gây chít hẹp lỗ phế quản, do giả mạc hoặc tổ chức hạt sần sùi gây bít tắc lòng phế quản. Do đó, vi khuẩn lao không bài xuất ra ngoài theo đờm nên xét nghiệm AFB đờm thường âm tính. Lí do thứ hai là tại trung tâm Hô hấp, bệnh nhân thường có ít nhất 1 mẫu AFB đờm âm tính trước khi được nội soi phế quản.

AFB dịch phế quản được tiến hành xét nghiệm ở 86 bệnh nhân, tỉ lệ dương tính là 27,9% (24/86 bệnh nhân), lớn hơn so với tỉ lệ AFB đờm dương tính (Biểu đồ 3.8).

Kết quả trên tương tự nghiên cứu năm 1986 của Lam và cộng sự, 3/20 bệnh nhân có kết quả AFB đờm dương tính [11].

Kết quả của chúng tôi là phù hợp với nhận xét của tác giả Jung Hee Lee năm 1992: tỉ lệ AFB đờm dương tính ở bệnh nhân LNPQ thấp hơn so với tỉ lệ AFB dịch phế quản dương tính [38].

Như vậy có thể thấy rằng soi phế quản rất quan trọng, là tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán LNPQ dựa vào kết quả sinh thiết phế quản làm xét nghiệm mô bệnh học cho việc chẩn đoán LNPQ. Phương pháp không chỉ cho phép trực tiếp quan sát tổn thương mà còn cho tỉ lệ tìm thấy bằng chứng của lao cao hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh nội soi phế quản của lao nội phế quản (Trang 36 - 37)