Giá trị của NSPQ và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh nội soi phế quản của lao nội phế quản (Trang 40 - 41)

Trong nghiên cứu, 5 bệnh nhân có phim chụp X – quang phổi chuẩn bình thường. 4 trong số 5 bệnh nhân này qua phim chụp CLVT phát hiện thấy có tổn thương tại phổi dạng đông đặc nhu mô.

Kết quả nêu trên phù hợp với kết quả của chúng tôi ghi nhận được về khả năng vượt trội của kĩ thuật chụp CLVT so với X – quang phổi chuẩn về việc phát hiện các tổn thương đông đặc nhu mô.

Chúng tôi ghi nhận được 1 trường hợp có phim chụp CLVT bình thường và không chụp X – quang phổi chuẩn. NSPQ, sinh thiết tại tổn thương cho kết quả là lao.

Trường hợp không có tổn thương trên phim chụp X – quang phổi chuẩn là ít gặp (10,2%). Kết quả của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Jung Hee Lee năm 1992 với tỉ lệ bệnh nhân LNPQ có X – quang phổi bình thường là 8,3% (10/121 trường hợp) [38].

Theo nghiên cứu của Mohammad năm 2002 cho kết quả: 7,7% trường hợp LNPQ không phát hiện thấy hình ảnh tổn thương trên X – quang phổi chuẩn [23].

Nghiên cứu của Zhang Junhe và cộng sự vào năm 2005 cho kết quả: 45,7% có X – quang phổi và phim chụp CLVT bình thường, chỉ chẩn đoán xác định LNPQ thông qua NSPQ kết hợp sinh thiết tại tổn thương [45].

Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy được vai trò quan trọng của nội soi phế quản kết hợp sinh thiết trong chẩn đoán xác định LNPQ. Hình ảnh X – quang phổi chuẩn, chụp CLVT ngực bình thường không cho phép loại trừ chẩn đoán LNPQ. Trong những trường hợp này nội soi phế quản giúp chúng ta có thể trực tiếp quan sát hình thái của lòng khí phế quản, tìm kiếm đánh giá các tổn thương, tránh bỏ sót chẩn đoán ở những bệnh nhân có các kết quả chẩn đoán hình ảnh khác là bình thường. Đặc biệt là những trường hợp có kèm cả các xét nghiệm vi sinh học về lao âm tính.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh nội soi phế quản của lao nội phế quản (Trang 40 - 41)