0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Tăng cƣờng các nguồn lực phát triển cây keo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN CÂY KEO Ở HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 89 -95 )

6. Tổng quan nghiên cứu đề ti

3.2.2. Tăng cƣờng các nguồn lực phát triển cây keo

Muốn phát triển về sản lƣợng và diện tích cây keo đều đòi hỏi tăng cƣờng nguồn lực nhất l trong điều kiện mỗi nguồn lực đều có hạn. Ngoài

thực hiện tốt chính sách đất đai còn cần tập trung v o huy động nguồn vốn, lao động và công nghệ.

a. Thực hiện tốt chính sách đất đai

- Tăng cƣờng quản lý Nh nƣớc về đất đai theo luật để kiểm soát các biến động về đất đai. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đƣợc tạo điều kiện thuận lợi để thuê đất trồng keo cũng nhƣ xây dựng cơ sở chế biến.

- Những vùng đất canh tác keo chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cần tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài theo đúng quy định hiện h nh cho ngƣời dân trong vùng quy hoạch để tạo điều kiện cho ngƣời dân trong việc vay vốn ngân h ng đầu tƣ sản xuất và tạo điều kiện cho nông dân yên tâm đầu tƣ phát triển sản xuất.

- Các tổ chức, cá nhân không phải nông dân có quyền đƣợc thuê đất để tổ chức sản xuất nông - lâm nghiệp. Thời hạn và diện tích đƣợc thuê đất tùy thuộc vào vị trí, mục đích v quy mô sử dụng đất.

Chính sách đất đai phải gắn liền với công tác quản lý quy hoạch và cải cách thủ tục hành chính thì mới hiệu quả. Quy hoạch l cơ sở cho quy hoạch và chính sách sử dụng đất. Còn thủ tục h nh chính đơn giản rõ ràng sẽ giúp cho tạo điều kiện cho nguồn lực này dễ dịch chuyển phân bổ hợp lý để phát triển sản xuất cây keo.

Mặt khác cần tăng cƣờng cán bộ và nâng cao trình độ cho cán bộ địa chính cấp cơ sở đặc biệt là cấp xã trong quản lý địa chính. Xã phải có hồ sơ địa chính của từng chủ trang trại và phản ánh kịp thời sự biến động của các quan hệ đất đai. Ngo i ra cũng cần tăng cƣờng đ o tạo và bồi dƣỡng cán bộ địa chính cho các xã.

b. Đẩy mạnh thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

* Thu hút vốn: Tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ theo hƣớng khai thác hợp lý đi đôi với phát triển nguồn lực nội tại, tích cực thu hút các nguồn lực bên ngo i để phát triển kinh tế một cách bền vững.

Trong điều kiện nguồn lực nội tại còn thiếu và yếu, cần xác định tiết kiệm sẽ tạo nên nguồn lực quan trọng để tăng cƣờng. Cần khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tăng cƣờng thực hành tiết kiệm, tích lũy vốn nhằm tăng nhanh nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển.

Đa dạng hóa hình thức huy động vốn từ các tầng lớp dân cƣ, các th nh phần kinh tế kết hợp với phát huy sức mạnh tổng hợp của các công cụ tài chính-tiền tệ. Động viên, huy động rộng rãi các nguồn lực tài chính vào các lĩnh vực Nh nƣớc có chủ trƣơng xã hội hóa.

Tiếp tục hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ, đảm bảo thông thoáng, cởi mở, minh bạch và ổn định, nhất quán trong các biện pháp ƣu đãi v cơ chế hỗ trợ mạnh mẽ cho nhiều doanh nghiệp tƣ nhân hình th nh v phát triển. Các doanh nghiệp trồng và chế biến keo thuộc mọi thành phần kinh tế đƣợc ƣu tiên vay vốn từ các nguồn tín dụng ƣu đãi của Nh nƣớc để trồng, cũng nhƣ đầu tƣ trang bị v đổi mới công nghệ thiết bị, đƣợc vay vốn từ các chƣơng trình hỗ trợ phát triển cây trồng, vật nuôi, trồng rừng và từ các nguồn vốn ƣu đãi khác để sản xuất nguyên liệu.

Tích cực thu hút nguồn vốn đầu tƣ cho sản xuất kinh doanh từ bên ngoài bằng nhiều biện pháp thiết thực và hiệu quả nhƣ: (1) Đẩy mạnh công tác quảng bá, kêu gọi, xúc tiến đầu tƣ thông qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, internet, các hội thảo, đối thoại, tọa đ m,… (2) Xây dựng và chủ động đề xuất cấp có thẩm quyền ban h nh các cơ chế ƣu đãi, vƣợt trội để thu hút đầu tƣ; (3) Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là giao thông, cấp điện, cấp thoát nƣớc, các cụm công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ, các khu đô

thị mới; (4) Phát triển nguồn nhân lực và thị trƣờng lao động tại địa phƣơng để tạo thuận lợi cho các nh đầu tƣ.

Khẩn trƣơng lập dự án và tích cực đề xuất Trung ƣơng, Tỉnh hỗ trợ đầu tƣ các chƣơng trình mục tiêu, các dự án động lực của huyện. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút, triển khai các dự án sử dụng các nguồn vốn ODA, NGO,…

* Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:

Để nguồn vốn đầu tƣ có hiệu quả cần chú trọng ở khâu quyết định đầu tƣ (đối với đầu tƣ công) v chấp thuận đầu tƣ (đối với đầu tƣ ngo i ngân sách Nh nƣớc). Quyết định hay chấp thuận đầu tƣ cần phải căn cứ vào quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Bắc Trà My, có tầm nhìn dài hạn, có đầy đủ các căn cứ kinh tế, xã hội, môi trƣờng, theo hƣớng tăng cƣờng sự gắn kết, tƣơng tác, hỗ trợ phát triển của các ngành, các địa phƣơng trong huyện.

Chỉ chấp thuận đầu tƣ v o các dự án có hiệu quả và tính khả thi cao, đảm bảo nguồn vốn để hoàn thành dự án, phù hợp thực tế v định hƣớng phát triển tại địa phƣơng, đảm bảo đƣợc nguồn nguyên liệu và khả năng tiêu thụ sản phẩm, góp phần tạo việc l m, nâng cao đời sống ngƣời dân, xử lý tốt các vấn đề môi trƣờng.

Cần cải tiến cơ chế cấp vốn hỗ trợ, khắc phục tình trạng cấp vốn chậm trễ, đơn giản hóa thủ tục cấp vốn cũng nhƣ các thủ tục thanh toán bởi đối tƣợng đƣợc cấp vốn đa số là các hộ gia đình nên trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng trong vấn đề tiếp nhận và thực hiện các thủ tục theo qui định còn rất nhiều hạn chế. Có thực hiện đƣợc nhƣ vậy thì các hộ gia đình sẽ sẵn sàng nhận đất, nhận rừng để trồng cây keo và góp phần vào sự phát triển cây keo trên địa bàn huyện đƣợc mở rộng về quy mô diện tích và nâng cao hiệu quả

kinh tế xã hội, cải thiện môi trƣờng sinh thái, đẩy mạnh công tác xây dựng nông thôn mới.

c. Tăng cường lao động có chất lượng

Về nguồn lao động để phát triển cây keo trên địa bàn huyện thì không đáng lo ngại nhƣng chính quyền địa phƣơng v các cơ quan hữu quan cần thiết phải quan tâm đến những vấn đề sau:

- Thƣờng xuyên đ o tạo, bồi dƣỡng về kỹ thuật cho đội ngũ lao động địa phƣơng nhằm phát huy tinh thần lao động cần cù, phát huy kinh nghiệm trong trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng.

- Cần sử dụng khai thác tốt chƣơng trình đ o tạo nghề cho lao động nông thôn và thanh niên. Nên sử dụng quỹ đ o tạo n y đặt h ng cho các cơ sở đ o tạo nghề và cung cấp cho các địa chỉ là các doanh nghiệp và tổ chức sản xuất keo.

- Tăng cƣờng kinh phí và nhân lực cho công tác đ o tạo, nhằm nhanh chóng nâng cao dân trí, nhất là khu vực đồng bào dân tộc, tăng tỷ lệ lao động có nghề, có kỹ thuật, nâng cao trình độ cho cán bộ ở địa phƣơng, nhất là ở cấp huyện và xã. Hình thức sản xuất chính là nuôi trồng, kết hợp với khai thác để tạo ra sản lƣợng ngày càng lớn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong huyện.

- Xây dựng, đ o tạo và sử dụng có hiệu quả mạng lƣới khuyến nông khuyến lâm đến từng xã, mạng lƣới kỹ thuật viên đến từng thôn bản để tạo điều kiện đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ, hỗ trợ nông dân vƣơn lên trong sản xuất.

- Tăng cƣờng công tác tập huấn phổ biến những tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng các điểm nhân giống và chuyên môn hóa sản xuất giống phù hợp với quy mô phát triển sản xuất. Tăng cƣờng công tác kiểm định giống để hạn chế tối đa các loại giống kém phẩm chất lƣu thông trên thị trƣờng.

d. Tăng cường phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ

Khoa học - công nghệ là một nhân tố hết sức quan trọng và không thể thiếu đƣợc trong phát triển sản xuất. Yếu tố cơ bản nhất để tăng năng suất lao động là cải tiến kỹ thuật, áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Vì vậy, phải tăng cƣờng phát triển khoa học - công nghệ trong việc thúc đẩy nhanh và bền vững quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

- Ƣu tiên cho các đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao, nhằm hoàn thiện kịp thời quy trình sản xuất theo công nghệ cao của từng đối tƣợng sản xuất (khu công nghệ cao, các hộ ứng dụng công nghệ cao). Hỗ trợ các trang trại, các doanh nghiệp làm dịch vụ cung cấp giống keo.

- Đẩy mạnh công tác ứng dụng khoa học công nghệ về giống có năng suất chất lƣợng phù hợp với từng mô hình sản xuất v điều kiện cụ thể của từng tiểu vùng. Trong đó đặc biệt chú trọng ứng dụng các giống có chất lƣợng cao, có khả năng thích nghi với điều kiện của từng khu vực, tổ chức nhân giống và kiểm soát chặt chẽ việc nhân giống cây lâu năm.

- Ƣu tiên cho các đề tài ứng dụng các thành tựu của công nghệ sinh học vào nhân giống, sản xuất giống, tạo giống cho các sản phẩm chủ lực của huyện, giúp nông nghiệp chủ động khâu giống với chất lƣợng cao, giá thành hạ đáp ứng kịp thời số lƣợng theo thời vụ sản xuất.

- Đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng các loại hình công nghệ sau thu hoạch, bao gồm: thu hoạch, phơi sấy, chế biến, bảo quản nông lâm sản.

- Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong canh tác và nhất l trên đất dốc nhằm sử dụng lâu bền t i nguyên đất đai của huyện. Nâng cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi, nhanh chóng nhân rộng việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật quản lý tổng hợp dịch hại cây trồng (IPM).

- Điều khiển thời vụ sát với điều kiện môi trƣờng của từng khu vực, từng mùa vụ trong từng loại hình sử dụng đất để đảm bảo thu hoạch an to n trƣớc các tác động của hạn hán v lũ lụt.

- Từng bƣớc nhân rộng các mô hình nông - lâm kết hợp, trong đó chú trọng đúng mức đến phát triển chăn nuôi trong vƣờn nh , các mô hình vƣờn rừng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN CÂY KEO Ở HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 89 -95 )

×