0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Các chính sách phát triển cây keo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN CÂY KEO Ở HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 50 -54 )

6. Tổng quan nghiên cứu đề ti

2.1.3. Các chính sách phát triển cây keo

Không chỉ nổi tiếng với công trình thủy điện, huyện Bắc Trà My còn đƣợc biết đến là một trong những huyện trồng cây keo hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bắc Tr My, năm 2014 to n huyện có hơn 1.000ha rừng tại các xã Tr Đông, Tr Dƣơng, Tr Nú, Tr Kót, Tr Giang, Tr Sơn theo dự án vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB)3, đƣợc ủy thác giải ngân qua Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH). Trong đó, cây keo chiếm diện tích khá lớn. Từ chƣơng trình giải ngân trên của NHCSXH, h ng trăm hộ dân đã thoát nghèo ngay trên mảnh đất

quê hƣơng mình. Tổng dƣ nợ vốn vay ƣu đãi cho nông dân trồng rừng theo dự án phát triển lâm nghiệp do WB tài trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện đạt hơn 150 tỷ đồng. Dự án đƣợc thực hiện trên địa bàn huyện Tiên Phƣớc, Bắc Trà My, Hiệp Đức và Quế Sơn với 4.765 hộ nông dân đƣợc hƣởng lợi.

Hiện nay, NHCSXH giao dịch tại xã vào ngày 16 hàng tháng và công khai, minh bạch chính sách cho vay vốn. Đồng thời, NHCSXH cũng tổ chức tập huấn thƣờng xuyên cho 19 Tổ Tiết kiệm & Vay vốn nên đa số các tổ trên địa b n xã đều đạt loại tốt và khá. Chẳng hạn, dƣ nợ của NHCSXH tại xã Trà Giang đạt gần 30 tỷ đồng với 9 chƣơng trình tín dụng. Truớc đây, cứ 1ha rừng trồng đƣợc vay 10 triệu đồng vốn ƣu đãi, năm 2013 nâng lên 15 triệu đồng/ha. Đời sống ngƣời dân nơi đây ng y c ng đƣợc cải thiện do nguồn vốn đƣợc sử dụng đúng mục đích, hiệu quả.

Toàn xã Trà Giang (nơi có diện tích trồng keo lớn nhất huyện) hiện có hơn 2.000ha đất lâm nghiệp, trong đó riêng đất rừng sản xuất đã phủ xanh cây là 850ha. Tổng vốn WB3 giải ngân cho xã là 9 tỷ đồng với 197 hộ đƣợc vay vốn. Năm 2014, nhờ đƣợc vay vốn ƣu đãi nên đã có 157 hộ trồng hơn 250ha rừng kinh tế. Nhiều hộ dân trồng cây keo đã v đang mang lại hiệu quả kinh tế cao nên NHCSXH cần tiếp tục tăng nguồn vốn, nâng mức cho vay bình quân tối đa lên 50 triệu đồng/hộ để ngƣời dân nghèo có vốn tiếp tục trồng trọt, sản xuất. Qua công tác trồng rừng, một mặt phủ xanh đất trống, mặt khác còn là công cụ giảm nghèo hiệu quả ở địa phƣơng.

Trong 5 năm qua, cùng với các chính sách hỗ trợ phát triển miền núi, vùng dân tộc thiểu số (DTTS) của Trung ƣơng, của tỉnh, huyện đã tập trung thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình, chính sách đối với vùng đồng bào DTTS nhằm thực hiện triệt để quyền bình đẳng mọi mặt giữa các dân tộc trên địa bàn huyện, tạo những điều kiện cần thiết để xóa bỏ tận gốc sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc ít ngƣời v đông

ngƣời, đƣa các xã vùng cao tiến kịp vùng thấp, làm cho tất cả các dân tộc đều có cuộc sống ấm no hạnh phúc, đều phát triển về mọi mặt, đo n kết giúp nhau cùng tiến bộ. 5 năm một lần, huyện đã tổ chức th nh công Đại hội các DTTS lần thứ nhất và lần thứ II, nhằm đánh giá kết quả thực hiện công tác Dân tộc và chính sách dân tộc, tôn vinh những tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Từ đó, các chính sách cụ thể nhƣ Chƣơng trình 135; chƣơng trình định canh, định cƣ; chính sách với ngƣời có uy tín theo Quyết định 18/QĐ-TTg; chính sách vay vốn theo Quyết định 54/2013/QĐ-TTg; Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho ngƣời dân theo Quyết định 102/QĐ-TTg; chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nƣớc sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định 755/QĐ-TTg...đã thực hiện có hiệu quả, đƣợc quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ và thực hiện.

Bên cạnh đó tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp đã nêu trong Nghị quyết 53 của HĐND tỉnh về tiếp tục phát triển kinh tế vƣờn-kinh tế trang trại, vận dụng v o điều kiện cụ thể của địa phƣơng:

- Đất đai: Tiến hành quy hoạch vùng có điều kiện về đất đai, môi trƣờng có thể phát triển kinh tế trang trại. Hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thu hồi diện tích đất từ các dự án trồng rừng trƣớc đây hộ gia đình, cá nhân đã đƣợc giao theo NĐ 163/CP, NĐ 181/CP m sử dụng không hiệu quả hoặc không sử dụng giao lại cho nhân dân có yêu cầu quản lý, sử dụng phát triển kinh tế trang trại.

- Thực hiện miễn thuế thu nhập cho trang trại theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 8/5/1999 của Chính phủ về qui định chi tiết thi hành luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc.

- Phát triển kinh tế vƣờn, kinh tế trang trại gắn với chƣơng trình xây dựng nông thôn mới theo từng địa phƣơng xã, từng bƣớc xây dựng vƣờn sinh

thái, làng sinh thái, góp phần l m thay đổi diện mạo nông thôn trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Hỗ trợ phát triển kinh tế vƣờn, kinh tế trang trại theo Nghị quyết 66/2012/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Quảng Nam ngày 14/12/2012 “về cơ chế hỗ trợ phát triển một số cây trồng gắn với kinh tế vườn – kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2013- 2016”.

Nói tóm lại, sau ngày chia tách huyện, dù có phần thuận lợi hơn so với Nam Tr My, nhƣng Bắc Tr My cũng gặp không ít khó khăn. Gần 2/3 xã trong huyện thuộc vùng khó khăn, đất đai cằn cỗi, sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên, kỹ thuật canh tác còn nhiều hạn chế. Hàng loạt vấn đề nhƣ thủy lợi, giống, kỹ thuật,... đặt ra, buộc địa phƣơng phải tìm phƣơng án giải quyết. Huyện đã chú trọng đầu tƣ xây dựng và sửa chữa hàng loạt công trình thủy lợi. Tính đến nay, Bắc Tr My đã có 130 công trình thủy lợi vừa và nhỏ với tổng vốn đầu tƣ lên đến hàng chục tỷ đồng. Từ nguồn kinh phí của chƣơng trình trợ giá, trợ cƣớc kết hợp lồng ghép với các dự án khác, mỗi năm h ng chục nghìn hộ nông dân đã đƣợc hỗ trợ nhiều loại công cụ cần thiết để hoạt động nông lâm ngƣ nghiệp. Đặc biệt h ng năm, Phòng Kinh tế Bắc Trà My phối hợp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh mở nhiều khóa tập huấn kỹ thuật trồng trọt cho nông dân, đặc biệt là công tác quản lý dịch hại cây trồng... Mấy năm gần đây, ở Bắc Tr My, ngƣời dân nhiều phen lận đận vì cây quế. Do bế tắc đầu ra, hàng nghìn ha quế đáng giá cả trăm triệu đã trở thành những đống củi khổng lồ. Rất may, v o trƣớc thời điểm quế không thể giúp nông dân XĐGN thì cây keo nguyên liệu đã kịp thay thế. Giá keo liên tục tăng đem lại thu nhập cao cho nông dân. Năm 2013, keo 7 năm tuổi trở lên có giá hơn 100 triệu đồng/ha, keo 3 - 4 năm tuổi giá bằng 60% keo 7 năm tuổi, tƣơng đƣơng 60 triệu đồng/ha. Với giá bán này, ngƣời trồng keo có thể lãi 30

- 40 triệu đồng/ha.... Trƣớc sự hấp dẫn về giá, nông dân Bắc Tr My đã vay tiền tỷ đầu tƣ phát triển mạnh vùng keo nguyên liệu.

Bắc Tr My đã từng bƣớc ổn định đời sống của ngƣời dân. Đến nay, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số không chỉ “no cái bụng” m đã bắt đầu biết tìm hƣớng để làm giàu.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN CÂY KEO Ở HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 50 -54 )

×