Các trung tâm truyền giáo và sự phát triển của tín đồ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đạo thiên chúa ở huyện xuân trường nam định (Trang 52 - 58)

Địa phận Bùi Chu trớc khi có hình thức nh hiện nay đã lần lợt là thành phần của các địa phận:

Địa phận Đàng ngoài: thành lập từ năm 1659 với ranh giới từ sông Gianh gần Quảng Bình trở ra tới hết miền Bắc

Địa phận Đông: tách ra từ địa phận Đàng ngoài vào năm 1679, ở tả ngạn sông Lô và sông Hồng ra tới vịnh Bắc Bộ

Địa phận Trung: tách ra từ địa phận Đông vào năm 1848. Lãnh thổ gồm một phần tỉnh Hng Yên và các phủ Thái Bình, Kiến Xơng, Xuân Trờng, Nghĩa Hng của tỉnh Nam Định

Địa phận Bùi Chu hiện nay: Tòa Thánh đã tách phần đất của tả ngạn sông Hồng thuộc địa phận Bùi Chu để thành lập địa phận Thái Bình, từ đó tới nay địa phận Bùi Chu bao gồm 6 huyện của tỉnh Nam Định: Xuân Trờng, Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hng, Nam Trực, Trực Ninh

Cho tới năm 1659, khi hai địa phận Đàng trong và Đàng ngoài đợc thành lập thì vùng đất Bùi Chu thuộc giáo phận Đàng ngoài do Francois Pallu cai quản. Đến năm 1668, giáo hội Việt Nam mới có linh mục ngời bản xứ đầu tiên. ở Đàng ngoài các thầy giảng Gioan Huệ và Benedicto Hiền đợc phong làm linh mục, nền móng đầu tiên của giáo hội Công giáo Việt Nam sau này. Tiếp đó dòng Mến Thánh giá đợc thành lập tại xứ Kiên Lao (Xuân Trờng) với hai nữ tu đầu tiên vào ngày 19/2/1670. Đến lúc này Kiên Lao đã là giáo xứ có đông giáo dân nhất trong giáo phận Đàng ngoài.

Năm 1679, giáo phận Đàng ngoài đợc chia làm hai, Bùi Chu lúc này là thành phần của địa phận Đông Đàng ngoài và hầu hết các hoạt động tôn giáo của địa phận đều tập trung tại Bùi Chu. Nếu theo tinh thần sắc lệnh “Đổi tên

các địa phận Đông Dơng” của tòa thánh năm 1924 quy định tên các địa phận đặt theo tên làng hay thành phố nơi có tòa giám mục thì địa phận Đông lúc đó cũng có thể gọi là địa phận Bùi Chu. Bởi lẽ trong 11 vị giám mục tông tòa tại địa phận Đông thì có 9 vị đặt tòa giám mục tại Lục Thủy, Bùi Chu tính từ năm 1679 đến năm 1848.

Trong thời gian 169 năm thuộc địa phận Đông Đàng ngoài, Thiên Chúa giáo tại Bùi Chu không ngừng phát triển. Dù thời gian bị cấm đạo, các thánh kinh, thánh dờng bị đốt phá, tiêu hủy, giáo dân bị bắt ép bỏ đạo nhng không vì thế mà các hoạt động của đạo Thiên Chúa trên địa bàn giảm sút, ngợc lại các xứ đạo quanh Bùi Chu, đặc biệt là tại Xuân Trờng lại càng phát triển, số giáo dân đông đảo. Tính đến năm 1848, nơi đây đã có số giáo dân và cơ sở thờ tự đông nhất cả nớc.

Sự phát triển đó đã đa đến, năm 1848 tòa thánh đã chia đôi giáo phận Đông Đàng ngoài thành hai giáo phận là giáo phận Đông và giáo phận Trung. Bùi Chu lúc này thuộc giáo phận Trung do giám mục Đomingo Marti Gia cai quản. Giáo phận Trung tuy hẹp về diện tích nhng lại có số giáo dân đông gấp 3 lần giáo phận cũ. Tính đến năm 1848, giáo phận Đông có 45 ngàn giáo dân thì giáo phận Trung đã có tới 139 ngàn tín hữu [12;84].

Từ khi địa phận Trung đợc tách ra thì số lợng giáo dân tăng lên hàng năm với một con số đáng nể. Năm 1852, số giáo dân là 145 ngàn ngời với 31 giáo xứ và 556 họ lẻ trên toàn địa phận. Tới năm 1858, số giáo dân đã lên tới con số 150 ngàn ngời và đến năm 1892, số giáo dân là 170 ngàn với 713 giáo xứ và họ lẻ, với 630 nhà thờ [12;108].

Về tổ chức, thời kì thuộc địa phận Trung, đạo Thiên Chúa tại Bùi Chu cũng có những bớc biến đổi quan trọng. Các giáo sĩ đến truyền đạo ở địa phận Trung đều thuộc dòng Đa minh, số lợng linh mục và thầy giảng ngời Việt đã lên tới hơn 500 ngời.

Do sự phát triển mạnh mẽ về số lợng giáo dân, hệ thống nhà thờ và các xứ, họ đạo cộng thêm vào đó là sắc lệnh “đổi tên các địa phận Đông Dơng” của tòa thánh, năm 1924 địa phận Trung chính thức đợc mang tên địa phận Bùi Chu.

Đến năm 1936, đức giáo hoàng Pio 11 đã quyết định chia đôi địa phận Bùi Chu, lấy lãnh thổ Thái Bình và Hng Yên để thành lập địa phận Thái Bình, phần còn lại vẫn giữ nguyên tên giáo phận Bùi Chu và đợc trao cho hàng giáo sĩ ngời Việt coi sóc.

Năm 1936, linh mục Hồ Ngọc Cẩn đợc cử giữ chức giám mục địa phận Bùi Chu. Đức cha Hồ Ngọc Cẩn là một ngời Công giáo có tinh thần “kính chúa yêu nớc” theo đúng nghĩa. Vào năm 1945 nhân “tuần lễ vàng” do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động, chính quyền địa phơng đã tổ chức quyên góp tiền, của để ủng hộ nhà nớc non trẻ tại phủ lị Xuân Trờng, ông cũng tới dự và tặng một dây chuyền vàng với câu nói “Là công dân tôi xin tặng dây vàng, là giám mục tôi xin giữ lại cây thánh giá”.

Từ khi ông lên chịu chức giám mục, Thiên Chúa giáo tại Bùi Chu có nhiều khởi sắc, đời sống đạo của giáo dân đi vào nề nếp, trờng học đợc mở ở tất cả các giáo xứ, nhiều giáo xứ có từ 3 đến 4 trờng học. Thời kì này, nhà in địa phận cũng đợc thành lập, tờ Đa Minh bán nguyệt san vừa là cơ quan tu đức vừa là tờ thông tin chung trong địa phận, nhà dục Anh và nhà Cô nhi cũng đợc mở rộng đủ chỗ cho các trẻ mồ côi. Trong thời gian cha Hồ Ngọc Cẩn làm giám mục số giáo dân trong địa phận đã lên tới 230 ngàn ngời với 520 thánh đờng lớn nhỏ.

Sau năm 1954, với thắng lợi Điện Biên Phủ và hiệp định Giơnevơ đợc kí kết, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, cũng nh nhiều địa phơng khác, tại một số giáo xứ của địa phận Bùi Chu, trớc khi rút quân khỏi miền Bắc bọn địch đã cài gián điệp ở lại nhằm tạo cơ hội phá hoại lâu dài. Lợi dụng điều 14D của hiệp định Giơnevơ thực dân Pháp và đế quốc Mĩ cùng tay sai tung

ra luận điệu “miền Bắc sẽ chết đói”, “Chúa đã vào nam”, vừa dụ dỗ, chúng vừa dọa nạt. Do nhẹ dạ cả tin, nhiều ngời đã mạo hiểm bán đồ đạc, tài sản, ruộng vờn để ra đi. Phong trào di c đó đã làm cho 163 linh mục, 160 ngàn giáo dân của giáo phận Bùi Chu di c vào Nam [12;371].

Sau năm 1975 chấm dứt chiến tranh, với bản hiệp định Paris, tuy không có điều khoản nào trong hiệp định ghi cho phép ngời dân đợc thay đổi nơi c trú, nhng các thế lực thù địch vẫn tìm mọi cách để dụ dỗ đồng bào Công giáo di c sang nớc ngoài. Trong số đó có mấy chục ngàn ngời Công giáo của Bùi Chu di c sang nớc ngoài.

Từ sau năm 1975, do chính sách tôn giáo đúng đắn của Đảng nên tín đồ Thiên Chúa giáo trên địa phận hết sức phấn khởi, tin tởng vào cách mạng, vào chính sách của Đảng. Họ an tâm sinh hoạt theo nghi thức đạo, tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội. Giáo dân Thiên Chúa giáo đã thực sự hòa nhập cộng đồng, xã hội và đã có một cơ sở vật chất khá đầy đủ, đời sống dần ổn định và nâng cao.

Hòa chung vào lịch sử đó của địa phận, huyện Xuân Trờng hiện nay cũng có một đời sống tôn giáo khá nhộn nhịp. Xuân Trờng thuộc địa phận Bùi Chu nên có thể coi đây là cái gốc đạo của địa phận. Trên địa bàn huyện có giáo xứ Bùi Chu là giáo xứ đầu đàn của địa phận, nằm trong làng Bùi Chu nhỏ bé ở châu thổ sông Hồng. Nơi này đã tiếp nhận đạo ngay từ khi giáo hội Công giáo Việt Nam còn phôi thai. Nơi đây cũng là điểm đặt tòa giám mục của địa phận Đông Đàng ngoài trong nhiều năm, và từ năm 1848 trở đi, tòa giám mục đã đợc đặt vĩnh viễn ở đây.

Xứ Bùi Chu hiện nay thuộc xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trờng. Bùi Chu trở thành xứ đạo vào năm 1670. Là xứ đầu đàn của địa phận, Bùi Chu lúc nào cũng có linh mục. Trớc đây, các cha xứ là linh mục dòng Đa Minh của Tây Ban Nha, năm 1936 các linh mục ngời Việt tiếp quản cho tới ngày nay.

Tại Xuân Trờng, cùng lúc Thiên Chúa giáo du nhập vào Bùi Chu là lúc xứ Kiên Lao đợc thành lập. Xứ Kiên Lao là một xứ đạo lâu đời bậc nhất ở Bùi Chu, đợc thành lập từ cuối thế kỉ 16, đây cũng là nơi các giáo sĩ phơng Tây thờng lui tới trú ẩn mỗi khi đến kì cấm đạo. Xứ Kiên Lao còn là nơi chứng kiến sự ra đời của dòng Mến Thánh giá do giáo sĩ Lambert- de la- Motte lập ra vào năm 1670. Nh vậy giáo xứ Kiên Lao là giáo xứ đi cùng lịch sử địa phận Bùi Chu trong quá trình đón nhận đạo Thiên Chúa.

Ngoài ra tại xứ Kiên Lao còn có họ Phanxicô thuộc thôn Bắc Câu xã Xuân Hùng, tơng truyền vào trung tuần thế kỉ 16 có vị giáo sĩ phơng Tây tới giảng đạo rất có thể là giáo sĩ Inêkhu. Đây đợc coi là điểm tiếp nhận bớc chân truyền đạo sớm nhất của huyện Xuân Trờng. Đến thế kỉ 17, làng đã trở thành làng Công giáo toàn tòng. Bắt đầu từ đây Thiên Chúa giáo mới lan ra toàn huyện và phát triển tới ngày nay.

Hiện nay, ở Xuân Trờng có nhiều làng Công giáo toàn tòng nh làng Lục Thủy, Trung Linh, Phú An, Hạ Linh, Trung Lễ. Điều đó cho thấy Thiên Chúa giáo tại đây có sức sống mãnh liệt, át hết các tôn giáo khác.

Huyện Xuân Trờng có 55.600 ngời theo đạo, chiếm tỉ lệ 29,5% dân số toàn huyện, phân bố trong 2 hạt lớn gồm 18 xứ, 52 họ lẻ, có 35 linh mục với 5 dòng tu: dòng Đa Minh, dòng Mến Thánh giá, dòng Đức Mẹ Mân Côi, dòng Thăm Viếng và dòng Camelo (tu kín) [16;1].

Đạo Thiên Chúa trên địa bàn huyện thuộc Địa phận Bùi Chu Năm 2004

Toàn huyện có 2 hạt

I. Hạt Bùi Chu gồm 10 xứ với trên 30 ngàn giáo dân 1. Xứ Bùi Chu- 03 họ

3. Xứ Kiên Lao- 13 Họ 4. Xứ Liên Thủy- 03 họ 5. Xứ Lục Thủy- 01 họ 6. Xứ Ngọc Tiên- 2 họ 7. Xứ Thủy Nhai- 02 họ 8. Xứ Trung Linh- 01 họ 9. Xứ Xuân Dơng- 01 họ 10. Xứ Hạc Châu- 01 họ II. Hạt Phú Nhai gồm 8 xứ 11. Xứ Phú Nhai- 07 họ 12. Xứ Cát Phú- 03 họ 13. Xứ Kính Danh- 0 họ 14. Xứ Lạc Thành- 6 họ 15. Xứ Ân Phú- 0 họ 16. Xứ Quần Cống- 07 họ 17. Xứ Thánh Thể- 0 họ 18. Xứ Vạn Lộc- o họ

Nhìn chung đồng bào Công giáo trên địa bàn huyện là những ngời kính Chúa, yêu nớc và tôn trọng chính sách của Đảng. Tuy nhiên trong lịch sử, nơi đây với nhiều làng Công giáo toàn tòng nên thời kháng chiến chống Pháp họ đã lập các “khu Công giáo tự trị”, nhiều nhà thờ đã trở thành pháo đài của các lực lợng quân Viễn chinh Pháp, hàng trăm ngàn thanh niên Công giáo vác súng tây làm dân vệ và lính ngụy chống lại kháng chiến. Thời đó, địa phận Bùi Chu đợc Pháp xây dựng thành tỉnh Bùi Chu tự trị, có sân bay Cựa Gà, Séc tơ Hành Thiện, đồn binh Lạc Quần… , sau khi miền Bắc giải phóng Nhà nớc ta đã giải tán tỉnh Bùi Chu và nhập vào tỉnh Nam Định cũ.

Ngày nay, đồng bào Công giáo ở huyện Xuân Trờng đang thực hiên sống “phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của dồng bào”. Họ

đang phấn đấu làm ăn, hòa nhập xã hội để xoá bỏ mặc cảm trong quá khứ, góp công sức vào công cuộc xây dựng huyện Xuân Trờng ổn định và phát triển hơn.

CHƯƠNG 3

Đời sống của cộng đồng giáo dân huyện Xuân Trờng- Nam Định

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đạo thiên chúa ở huyện xuân trường nam định (Trang 52 - 58)

w