Đội ngũ truyền giáo

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đạo thiên chúa ở huyện xuân trường nam định (Trang 50 - 52)

Nam Định là tỉnh nằm ở phía Đông Nam của vùng đồng bằng sông Hồng đợc bao bọc bởi hai con sông lớn là sông Hồng ở phía Bắc và sông Đáy ở phía Tây Nam, có hai mặt giáp biển là phía Đông và phía Nam. Do vậy, nơi đây có bờ biển dài 72 km, có các cửa sông lớn nh Cửa Đáy, Cửa Lạch Giang ở Nghĩa Hng, Cửa Hà Lạn ở Hải Hậu và Cửa Ba Lạt ở Giao Thủy. Đồng thời Nam Định là tỉnh ở vị trí trung chuyển giữa bộ phận phía Nam của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và các tỉnh Bắc Trung bộ. Tất cả những điều ấy tạo nên một vị trí thuận lợi cho việc truyền đạo của các giáo sĩ phơng Tây.

Vào đầu thế kỉ 16, khi những ngời phơng Tây đầu tiên đến Việt Nam truyền đạo nh trong “ Khâm định Việt sử Thông giám Cơng mục” có ghi: “Giatô, dã lục, Lê Trang Tông, Nguyên hòa nguyên niên, tam nguyệt nhật, Dơng nhân Inêkhu tiềm lai Nam Chân chi Ninh Cờng, Quần Anh, Giao Thủy chi Trà Lũ âm dĩ Giatô tả đạo truyền giáo” dịch là:

“Đạo Gia tô theo bút kí của t nhân, đời Lê Trang Tông, tháng 3 năm Nguyên Hòa thứ nhất (1533), có ngời Tây dơng tên Inêkhu, lén vào truyền bá đạo Giatô ở làng Ninh Cờng và Quần Anh thuộc huyện Nam Chân và làng Trà Lũ thuộc huyện Giao Thủy”.

Nh vậy, vào năm 1533 khi Việt Nam đón nhận bớc chân truyền giáo của giáo sĩ phơng Tây đầu tiên thì cũng chính là lúc Bùi Chu có đạo. Điều đó

có nghĩa, Bùi Chu tiếp nhận đạo Thiên Chúa từ rất sớm, nếu không nói là đầu tiên ở nớc ta. Tuy nhiên những ghi chép về giáo sĩ Inêkhu tới nay không còn, đây là đoạn tài liệu độc nhất, và ba ngôi làng mà vị giáo sĩ đặt chân tới nay cũng chỉ còn một số vết tích tơng đối mờ nhạt.

Sau giáo sĩ Inêkhu, còn có một số giáo sĩ khác tới truyền đạo ở cả Đàng trong và Đàng ngoài nhng do không thông thạo tiếng Việt nên họ không thu đợc kết quả. Công cuộc truyền giáo chỉ thực sự bắt đầu khi các giáo sĩ dòng Tên tới Việt Nam trong đó có Alexandre de Rhode vào năm 1624. Năm 1627, De Rhode cùng vị giáo sĩ ngời Bồ Đào Nha là Pedro Marquez đến Đàng ngoài, hai giáo sĩ đã nhận thánh Giuse làm quan thầy cho giáo hội miền Bắc.

Vừa đặt chân tới miền Bắc họ đã nhận hai ngời xin gia nhập đạo, sau đó tiếp nhận thêm một số ngời khác. De Rhode đợc chúa Trịnh Tráng đón tiếp và cho xây dựng nhà ở và nguyện đờng. De Rhode cho biết “Chúng tôi giảng đạo mỗi ngày 4 lần, có ngày 6 lần, dạy giáo lí cho tân tòng, giải tội cho giáo dân… năm đầu tiên chúng tôi rửa tội đợc 1000 ngời, năm kế tiếp số ngời chịu phép rửa tội nhiều hơn…, trong 1 năm tôi đã đa 5000 ngời trở về với Thiên Chúa” [1;p8].

Sau khi De Rhode bị trục xuất, tiếp tục có các giáo sĩ khác tới làm tiếp nhiệm vụ của ông, họ đã rửa tội đợc thêm 3000 ngời.

Đến năm 1640, số giáo dân ở Đàng ngoài đã lên tới con số 10 vạn ngời với khoảng 100 nhà thờ [12;29].

Trong thời gian chúa Trịnh cấm đạo, tình hình đạo Thiên Chúa ở Đàng ngoài vẫn tiếp tục phát triển. Các giáo sĩ đã đào tạo đợc 4 thầy giảng ngời Việt là Phansinh, Anre, Inhaxio, Antonio. Chính đội ngũ thầy giảng này là mạch máu của giáo đoàn, họ là ngời thay mặt các thừa sai dạy giáo lí, chủ sự các buổi cầu nguyện, dìu dắt giáo dân và giáo đoàn đi qua lúc khó khăn. Trong vòng 20 năm, các giáo sĩ dòng Tên đã đào tạo đợc 200 thầy giảng với

3 bậc: tập sinh, học viên và thầy giảng thực thụ. Những thầy giảng đợc đào tạo bài bản này là nền móng của giáo hội Công giáo Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đạo thiên chúa ở huyện xuân trường nam định (Trang 50 - 52)

w