Kết quả điều tra, khảo sát thực tế

Một phần của tài liệu Xây dựng và hướng dẫn giải hệ thống bài tập chương các định luật bảo toàn vật lí 10 THPT (Trang 29 - 33)

8. CẤU TRÚC KHÓA LUẬN

1.4.4.Kết quả điều tra, khảo sát thực tế

1.4.4.1. Việc sử dụng bài tập và hướng dẫn HS giải của GV

Qua việc tìm hiều chất lƣợng giảng dạy của GV trong trƣờng, trao đổi trực tiếp và điều tra bằng phiếu đối với GV giảng dạy khối 10 THPT, nghiên cứu giáo án và dự giờ cùng với kết quả thực hiện phiếu thăm dò ý kiến của GV (Phụ lục 1), chúng tôi rút ra một số nhận xét nhƣ sau:

- Kiến thức chƣơng “ Các định luật bảo toàn “ mang tính trừu tƣợng, trong khi kiến thức thực tế của GV chƣa đáp ứng tốt cho việc dạy các khái niệm đặc biệt là hiện tƣợng trong kĩ thuật có liên quan đến các định luật bảo toàn. VD trực quan về hệ kín, chuyển động bằng phản lực, hộp số xe máy,…

- Hầu hết GV thƣờng chữa bài tập đã ra cho HS hoặc gọi HS lên bảng làm rồi chữa lời giải đó mà chƣa quan tâm đúng mức tới việc hƣớng dẫn HS giải những bài tập đó.

22

- Hầu hết GV áp đặt HS suy nghĩ và giải bài tập theo cách của mình chứ ít quan tâm, hƣớng dẫn HS độc lập suy nghĩ để phát triển tính tích cực học tập trong quá trình tìm kiếm lời giải.

- Tất cả GV đều chƣa chú ý tới việc thay đổi cách hƣớng dẫn giải bài tập cho phù hợp với từng đối tƣợng HS. Thƣờng ƣu tiên cho một đối tƣợng HS khá hoặc kém.

- Thời gian dạy kiến thức mới và rèn luyện kĩ năng trong dạy học chƣơng “Các định luật bảo toàn” không nhiều.

- GV chƣa xây dựng đƣợc một hệ thống bài tập phù hợp với mục tiêu đề ra, chƣa phân tích đƣợc phƣơng pháp giải từng loại bài tập cụ thể.

- Mỗi GV thƣờng chọn riêng cho mình một phƣơng pháp giải và hƣớng dẫn HS giải bài tập theo phƣơng pháp đó nên rất khó khăn trong công tác kiểm tra đánh giá chất lƣợng học tập môn Vật lí của HS trong cả khối.

1.4.4.2.Chất lượng nắm vững kiến thức và giải BTVL của HS

- Việc giải bài tập của HS:

+ Đa số HS chỉ ghi chép bài chữa của GV hoặc bài giải của các bạn lên bảng nên có không ít HS không giải đƣợc bài tập tƣơng tự.

+ Nhiều HS không giải đƣợc bài tập cơ bản do các em không nắm đƣợc kiến thức cơ bản đã học hoặc hiểu chúng một cách máy móc. Một số em giải đƣợc bài tập cơ bản tuy nhiên chỉ một số ít giải đƣợc bài tập phức hợp hoặc vận dụng vào các dạng bài tập mới.

- Các khó khăn chủ yếu và thiếu sót chủ yếu của HS:

+ Chƣa biết cách phân tích đủ các lực tác dụng lên vật đang xét trong bài toán.

+ Nhiều HS chƣa nắm vững đƣợc kiến thức đã học trên lớp, không giải bài tập GV giao về nhà.

+ Một số HS tích cực học theo nghĩa làm nhiều bài tập mẫu tƣơng tự mà không tìm các cách giải khác nhau.

23

+ Hầu hết các em quen và thích làm bài tập cần vận dụng kiến thức một cách máy móc ít có sự tƣ duy, sáng tạo.

+ Hầu hết các em không hiểu rõ bản chất của hiện tƣợng, chỉ nhớ máy móc nên rất khó khăn trong việc giải bài tập chƣơng này.

+ HS chƣa biết phân loại và xây dựng phƣơng pháp giải cho mỗi loại bài tập.

+ Kĩ năng tính toán còn yếu.

+ Trong giờ học rất nhiều HS lƣời suy nghĩ, thụ động. Không tích cực theo dõi quá trình giải bài tập của GV và bạn mà chỉ ghi chép vào vở một cách thụ động. Tính tích cực, chủ động, tự lực của các em chƣa cao.

+ Không tự tìm kiếm lời giải mà dựa vào lời giải có sẵn trong sách bài tập hoặc sách tham khảo hoặc chép lời giải của GV một cách máy móc vào vở dẫn đến không giải đƣợc bài tập cùng loại hoặc bài tập luyện tập.

+ HS thƣờng có tâm lí ngại giải bài toán bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau nên không rút ra đƣợc phƣơng pháp giải tối ƣu nhất cho cùng một loại bài tập.

- Trong quá trình giải bài tập chƣơng “Các định luật bảo toàn” HS thƣờng gặp khó khăn chủ yếu:

+ Khó khăn khi tính động lƣợng của vật, hệ vật, vì HS thƣờng nhớ sai công thức động lƣợng từ vecto thành độ lớn hay viết biểu thức đại số của định luật bảo toàn động lƣợng hoặc chiếu sai biểu thức vecto lên hệ trục tọa độ đã chọn hoặc xét vận tốc của các vật trong hệ không cùng hệ quy chiếu.

+ Lúng túng khi giải bài tập về hiện tƣợng va chạm, nổ, chuyển động bằng phản lực. Nguyên nhân do HS chƣa hiểu đầy đủ về hiện tƣợng va chạm, chƣa nắm rõ nguyên tắc hoạt động bằng phản lực, không phân biệt đƣợc chuyển động bằng phản lực với chuyển động dƣới tác dụng của ngoại lực tuân theo định luật 3 NiuTon.

24

+ Khó khăn khi xác định giá trị lƣợng giác của góc hợp bởi giữa phƣơng của lực tác dụng và phƣơng chuyển động của vật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hiểu chƣa đầy đủ về công cản, ý nghĩa công suất.

+ Khó khăn trong việc chọn mốc thế năng khi giải bài tập.Có 15% HS sai lầm luôn coi mặt đất là gốc thế năng duy nhất.

+ Áp dụng sai công thức tính công A12= W1 - W2, AMN = WM - WN do HS chƣa hiểu đƣợc thuật ngữ độ biến thiên cơ năng và độ giảm thế năng.

+ Khó khăn khi xác định cơ hệ cần nghiên cứu, đặc điểm của cả hệ, phân tích nội lực, ngoại lực để áp dụng định luật bảo toàn và biến thiên cơ năng.

Kết luận chƣơng 1

Qua nghiên cứu một số cơ sở lí luận và thực tế dạy học giải BTVL ở trƣờng THPT, chúng tôi nhận thấy rằng để khắc phục đƣợc khó khăn và sai lầm của HS trong việc giải bài tập và giúp GV dễ dàng lựa chọn, sử dụng đƣợc các bài tập một cách có hiệu quả trong quá trình dạy học chƣơng “Các định luật bảo toàn” - Vật lí 10 THPT nhằm phát huy tính tích cực trong học tập của HS lớp 10 THPT, cần phải xây dựng hệ thống bài tập chƣơng này phù hợp dựa trên cơ sở lí luận khoa học trên.

Việc xây dựng và hƣớng dẫn giải hệ thống bài tập chƣơng “Các định luật bảo toàn” đƣợc chúng tôi trình bày trong chƣơng 2.

25

CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG BÀI TẬP

CHƢƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” - VẬT LÍ 10 THPT

Một phần của tài liệu Xây dựng và hướng dẫn giải hệ thống bài tập chương các định luật bảo toàn vật lí 10 THPT (Trang 29 - 33)