Xây dựng những phẩm chất mới ở con ngƣời Việt Nam hôm nay phù

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng con người mới ở việt nam hiện nay (Trang 57 - 68)

hợp với sự phát triển của đất nƣớc và thời đại

3.3.1. Xây dựng ý thức, trình độ và năng lực làm chủ cho con người mới ở Việt Nam hiện nay

Nhà nƣớc mà nhân dân ta đang xây dựng là nhà nƣớc XHCN - Nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân. Do đó, cần bồi dƣỡng, xây dựng ý thức, trình độ và năng lực làm chủ đất nƣớc cho con ngƣời Việt Nam hôm nay nhằm đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân, là dân chủ thực sự, chứ không phải dân chủ hình thức. Để xây dựng đƣợc phẩm chất mới này trong con ngƣời Việt Nam chúng ta cần:

Thứ nhất, nâng cao trình độ của cán bộ, Đảng viên và nhân dân về nhận thức chính trị (chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta), về luật pháp, về nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân. Từ đó nâng

Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Duyên 58 Lớp K34 GDCD - GDQP

cao trách nhiệm và năng lực của họ tích cực tham gia vào công việc của Đảng, Nhà nƣớc và hệ thống chính trị của nƣớc ta. Bởi vì, chỉ có trên cơ sở nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, nắm vững các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân và hiểu rõ bản chất của Nhà nƣớc XHCN Việt Nam thì mỗi cán bộ, Đảng viên và nhân dân mới biết mình nên và cần làm gì để góp phần xây dựng và phát triển đất nƣớc.

Thứ hai, tăng cƣờng vai trò kiểm tra, giám sát của quần chúng nhân dân trong mọi hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội, huy động đông đảo quần chúng nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay để loại bỏ những phần tử thoái hóa biến chất ra khỏi hàng ngũ của Đảng.

Thứ ba, từng bƣớc xây dựng và không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý của chế độ XHCN. Cơ chế quản lý của một xã hội là toàn bộ những thiết chế, những quy định về mối quan hệ trách nhiệm, quyền hạn giữa các cá nhân với tổ chức, giữa tổ chức với tổ chức nhằm thực hiện mục đích quản lý xã hội theo một định hƣớng nhất định của giai cấp cầm quyền.

Chế độ XHCN là chế độ do nhân dân lao động làm chủ trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - tƣ tƣởng,… Do vậy, xã hội phải tạo ra những điều kiện cho ngƣời dân tham gia tích cực vào công việc quản lý xã hội, quản lý kinh tế, quản lý nhà nƣớc, để nhân dân thực sự là ngƣời làm chủ đất nƣớc và thông qua đó họ tích cực đóng góp tài năng, trí tuệ cho xã hội.

Thứ tư, phân rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng tập thể, từng cá nhân trong từng công việc, khắc phục tình trạng chồng chéo hay buông lỏng quản lý Nhà nƣớc trong một số ngành, một số địa phƣơng. Nâng cao trách nhiệm công dân, bản lĩnh chính trị của mỗi ngƣời dân.

Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Duyên 59 Lớp K34 GDCD - GDQP

Thứ năm, huy động rộng rãi nhân dân đóng góp ý kiến, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, của địa phƣơng, đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của đơn vị. Từ đó, phát huy tính tích cực, sáng tạo của nhân dân và tránh đƣợc những sai lầm không đáng có. Nhân dân góp ý kiến, trên dƣới đồng lòng kế hoạch sẽ thành công.

Thứ sáu, nâng cao vị thế của ngƣời lao động trong quá trình sản xuất, tạo điều kiện cho mọi ngƣời dân làm chủ cụ thể những tƣ liệu sản xuất của toàn xã hội, của mọi thành phần kinh tế.

Thứ bảy, để đào tạo ra những con ngƣời vừa “hồng” vừa “chuyên”, có ý thức và năng lực làm chủ đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc ta cần quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy học, nâng cao chất lƣợng giáo viên, đầu tƣ thêm kinh phí cho giáo dục,…

Nếu chúng ta làm đƣợc những việc trên thì con ngƣời Việt Nam hôm nay sẽ phát huy đƣợc quyền làm chủ của mình. Qua đó, trình độ và năng lực làm chủ của họ đƣợc nâng cao.

3.3.2. Xây dựng phẩm chất mới cho người lao động ở Việt Nam hôm nay

Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế ở nƣớc ta hiện nay thì ngƣời lao động Việt Nam không thể là những con ngƣời tùy tiện, thiếu kỷ luật, tác phong nông nghiệp, không có trình độ chuyên môn hay chuyên môn thấp nhƣ những ngƣời lao động Việt Nam trong truyền thống mà chúng ta phải xây dựng những ngƣời lao động Việt Nam hôm nay trở thành những con ngƣời lao động mới có trình độ chuyên môn cao, lao động chăm chỉ với lƣơng tâm nghề nghiệp, có ý thức kỉ luật, sáng tạo, năng xuất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.

Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Duyên 60 Lớp K34 GDCD - GDQP

Chỉ khi nào chúng ta xây dựng đƣợc những con ngƣời lao động Việt Nam với những phẩm chất và năng lực nhƣ trên thì chúng ta mới có quyền hy vọng vào thắng lợi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc.

Để xây dựng con ngƣời Việt Nam trở thành ngƣời lao động mới thì chúng ta cần phải:

Thứ nhất, phải kể đến vai trò của giáo dục và đào tạo bởi nhiệm vụ của giáo dục: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài. Để đào tạo ra những con ngƣời lao động vừa “hồng” vừa “chuyên” phải có sự đổi mới nội dung và phƣơng pháp giáo dục. Nội dung giáo dục phải phản ánh đƣợc những tri thức quan trọng nhất của thời đại, những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ. Phƣơng pháp dạy và học cũng cần phải tích cực đổi mới. Phƣơng pháp dạy phải kích thích đƣợc sự hăng say tìm tòi, nghiên cứu sáng tạo của ngƣời học. Phƣơng pháp học phải độc lập, tự chủ, biết vận dụng kiến thức đã học vào giải thích và giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống đang đặt ra. Tất cả sẽ góp phần hình thành nên nhân cách mới cho ngƣời lao động Việt Nam, họ sẽ linh hoạt, nhanh nhậy, năng động hơn, sáng tạo hơn và có lòng ham nghiên cứu khoa học hơn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng từ đấy mà đƣợc nâng cao.

Thứ hai, cùng với việc quan tâm tới giáo dục và đào tạo, phải thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách về lao động và việc làm trên cơ sở đó ngƣời lao động mới có điều kiện nâng cao trình độ tri thức, trình độ tay nghề, mới có môi trƣờng rèn luyện, phấn đấu, cống hiến hết mình cho đất nƣớc, cho xã hội. Bởi vì, nếu nghèo đói thì điều kiện vật chất không thuận lợi “cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc” thì nói gì đến việc đi học để nâng cao trình độ tri thức. Hay nếu học xong mà thất nghiệp, không có việc làm thì làm gì có điều kiện để nâng cao trình độ tay nghề, làm gì có môi trƣờng để phấn đấu cống hiến hết mình cho sự nghiệp

Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Duyên 61 Lớp K34 GDCD - GDQP

phát triển đất nƣớc đƣợc. Do đó, việc thực hiện các chính sách trên là vô cùng quan trọng để xây dựng những phẩm chất cho ngƣời lao động mới ở Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, tăng cƣờng giáo dục đạo đức, khơi dậy lƣơng tâm nghề nghiệp, nêu cao trách nhiệm của mỗi ngƣời trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Cần làm cho mọi ngƣời thấy đƣợc trách nhiệm của mình phải lao động nghiêm túc, có chất lƣợng, có hiệu quả, tạo ra hàng hóa tốt, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, phê phán mạnh mẽ thói lƣời biếng, thiếu ý thức kỷ luật, làm bừa, làm ẩu,…

Thứ tư, trong các công ty, doanh nghiệp, xí nghiệp cần phát huy sáng kiến của ngƣời lao động, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho họ để họ yên tâm làm việc, yên tâm nghiên cứu sáng tạo, có nhƣ vậy hiệu quả lao động mới cao.

3.3.3. Xây dựng con người Việt Nam hôm nay có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh

Lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh của con ngƣời Việt Nam hôm nay thể hiện ở việc sống có tình nghĩa với anh em, bạn bè, mọi ngƣời xung quanh. Cần, kiệm, trung thực, nhân nghĩa. Tôn trọng kỷ cƣơng phép nƣớc, quy ƣớc cộng đồng. Có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trƣờng sinh thái. Nếp sống văn minh sẽ tạo nên một xã hội phát triển tốt đẹp và ổn định.

Tuy nhiên, ở nƣớc ta hiện nay, cùng với việc phát triển nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế, nó đã hình thành nên ở một bộ phận con ngƣời Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ lối sống thực dụng, buông thả, dễ dãi, hành xử thiếu văn hóa, tình trạng vi phạm kỷ cƣơng phép nƣớc xuất hiện ngày càng nhiều, tệ nạn xã hội gia tăng và trẻ hóa, môi trƣờng bị ô nhiễm nghiêm trọng do sự thiếu ý thức của con ngƣời,… Tất cả đang gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sự phát triển của đất nƣớc.

Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Duyên 62 Lớp K34 GDCD - GDQP

Để xây dựng lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh cho con ngƣời Việt Nam hôm nay, chúng ta cần làm tốt những việc sau:

Thứ nhất, kiên quyết lên án, phê phán, đấu tranh chống lại những hiện tƣợng tiêu cực, những hành vi biểu hiện của lối sống thiếu lành mạnh, thiếu văn minh nhƣ việc tổ chức tiệc cƣới, đám tang, lễ hội một cách hoang phí; tình trạng sống thử của một bộ phận sinh viên Việt Nam hiện nay; lối sống thực dụng chỉ vì chức, vì quyền, vì tiền mà giẫm đạp lên tình ruột thịt, tình xóm giềng, tình thầy trò, đồng chí,… hay lối sống buông thả, dễ dãi, thích hƣởng thị nhƣng lại lƣời lao động, ăn nói thiếu văn hóa của một bộ phận ngƣời Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ; những hành vi vi phạm pháp luật nhƣ trộm cắp, cờ bạc, ma túy, mại dâm,… Những hành vi hủy hoại môi trƣờng nhƣ vứt rác bừa bãi, chặt phá cây xanh, săn bắt động vật quý hiếm. Có hình thức kỷ luật thích đáng cho những trƣờng hợp vi phạm.

Thứ hai, tăng cƣờng công tác giáo dục tƣ tƣởng, văn hóa, tuyên truyền, vận động để ngƣời dân thấy đƣợc lợi ích hay tác hại của việc thực hiện hay không thực hiện nếp sống văn minh, từ đó nâng cao nhận thức của cộng đồng, ý thức tự giác của ngƣời dân. Chẳng hạn, tuyên truyền, vận động, giải thích, chứng minh cho sinh viên thấy đƣợc việc sống thử là thiếu lành mạnh gây nên những hậu quả xấu, từ đó họ sẽ có ý thức giữ gìn bản thân, chăm lo cho việc học hành hay giải thích cho ngƣời dân thấy đƣợc tác hại của việc vứt rác bừa bãi, săn bắt các động vật quý hiếm sẽ làm cho môi trƣờng bị ô nhiễm, gây mất cân bằng sinh thái, đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của con ngƣời, là hành vi của con ngƣời thiếu hiểu biết, thiếu văn hóa. Từ đó, họ sẽ hiểu ra và có ý thức bảo vệ môi sinh, thực hiện nếp sống văn minh.

Thứ ba, đẩy mạnh việc thực hiện phong trào thi đua toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới, xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa. Xây dựng các mô hình điểm để nhân rộng trong nhân dân. Đó là những mô

Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Duyên 63 Lớp K34 GDCD - GDQP

hình ngƣời thực, việc thực, những tấm gƣơng sáng để mọi ngƣời nhìn vào đó mà học tập, noi theo.

Thứ tư, nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan, ban ngành có liên quan mà trực tiếp phải kể đến Bộ văn hóa - thông tin và du lịch, ngoài ra là Bộ tài nguyên và môi trƣờng, Bộ công an,… trong việc đoàn kết, phối hợp tìm ra những biện pháp hiệu quả nhất để xây dựng lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh cho con ngƣời Việt Nam hôm nay.

3.3.4. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện bằng cách nâng cao khả năng tự học, tự rèn luyện, tu dưỡng của mỗi người

Xã hội hiện đại ngày càng đặt ra yêu cầu cao đối với con ngƣời không chỉ có trình độ tri thức về mọi mặt mà còn có đạo đức trong sáng, sức khỏe tốt. Chỉ có những con ngƣời phát triển toàn diện mới có khả năng làm chủ đƣợc đất nƣớc, mới đƣa đất nƣớc phát triển ổn định và bền vững. Để có những con ngƣời Việt Nam nhƣ thế, ngoài việc phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để con ngƣời có cơ hội phát triển thì một phần rất lớn, rất quan trọng phụ thuộc vào ý thức tự học, tự tu dƣỡng, rèn luyện của mỗi cá nhân để nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thân thể. Đây là điều không đơn giản và không phải ai cũng làm đƣợc vì muốn làm đƣợc phải có ý chí cao, có lòng say mê, ham học hỏi, ham hiểu biết và phải có niềm tin. Vì vậy, rất cần thiết phải có những biện pháp tác động vào ý thức con ngƣời. Cụ thể:

Thứ nhất, tăng cƣờng sự khích lệ, động viên và có hình thức khen thƣởng đối với các cá nhân có ý chí vƣơn lên trong cuộc sống, tự hoàn thiện mình. Từ đó, giúp họ có thêm niềm tin, ý chí và nghị lực để khắc phục mọi khó khăn trong quá trình đi tới sự hoàn mỹ.

Thứ hai, áp dụng biện pháp nêu gƣơng, đƣa ra những tấm gƣơng về những con ngƣời toàn diện. Thành công và hạnh phúc do sự toàn diện trong nhân cách mang lại cho ngƣời đó nhƣ thế nào? Trên cơ sở đó, giáo dục mọi

Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Duyên 64 Lớp K34 GDCD - GDQP

ngƣời nâng cao ý thức tự rèn luyện, tự tu dƣỡng để hoàn thiện bản thân mình theo những tấm gƣơng đó.

Thứ ba, yêu cầu mọi ngƣời phải nâng cao sự tự giác, quyết tâm cao và một ý chí, nghị lực vƣơn lên không ngừng.

Thứ tư, xã hội cần tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất về vật chất, giúp mọi ngƣời dân Việt Nam chủ động học tập, nghiên cứu và tham gia các hoạt động bổ ích khác.

Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Duyên 65 Lớp K34 GDCD - GDQP

KẾT LUẬN

Phủ định của phủ định là hiện tƣợng mang tính quy luật. Nó là sự phủ định trên quá trình giải quyết mâu thuẫn. Qua đó, nó tạo tiền đề cho sự phát triển và tạo ra mối liên hệ giữa các giai đoạn phát triển. Quy luật này đƣợc vận dụng vào nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có việc xây dựng con ngƣời mới ở Việt Nam hiện nay. Với đặc trƣng mang tính khách quan, kế thừa và có cải tạo, biến đổi, phủ định của phủ định làm cho sự vật phát triển vừa có tính liên tục vừa có tính phát triển về chất.

Con ngƣời vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Chính vì vậy, sự nghiệp xây dựng con ngƣời mới ở Việt Nam hiện nay đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm. Nhƣng vấn đề đặt ra là chúng ta xây dựng con ngƣời Việt Nam hôm nay theo xu hƣớng nào? Là xu hƣớng bảo thủ, giữ nguyên những gì thuộc về con ngƣời Việt Nam truyền thống hay là xu hƣớng phủ nhận những giá trị của con ngƣời Việt Nam truyền thống để đề cao thái quá những giá trị hiện đại. Thực tế cho thấy, cả hai xu hƣớng này đều không đúng và kết quả là hoặc sẽ làm mất đi những nét đẹp, những nét tinh

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng con người mới ở việt nam hiện nay (Trang 57 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)