THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG XHCN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1 Phƣơng hƣớng phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong nền

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở việt nam hiện nay (Trang 49 - 51)

3.1. Phƣơng hƣớng phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN ở Việt Nam hiện nay.

Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định đến sự phát triển và hưng thịnh của đất nước. Đặc biệt đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung những người tinh tú nhất của các nhóm nguồn nhân lực bao giờ cũng là hạt nhân quyết định sự phát triển của một đất nước, nhất là trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Mỗi quốc gia đều phải có chính sách ưu tiên trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn.

Trong những năm qua, mặc dù có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ nguồn nhân lực, song cho đến nay, so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam còn ít về số lượng và chất lượng, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và trong so sánh quốc tế. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, có đủ năng lực, giải quyết các vấn đề phát triển của đất nước trong bối cảnh cần phải đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế càng trở nên cấp bách. Nguồn nhân lực chất lượng cao được hình thành và phát triển thông qua quá trình đào tạo, tích lũy kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và thực tế sử dụng, đãi ngộ, trọng dụng. Đó là một quá trình liên tục cần được theo dõi chặt chẽ và ở mỗi giai đoạn có những giải pháp thích hợp. Nếu chỉ chú trọng đến khâu đào tạo mà không có giải pháp hữu hiệu để sử dụng, phát huy tài năng thì những kết quả tạo được trong quá trình đào tạo sẽ mai một, và ngược lại, nếu không

quan tâm đến đào tạo thì không thể chủ động xây dựng và phát triến được đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triền nền kinh tế, xây dựng một xã hội lành mạnh, trong nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN. Do đó, chúng ta cần phải đề ra những phương hướng phát triển nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay.

- Phương hướng chung xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam là có được đội ngũ nhân lực thể lực tốt, tầm vóc cường tráng, phát triển toàn diện về trí tuệ, ý chí, năng lực tư duy sáng tạo và đạo đức tốt; có năng lực tự học, tự đào tạo, có bản lĩnh, tự tin, năng động, chủ động sáng tạo; có tri thức và kĩ năng nghề nghiệp cao; có khả năng thích ứng và đối phó nhanh chóng với môi trường sống và làm việc không ngừng biến đổi; thích ứng với trình độ phát triển Việt Nam năm 2020 là nước công nghiệp theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế sâu rộng.

- Cùng với phương hướng chung trên đây, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta trong những năm tới cần tập trung vào những nhóm nguồn nhân lực cốt yếu sau:

Thứ nhất: nhân lực lãnh đạo và quản lý hành chính nhà nước phải

chuyên nghiệp đáp ứng những yêu cầu về vai trò và chức năng của nhà nước pháp quyền XHCN, trong điều kiện dân chủ mở rông và hội nhập quốc tế.

Thứ hai: nhân lực khoa học công nghệ phải đông đảo, trong đó có

nhóm chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn kỹ thuật tương đương các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Có đủ năng lực nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao và đề xuất những giải pháp khoa học - công nghê; giải quyết về cơ bản những vấn đề phát triển của đất nước và hội nhập với các xu hướng phát triển khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và công nghệ trên thế giới.

Thứ ba: đội ngũ giáo viên phải có trình độ chuyên môn cao, đạo đức nghề nghiệp trong sáng có đủ năng lực giáo dục và đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đủ kiến thức và kỹ năng làm việc tiếp cận với trình độ quốc tế.

Thứ tư: đội ngũ doanh nhân, chuyên gia quản trị doanh nghệp chuyên

nghiệp, có bản lĩnh thông thạo kỹ năng quản lý, kinh doanh trong nước và quốc tế; có đầy đủ khả năng thực hiện vai trò động lực, dẫn dắt để nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam trong nền kinh tế thế giới.

Thứ năm: cần có lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề, đặc biệt là

trong các ngành, các lĩnh vực mũi nhọn đáp ứng yêu cầu của xã hội và các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở việt nam hiện nay (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)