Về trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 31)

Về trình độ văn hóa

Trình độ văn hóa chung của nguồn nhân lực Việt Nam cao hơn so với mức bình quân của thế giới, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn các nước trong khu vực Châu Á: Hàn Quốc, Thái Lan, Philippin … Ngay tại thủ đô, có chưa tới 15% lực lượng lao động biết tiếng anh và sử dụng thành thạo máy vi tính, tỷ lệ lao động không có chuyên môn ở Hà Nội hiện là 41,4%, thành phố Hồ Chí Minh là 55% …

Bảng 1: Tỷ lệ biết chữ của dân số một số nước trên 15 tuổi năm 2007.

Đơn vị: %

Nước Việt Nam Thế giới Hàn Quốc Thái Lan

Năm 2007 93,7 82,4 98,5 94,5

(Nguồn: Ngân hàng thế giới WB năm 2008).

Bảng 2: Tỷ lệ số nguời biết chữ trên 15 tuổi ở Việt Nam qua các năm.

Đơn vị: %

Năm 2007 2008 2009 2010

Tỷ lệ 93,7 93,4 93,4 93,7

(Nguồn: Tổng cục thống kê về nguồn nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông tại Việt Nam năm 2010).

Như vậy ta thấy tỷ lệ người biết chữ ở Việt Nam tương đối cao, tuy nhiên thì số người chưa biết chữ vẫn còn chiếm một tỷ lệ đáng kể.

Bảng 3: Tỷ lệ số học sinh tiểu học, THCS, THPT trên tổng số dân số trong độ tuổi 6 - 17 tuổi ở Việt Nam qua các năm.

Đơn vị: %

Năm 2007 2008 2009 2010

Tỷ lệ 78,45 77,75 87,39 81,6

(Nguồn: Tổng cục thống kê về nguồn nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông tại Việt Nam năm 2010).

Tỷ lệ lao động tốt nghiệp tiểu học, THCS, THPT ở nước ta tăng từ 78,45% (năm 2007) lên 87,39% (năm 2009). Nhưng từ năm 2009 đến 2010 lại giảm tới 5,79%. Nguyên nhân là tình trạng tái mù chữ vẫn còn khá cao,

xuất hiện ở nhiều nơi, nhất là ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Tuy tình trạng này đã được cải thiện bằng việc tích cực thực hiện chủ trương phổ cập tiểu học, THCS và xóa mù chữ. Nhưng nếu nhìn vào số liệu và tỷ lệ thì tình hình dường như đã được cải thiện, song về chất lượng thì đây vẫn là vấn đề có nhiều bất cập.

Bảng 4: Tỷ lệ số người học ĐH, CĐ trên tổng số người trong độ tuổi học ĐH, CĐ ở Việt Nam qua các năm.

Đơn vị: %

Năm 2007 2008 2009 2010

Tỷlệ 21,09 23,64 20,22 19

(Nguồn: Tổng cục thống kê về nguồn nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông tại Việt Nam năm 2010).

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ số người học ĐH, CĐ trên tổng số người trong độ tuổi học ĐH, CĐ ở Việt Nam chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Từ năm 2007 đến năm 2008, tỷ lệ số người học ĐH, CĐ đã tăng lên 2,55%. Tuy nhiên, từ năm 2008 đến 2010 thì tỷ lệ này lại giảm tới 4,64%. Điều này phản ánh rõ cho chúng ta thấy chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn còn nhiều hạn chế.

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật

Đầu tư cho giáo dục - đào tạo để đào tạo lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thì nhiệm vụ hàng đầu là việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Có thể thấy rõ sự tiến bộ qua bảng sau:

Bảng 5: Trình độ chuyên môn kỹ thuật qua các năm.

Đơn vị: %.

Năm 1979 1989 1999 2005

Tổng 100 100 100 100

Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật

95,03 92,7 91,7 75,21

Công nhân kỹ thuật 3,39 2,2 2,4 15,22

Trung học chuyên nghiệp 1,06 3,2 3,0 4,3

Cao đẳng trở lên 0,52 1,9 2,7 5,27

(Nguồn: Tổng điều tra dân số Việt Nam qua các năm).

Tính đến năm 2005, lao động qua đào tạo rất thấp (24,79%), lao động chưa qua đào tạo còn chiếm một tỷ lệ rất cao (75,21%). Đối với công nhân kỹ thuật, tỷ lệ tăng dần từ năm 1989 trở đi: 2,2% (năm 1989) tăng lên 2,4% (năm 1999) và đến năm 2005 là 15,22%. Trong thời gian đó, tỷ lệ số lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp cũng tăng nhưng chậm hơn (tăng 1,3%/6 năm).

Đối với lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên, tỷ lệ này so với tổng số lao động (năm 2005 là 44,4 triệu người) tăng nhanh nhất. Giai đoan từ 1999 - 2005 tăng bình quân 0,428%. Qua bảng số liệu ta thấy có sự tăng nhanh về quy mô đào tạo cao đẳng trở lên. Suy ra cấu trúc giữa công nhân kỹ thuật, trung cấp và cao đẳng, đại học trở lên trong thời gian 1979 đến 2005 được thể hiện:

Bảng 6: So sánh các loại lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật qua các thời kỳ. Năm Công nhân kỹ thuật / 1 CĐ,ĐH (%) Trung học chuyên nghiệp / 1CĐ, ĐH (%) Số lượng công nhân trên kỹ thuật (nghìn người) Tỷ lệ công nhân KT trở lên trong lực lượng lao động (%) 1979 3,06 2,17 830,4 3,13 1989 2,13 1,74 1827,2 5,21 1999 1,36 1,14 2807,7 6,44 2005 2,88 0,82 11033 25,0

(Nguồn: Tổng điều tra dân số Việt Nam qua các năm).

Số liệu trong bảng cho thấy: tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ công nhân kỹ thuật trở lên trong tổng lực lượng lao động tăng lên từ 3,13% (năm 1979) lên 5,21% (năm 1989); 6,44% (năm 1999) và 6 năm sau (năm 2005) đạt 25,0%.Về cấu trúc cao đẳng, đại học trở lên / trung học chuyên nghiệp / công nhân kỹ thuật qua bốn mốc thời gian trên: 1/2,17/3,06 (năm 1979); 1/ 1,74 / 2,13 (năm 1989); 1/1,14/1,36 (năm 1999) và 1/0,82/2,88 (năm 2005) cho thấy, chỉ số lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp giảm liên tục từ 2,17% (năm 1979) xuống còn 0,82% (năm 2005); chỉ số công nhân kỹ thuật có xu hướng giảm (năm 1979 - 1999), sau đó 6 năm lại đây có tăng nhưng tăng với tốc chậm. Năm 2005 chiếm 2,88%.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 31)