Những hạn chế của nguồn nhân lực nƣớc ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở việt nam hiện nay (Trang 37 - 45)

Bên cạnh những ưu điểm, nguồn nhân lực nước ta hiện nay cũng bộc lộ nhiều mặt hạn chế và yếu kém.

- Tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm có xu hướng gia tăng: Trong suốt thời kỳ nước ta phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nguồn lao động của nước ta luôn tăng. Nếu xét từ góc độ cung cấp số lượng lao động thì đây là một thuận lợi, song đó lại là một khó khăn không nhỏ một khi nền sản xuất xã hội của ta không đáp ứng đủ việc làm cho nguồn lao

động. Tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm là cái mà chúng ta sẽ cần phải tiếp tục giải quyết.

Mặt khác, một số lượng đáng kể nhân lực trong độ tuổi lao động còn ở tình trạng nghèo đói, bị thất nghiệp đang là thách thức rất lớn đối với nước ta. Số người thất nghiệp tồn đọng của các năm vẫn tăng lên.

Dân số trẻ về lâu, về dài là một thế mạnh nhưng trước mắt sẽ là bất lợi cho nền kinh tế, do bình quân số người phải nuôi dưỡng (trẻ em) trên mỗi đầu lao động cao hơn ở các nước khác … Kéo theo đó là những khó khăn về việc làm, giáo dục, y tế và các dịch vụ xã hội khác. Thể trạng sức khỏe chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hiện đại. Tốc độ tăng nguồn lao động còn ở mức cao, bình quân mỗi năm tăng khoảng 2,95%. Trong điều kiện kinh tế còn yếu kém thì tốc độ tăng nguồn lao động như vậy dẫn tới sức ép về việc làm càng trở nên gay gắt.

Đặc biệt là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu về nhân lực, thừa rất nhiều lao động giản đơn chưa qua đào tạo, trong khi đó lại thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật có trình độ cao. Bất lợi này sẽ dẫn đến xu hướng bị ép giảm thấp giá trị lao động trong nước và quốc tế.

- Tỷ lệ lao động được đào tạo kỹ thuật, chuyên môn vẫn còn thấp, phần lớn là lao động thủ công.

Mặc dù, sự nghiệp giáo dục, đào tạo đã đạt được những thành công to lớn, nhưng do nước ta trải qua hai cuộc kháng chiến kéo dài, kinh tế còn chậm phát triển, ngân sách đầu tư cho lĩnh vực GD - ĐT còn hạn hẹp trong khi dân số và nguồn nhân lực tăng nhanh nên một bộ phận lớn lao động không qua đào tạo nghề nghiệp và chuyên môn, phần đông là lao động thủ công lạc hậu. Số liệu sau thể hiện rõ hạn chế này:

Bảng 11: Cơ cấu lao động xã hội theo trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật. Đơn vị: % Năm Tổng số Không đi học Trước giáo dục tiểu học Tiểu học THCS THPT Trung học chuyên nghiệp CĐ, ĐH, Trên ĐH 1996 100 5,16 16,98 21,12 24,06 21,28 9,05 2,35 2000 100 4,09 16,77 29,09 31,25 10,64 4,75 3,41 2005 100 4,08 13,17 28,99 32,18 11,56 4,74 5,28

(Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2006).

Qua bảng số liệu trên ta thấy số lao động không đi học có xu hướng giảm dần nhưng vẫn còn rất cao: 5,16% (năm 1996) đến năm 2005 chiếm 4,08 %. Còn tỷ lệ lao động có trình độ CĐ, ĐH và trên ĐH tuy có tăng nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ 2,35% (1966); 3,14% (năm 2000) và 5,28% (năm 2005).

Phần đông người lao động nước ta chưa được đào tạo qua chuyên môn. Theo số liệu điều tra lao động – việc làm năm 2004 của Bộ lao động thương binh và xã hội thì số lao động được đào tạo của cả nước mới chiếm 22,5% dân số, trong đó đào tạo nghề mới chỉ đạt 13,3%. Một số địa phương được coi là nơi đào tạo nghề đạt tỷ lệ cao nhưng cũng chưa đến 50% số lao động được đào tạo. Ngay tại Hà Nội mới chỉ đạt 44,28%, thành phố Hồ CHí Minh đạt 36,91%. Còn tại các vùng nông thôn số lao động qua đào tạo chỉ chiếm 9,28% tổng số lao động.

Điều đó cho thấy lao động ở nước ta chủ yếu là lao động phổ thông, lao động qua đào tạo rất thấp, thậm chí nhiều lao động chưa đạt trình độ học vấn THCS.

Ngành nông - lâm - ngư nghiệp có địa bàn chính ở nông thôn nhưng 89,3% số cán bộ khoa học công nghệ có chuyên môn thuộc lĩnh vực này lại làm việc tại các cơ quan Trung ương; 8,9% làm việc ở cấp tỉnh và thành phố; 1,8% ở cấp huyện; còn ở cấp xã gần như không có cán bộ khoa học công nghệ. Do vậy, việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất gặp nhiều trở ngại [15, 101].

Hiện nay, nước ta được coi là nước có lực lượng lao động trẻ, 54% số người trong độ tuổi là thanh niên có lợi thế về sức khỏe, có trình độ văn hóa, khả năng tiếp thu KHCN tiên tiến. Song đội ngũ lao động có trình độ cao ở nước ta đang bị già hóa rất nhanh và có sự hẫng hụt lớn giữa các thế hệ. Số công nhân kỹ thuật bậc cao phần lớn đã ở độ tuổi 50. Trong số 10000 cán bộ khoa học bậc cao thì tuổi bình quân của tiến sĩ là 52,8; phó tiến sĩ (cũ) là 48,1; giáo sư ở độ tuổi 51 - 70 chiếm 82%, dưới 50 tuổi chỉ có 18%. Vấn đề tăng nhanh số lao động có trình độ cao trong những năm trước mắt không phải là đơn giản [15, 93].

Như vậy, hiện nay chúng ta thiếu rất nhiều cán bộ khoa học, đặc biệt là ở những ngành mũi nhọn, thiếu cán bộ đầu ngành, các chuyên gia giỏi. Để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, trở thành một nước công nghiệp hiện đại thì việc phát triển nhanh về số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ khoa học là một yêu cầu cấp bách và lâu dài.

- Trình độ tổ chức, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của nguồn nhân lực nước ta còn thấp. Đội ngũ cán bộ quản lý vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng.

Trong tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh, người cán bộ quản lý giữ vai trò quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực này lại đang bộc lộ nhiều hạn chế: do trình độ chuyên môn kỹ thuật, đặc biệt là trình độ khoa học công nghệ còn thấp nên đội ngũ cán bộ quản lý nước ta nhìn chung còn thiếu và trình độ tổ chức, quản lý còn yếu. Khả năng điều hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh còn hạn chế; Trình độ tư duy lý luận và kiến thức quản lý còn nhiều yếu kém chưa thực sự ngang tầm với đòi hỏi của nền kinh tế thị trường.

Mặt khác, cán bộ lãnh đạo, quản lý nước ta còn có một số biểu hiện của lối tư duy khuôn sáo, sao chép máy móc những công thức lý luận sẵn có mà chưa thực sự dựa trên cơ sở thực tiễn; phong cách lãnh đạo còn đại khái, thiếu hệ thống trong các hoạt động sản xuất kinh doanh chậm thích nghi với sự biến đổi của thị trường, chậm ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Do đó, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp, khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường chưa cao.

- Cơ cấu của nguồn nhân lực Việt Nam còn bất hợp lý và lạc hậu.

Về trình độ: Hiện nay cơ cấu nhân lực đã qua đào tạo có sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tỷ lệ công nhân kỹ thuật với tỷ lệ cán bộ cao đẳng và đại học. Theo số liệu thống kê năm 2010 thì số lao động có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 19% tổng số lao động, trong khi đó số công nhân kỹ thuật có bằng chỉ chiếm 3,28%. Như vậy, cứ một lao động có trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học thì chỉ có 0,72 công nhân kỹ thuật có bằng. Con số này phản ánh rõ nét tình trạng thừa thầy thiếu thợ đang diễn ra rất trầm trọng ở nước ta hiện nay (xem bảng 5, bảng 6).

Về cơ cấu lao động theo ngành nghề: với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì hiện nay tỷ lệ lao động hoạt động trong các ngành nông - lâm - ngư nghiệp đã có xu hướng giảm dần

xuống nhưng do tốc độ chuyển dịch vẫn còn chậm nên tỷ lệ lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao. Tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng lên nhưng còn rất chậm (điều này được thể hiện rõ qua bảng 7).

Về cơ cấu lao động theo vùng miền: cũng thể hiện rõ sự bất hợp lý, phân bố không đều nhất là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật (Xem bảng 9).

Số lao động, có trình độ cao phân bố cũng không hợp lý, chủ yếu tập trung ở Hà Nội, sau đó là thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố khác. Tỷ lệ lao động ở thành thị có xu hướng tăng lên, trong khi đó tỷ lệ lao động ở nông thôn có xu hướng giảm dần (Xem bảng 8).

Sự phân bố không đều, sự bất hợp lý của lực lượng lao động nước ta hiện nay đang là một trong những hạn chế lớn đến chất lượng nguồn nhân lực. - Tình trạng sức khỏe người lao động hiện nay chưa thực sự được đảm bảo:

Theo đánh giá của Viện khoa học Thể dục thể thao, so với thể lực của thanh thiếu niên các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapo, Inđônêxia thì thể chất người Việt Nam từ 6 đến 20 tuổi còn kém hơn các nước này về chiều cao, cân nặng, sức mạnh, sức nặng, sức bền. Tỷ lệ suy dĩnh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi theo chiều cao (tỷ lệ thấp còi) (năm 2005 là 26%) cao hơn nhiều so với các nước: Trung Quốc (17%); Philippin (11%); Thái Lan (16%).

Người lao động Việt Nam đang bị thiếu dinh dưỡng đặc biệt là ở nông thôn: Theo số liệu thống kê gần đây cho thấy, 44% dân số nước ta có mức dinh dưỡng 1500calo/người/ngày. Bình quân cả nước mới chỉ đạt 1900 calo/người/ngày. Đây là mức năng lượng quá thấp, trong khi đó theo quy định của Liên Hợp Quốc, mức calo tối thiểu cho nhu cầu phát triển bình thường

của mỗi người phải đạt 2000 calo/người/ngày. Như vậy, mức dinh dưỡng trung bình của người Việt Nam dưới mức tối thiểu của thế giới. Hơn nữa thu nhập của người lao động rất thấp: “Hiện nước ta nằm trong số những nước có thu nhập thấp nhất thế giới: năm 2004 GDP bình quân đầu người đạt 553 USD đứng thứ 7/11 nước trong khu vực, 33/40 nước ở Châu Á và 110/132 nước trên thế giới” [14, 5].

Đồng thời, với trình độ hiểu biết về dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe của người lao động chưa cao. Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động.

Theo số liệu thống kê của Bộ lao động thương binh và xã hội, tình trạng bệnh nghề nghiệp do mang tính chất đặc trưng của nghề nghiệp tác động thường xuyên kéo dài ảnh hưởng đến người lao động gây ra hiện tượng bệnh lý đang có chiều hướng gia tăng. Ở nước ta, đến nay đã có 25 bệnh nghề nghiệp được Nhà nước công nhận. Số người mắc bệnh nghề nghiệp nhiều vẫn là các công nhân trong lĩnh vực công nghiệp. Ở Việt Nam số người mắc bệnh nghề nghiệp tăng dần theo từng năm, song còn rất nhiều căn bệnh khác chưa công bố. Tỷ lệ người mắc bệnh nghề nghiệp tương đối cao. Cụ thể:

Bảng 12: Tỷ lệ bệnh nghề nghiệp Việt Nam tháng 1/2008.

Loại bệnh nghề nghiệp Tỷ lệ (%) bệnh nghề nghiệp

Bệnh nhiễm độc HC trừ sâu 6,93

Bệnh bụi phổi – silic Nhà nước 40

Bệnh xạm da nghề nghiệp 6,1

Điếc nghề nghiệp 34,2

Bệnh viêm phế quản mãn tính Nhà nước 3,1

Qua bảng trên cho ta thấy tỷ lệ người lao động bị phổi và điếc do làm

độ nguy hiểm và hậu quả của bệnh nghề nghiệp cũng không thua kém so với những vụ tay nạn lao động thông thường và còn ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của người lao động. Thực tế ở nước ta mỗi năm có từ 1000 - 1500 người lao động mắc các bệnh nghề nghiệp mới. Trong khi đó tình trạng tổ chức khám và theo dõi sức khỏe định kỳ cho người lao động chưa đảm bảo. Có tới 30% công nhân, 90% trí thức, 100% nông dân … chưa được khám vào theo dõi sức khỏe định kỳ.

Điều đó cho thấy tình trạng sức khỏe, thể lực của nguồn nhân lực nước ta chưa được đảm bảo, gây hạn chế lớn đến chất lượng nguồn nhân lực hiện nay.

- Người lao động nước ta hiện nay còn thiếu tác phong công nghiệp hiện đại. Nguồn nhân lực nước ta tuy cần cù, tiếp thu nhanh KHKT và công nghệ, song tính kỷ luật còn yếu, tác phong và văn hóa công nghiệp còn thấp. Hiện nay, tuy số lao động được đào tạo đã được nâng lên nhưng chất lượng đào tạo còn thấp nên một tỷ lệ đáng kể chưa đáp ứng được nhu cầu công việc, thiếu kỹ năng thực hành. “Đặc biệt cán bộ khoa học là những người có trình độ chuyên môn cao nhưng tỷ lệ phát huy tốt năng lực chuyên môn cũng chỉ chiếm khoảng 35 - 36% còn tỷ lệ phát huy yếu chiếm tới 26 - 27%” [16, 145]. - Một bộ phận lao động nước ta hiện nay bị sa sút về phẩm chất đạo đức, sa đọa về lối sống, phai nhạt lý tưởng XHCN.

Hiện nay nước ta đang xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, bên cạnh những mặt tích cực đem lại sự khởi sắc, phát triển của nền kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống cho người dân thì nó cũng làm nảy sinh những mặt tích cực ảnh hưởng đến nguồn nhân lực như: sự suy thoái về đạo đức, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, làm đảo lộn các giá trị thuần phong mỹ tục …

Ngoài ra, một bộ phận cán bộ Đảng viên, đặc biệt là cán bộ quản lý, lãnh đạo có những biểu hiện không tốt như: thiếu tu dưỡng bản thân, tham nhũng, đặc quyền đặc lợi, cậy quyền cậy thế làm lợi cho bản thân mình …

Đảng ta đã nhận định: “Một bộ phận cán bộ thoái hóa, biến chất về đạo đức, lối sống, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, buôn lậu, làm giầu bất chính, lãng phí của công; quan liêu, ức hiếp dân, gia trưởng độc đoán, có tham vọng cá nhân, cục bộ, kèn cựa địa vị, cơ hội, kém ý thức tổ chức kỷ luật …” [6, 68].

Như vậy, ta thấy rõ nguồn nhân lực ở nước ta bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Vậy nguyên nhân từ đâu dẫn đến những hạn chế trên?.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở việt nam hiện nay (Trang 37 - 45)