+ Khái niệm: Địa tô độc quyền là hình thức đặc biệt của địa tô tư bản chủ nghĩa. Địa tô độc quyền có thể tồn tại trong nông nghiệp, công nghiệp khai thác và ở các khu đất trong thành thị.
+ Trong nông nghiệp địa tô độc quyền có ở các khu đất có tính chất đặc biệt, cho phép trồng các loại cây đặc sản hay sản xuất các sản phẩm đặc biệt.
+ Trong công nghiệp khai thác: địa tô độc quyền có ở các vùng có kim loại, khoáng chất quý hiếm hoặc những khoáng sản có nhu cầu vượt xa khả năng khai thác chúng.
+ Trong thành thị, địa tô độc quyền có ở các khu đất có vị trí thuận lợi cho phép xây dựng các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nhà cho thuê có khả năng thu lợi nhuận cao.
Nguồn gốc của địa tô độc quyền cũng là lợi nhuận siêu ngạch do giá cá độc quyền của sản phẩm thu được trên đất đai ấy mà nhà tư bản phải nộp cho địa chủ.
Tóm lại: Thông qua nghiên cứu các hình thái tư bản điểm chung rút ra là, dù tư bản hoạt động trong lĩnh vực nào cũng mang lại phần lợi nhuận bình quân như nhau, nó có thể có những tên gọi khác nhau (lợi nhuận, lợi tức, địa tô, …) nhưng đều do giai cấp công nhân tạo ra, các nhà tư bản chiếm không và chia nhau./..
CHƯƠNG VI
HỌC THUYẾT VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN VÀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC VÀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC I. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN
1. Nguyên nhân chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang độc quyềna. Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền a. Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền
Theo V.I.Lênin, “C.Mác, người đã chứng minh – thông qua sự phân tích chủ nghĩa tư bản về mặt lý luận và lịch sử - rằng, tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này,
khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền ... Còn việc tập trung sản xuất đẻ ra các tổ chức độc quyền thì nói chung lại là một quy luật phổ biến và cơ bản trong giai đoạn phát triển hiện nay của chủ nghĩa tư bản” (V.I.Lênin Toàn tập, tập 27, tr.489).
Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nguồn gốc sâu xa dẫn đến độc quyền của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời của các tổ chức độc quyền là tự do cạnh tranh làm cho tập trung sản xuất nhanh chóng. Sự tập trung đó xuất phát trực tiếp từ các nguyên nhân sau đây:
- Thứ nhất, sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học - kỹ thuật chính là nguyên nhân sâu xa của tích tụ tư bản và tập trung tư bản. Sự tác động của khoa học - kỹ thuật đã giúp cho doạnh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, thu hút được tư bản của các doanh nghiệp khác về tay mình thông qua cạnh tranh trên thị trường. Từ nguyên nhân này nó đã dẫn đến hai xu hướng:
+ Một là, làm xuất hiện những ngành mới, ngay từ đầu, nó đã là những ngành có trình độ tích tụ cao, đó là những xí nghiệp lớn, đòi hỏi những hình thức kinh tế tổ chức mới.
+ Hai là, làm cho năng suất lao động và do vậy là giá trị thặng dư tăng lên, mở rộng khả năng tích lũy, thúc đẩy sản xuất lớn. Các xí nghiệp lớn xuất hiện và quyền lực ngày càng tập trung vào những công ty này.
- Thứ hai, tự do cạnh tranh đã tác động mạnh mẽ đến tích tụ và tập trung tư bản và dẫn đến những hệ quả:
+ Một mặt, buộc các nhà tư bản phải cải tiến kỹ thuật, tăng quy mô tích lũy;
+ Mặt khác, đã dẫn đến nhiều doanh nghiệp nhỏ, trình độ kỹ thuật kém hoặc bị các đối thủ mạnh hơn thôn tính, hoặc phải liên kết với nhau để đứng vững trong cạnh tranh. Vì vậy, xuất hiện một số xí nghiệp tư bản lớn nắm địa vị thống trị một ngành hay trong một số ngành công nghiệp.
- Thứ ba, khủng khoảng kinh tế lại càng làm cho nhiều xí nghiệp nhỏ và vừa bị phá sản; một số sống sót phải đổi mới kỹ thuật để thoát khỏi khủng hoảng, do đó thúc đẩy quá trình tập trung sản xuất. Tín dụng tư bản chủ nghĩa mở rộng., trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất.
- Thứ tư, những xí nghiệp và công ty lớn có tiềm lực kinh tế mạnh tiếp tục cạnh tranh với nhau ngày càng khốc liệt, khó phân thắng bại, vì thế nảy sinh xu hướng thỏa hiệp, từ đó hình thành các tổ chức độc quyền.
b. Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền
V.I.Lênin đã nhận xét: “Độc quyền không thủ tiêu cạnh tranh tự do là cái sinh ra chúng, chúng tồn tại bên trên sự cạnh tranh tự do và cùng với sự cạnh tranh tự do, do đó gây ra mâu thuẫn, va chạm và xung đột đặc biệt gay gắt và kịch liệt” (Tập 27, tr.489).
- Bản chất đích thực của chủ nghĩa tư bản độc quyền là ở chỗ, trong giai đoạn này nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đoợc vận hành trên hai nguyên tắc đối nghịch nhau: đó là cạnh tranh và độc quyền. Tức là các quá trình kinh tế - xã hội diễn ra trên bề mặt thị trường dưới tác động và chi phối bởi các quy luật thị trường, nhưng trong phạm vi các doanh nghiệp, tư bản độc quyền với các lực lượng vật chất to lớn trong tay nhờ quá trình tích tụ và tập trung tư bản, chúng tạo ra các cơ chế của doanh nghiệp có thể thay cho cơ chế thị trường để định hướng các lợi ích bảo đảm tước đoạt được một bộ phận lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp ngoài độc quyền, để hình thành lợi nhuận độc quyền cao. Từ đó làm giảm hiệu lực của các quy luật, bóp méo các tín hiệu phát ra trên thị trường. Vận hành trong những cơ chế đối nghịch đó không chỉ làm cho những xung độ lợi ích vốn có giữa giai cấp tư sản và vô sản ngày càng trở nên gay gắt hơn, mà còn làm nảy sinh những mâu thuẫn mới giữa độc quyền với không độc quyền và giữa các tổ chức độc quyền với nhau.
- Trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở giai đoạn độc quyền, sự đòi hỏi của quy luật QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, như V.I.Lênin đã nói, nó thể hiện ra ở “sản xuất trở nên có tính xã hội, nhưng chiếm hữu vẫn mang tính tư nhân. Các tư liệu sản xuất xã hội vẫn là sở hữu tư nhân của một số người .... áp lực của một nhóm người độc quyền đối với số dân còn lại trở nên nặng nề, rõ rệt, không thể chịu nổi, hơn trước gấp trăm lần” (Tập 27, tr.556).
Như vậy, có thể khẳng định rằng, sự hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền diễn ra ở các nước trong thời gian khác nhau nhưng là quy luật chung của chủ nghĩa tư bản. Đó là do sự phát triển của lực lượng sản xuất kéo theo sự điều chỉnh trong quan hệ sản xuất. Là sự thay đổi về hình thức của chủ nghĩa tư bản nhưng bản chất vẫn là sự thống trị của giai cấp tư sản, của quan hệ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa.
2. Năm đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền
Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản và theo V.I.Lênin, nó gồm 5 dấu hiệu cơ bản sau đây:
- Một là, sự tập trung sản xuất và tư bản đạt tới một mức độ phát triển cao khiến nó tạo ra những tổ chức độc quyền có vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.
- Hai là, sự hợp nhất tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp, và trên cơ sở “tư bản tài chính đó xuất hiện một bọn đầu sỏ tài chính”.
- Ba là, việc xuất khẩu tư bản, khác với việc xuất khẩu hàng hoá, đã có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt.
- Bốn là, sự hình thành những liên minh độc quyền quốc tế của bọn tư bản chia nhau thế giới. - Năm là, việc các cường quốc tư bản chủ nghĩa lớn nhất chia nhau xong đất đai thế giới (Tập 27, tr.489 – 490).
Dựa vào những chỉ dẫn nêu trên của V.I.Lênin, có thể nhận diện chủ nghĩa tư bản độc quyền ở những đặc điểm sau đây.
a. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền
Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền, đặc trưng kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc.
Tích tụ và tập trung sản xuất: sản xuất với quy mô lớn, tập trung trong tay một số ít xí nghiệp.
Ví dụ: Những năm đầu thế kỷ 20 ở Mỹ, Anh, Đức, Pháp các xí nghiệp lớn chiếm 1% tổng số xí nghiệp nhưng chiếm hơn 3/4tổng số sức hơi nước và điện lực, gần 1/2 số công nhân và 1/2 tổng sản phẩm.