Triển vọng của chủ nghĩa xã hộ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁCLÊNIN (2) (Trang 77 - 78)

1) Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của xã hội loài người

Chủ nghĩa tư bản tuy chưa chấm dứt thời đại của mình, nhưng không phải là “đang độ thanh xuân” như một số học giả phương Tây vẫn thường khẳng định sau khi Liên Xô và Đông Âu xụp đổ. Ngược lại, chủ nghĩa tư bản đã ở giai đoạn cuối trong sự phát triển của nó. Điều này thể hiện rõ trong những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản vẫn không hề mất đi, nhưng lại biểu hiện dưới những hình thái mới. Đó là:

Thứ nhất, về mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản, sự biến đổi của nền sản xuất tư bản dẫn đến những biến đổi về cơ cấu giai cấp xã hội và xoa dịu mâu thuẫn giai cấp công nhân với tư bản trong các nước tư bản phát triển, nhưng lại mở rộng mâu thuẫn giữa lao động và tư bản mang tính toàn cầu.

Thứ hai, mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và chủ nghĩa đế quốc trước đây nay biểu hiện thành một cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, chống sự “xâm lược” về kinh tế và văn hoá của chủ nghĩa đế quốc.

Thứ ba, cùng với mâu thuẫn tư bản với tư bản không những vẫn tiếp tục tồn tại, mà còn thêm sâu sắc do chính sách bá quyền hiếu chiến của Mỹ, toàn cầu hoá làm nảy sinh mâu thuẫn mới giữa “vùng trung tâm” và “vùng ngoại vi” của chủ nghĩa tư bản, tức là giữa “chủ nghĩa tư bản phát triển” và “chủ nghĩa tư bản không phát triển”.

Sự đan xen ba mâu thuẫn trên biểu hiện tập trung ở “mâu thuẫn giữa các nước nghèo với nước giàu” và được gọi là “mâu thuẫn Bắc – Nam”.

Mâu thuẫn cơ bản, vốn có của chủ nghĩa tư bản – mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá cao của lực lượng sản xuất với tính chất chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa cảu quan hệ sản xuất tiếp tục tồn tại và phát triển trong những hình thái mới, không thể giải quyết trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản. Từ sự phân tích trên, chúng ta có thể khẳng định rằng, chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của xã hội loài người.

2) Chủ nghĩa xã hội – tương lai của xã hội loài người

Trong những năm đầu thế XXI, thực tế phát triển của thế giới cũng như các nước xã hội chủ nghĩa còn lại đã cho thấy có nhiều nhân tố đảm bảo cho sự phục hưng và hướng tới tương lai tười sáng của chủ nghĩa xã hội.

Một là, trong xã hội còn phân chia thành giai cấp còn áp bức giai cấp, áp bức dân tộc thì khát vọng giải phóng con người khỏi những áp bức đó vẫn còn nóng bỏng. Thế giới hiện nay vẫn đang diễn ra sự áp bức bất công, bất bình đẳng, phân hoá giàu nghèo làm tăng thêm mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn tôn giáo.

Hai là, do những tiến bộ mạnh mẽ của khoa học – công nghệ, lực lượng sản xuất không ngừng phát triển xã hội hoá ngày càng cao dẫn đên sự phá vỡ quan hệ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, cho ra đời quan hệ sản xuất mới tiến bộ tương ứng phù hợp.

Ba là, mâu thuẫn gay gắt giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển biểu hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, mà tiêu biểu là giữa các nước tư bản lớn: Mỹ - Nhật Bản – Tây Âu. Mâu thuẫn này diễn ra ngày càng gay gắt, nhất là trên lĩnh vực kinh tế nó sẽ tất yếu dẫn đến sự bùng phát làm thay đổi trật tự thế giới.

Thứ tư, chủ nghĩa xã hội tự đổi mới để phục hồi và phát triển. Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại đã tổng kết kinh nghiệm của Liên Xô, căn cứ vào tình hình quốc tế và điều kiện thực tiễn của mỗi nước để từ đó đưa ra những điều chỉnh trong chiến lược phát triển. Bởi vậy, họ không những đứng vững mà còn tiếp tục phát triển, vị thế và cai trò của đất nước ngày càng được nâng cao trên trường quốc tê.

Trung Quốc đã xác lập cơ chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, coi đó là mục tiêu của cải cách, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc. Việt Nam, sau hơn hai mươi năm tiến hành đổi mới đã thu được những thành tựu hết sức to lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, vị thế và vai trò của Việt Nam không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế, đặc biệt là trên lĩnh vực đối ngoại. Lào thực hiện chính sách đổi mới mở cửa, cải cách cơ chế kế hoạch hóa cứng nhắc trước đây, bức tranh kinh tế - xã hội đã có những bước khởi sắc. Cu Ba cũng dần dần mở cửa, trong chính sách kinh tế, và đời sống xã hội đã có nhiều thay đổi tích cực. Triều Tiên chủ tr ương lấy “tư t- ưởng chủ thể” để xây dựng chủ nghĩa xã hội theo kiểu Triều Tiên. Các chính đảng cánh tả Châu Âu chủ trương chủ nghĩa xã hội dân chủ, phản đối chế độ độc đảng thiếu dân chủ của Liên Xô. Họ luôn nêu ra khẩu hiệu về “chủ nghĩa xã hội nhân đạo”, “dân chủ”, “phù hợp” với đạo đức của loài ng ười, “chủ nghĩa xã hội” theo quan niệm của họ. Và đặc biệt, trong những năm gần đây, làn sóng “thiên tả” ở nhiều nước Mỹ Latinh đã và đang trổi dậy. Từ Venezuela tới Chile, từ Argentina tới Bolivia, từ Brazil tới Nicaragua, và mới đây là Ecuador, đại diện cách tả đã giành được thắng lợi trong các cuộc bỏ phiếu bầu lãnh đạo đất nước. Đi tiên phong trong các đảng cánh tả ở Mỹ Latinh là Venezuela. Sau khi tái đắc cử trong kỳ bầu cử tổng thống vừa qua (năm 2006), Tổng thống Hugo Chavez đã tuyên bố với công chúng rằng, trong nhiệm kỳ mới của mình và trong những năm tiếp theo ông sẽ nổ lực thúc đẩy xây dựng một xã hội tiến bộ và phát triển cho Venezuela đi theo mô hình xã hội chủ nghĩa của riêng mình, bằng việc tuyên truyền về lý luận “xã hội chủ nghĩa thế kỷ XXI”./..

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁCLÊNIN (2) (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w