Sự khác biệt về định hướng xuất khẩu theo quy mô

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp tỉnh kiên giang (Trang 95)

doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang

So sánh sự khác biệt giữa nhóm “doanh nghiệp nhỏ” và nhóm “doanh nghiệp vừa”, kết quả của kiểm định cho thấy rằng không có sự khác biệt về định hướng xuất khẩu giữa 2 nhóm doanh nghiệp này. Khi quy mô doanh nghiệp là nhỏ nhưng với nguồn nhân lực, vật lực hiện có thì doanh nghiệp có thể có khả năng đáp ứng những đơn hàng xuất khẩu, cho nên không có sự

khác biệt về định hướng xuất khẩu khẩu giữa 2 nhóm. Thêm vào đó, qua quá

trình phỏng vấn, tác giả cũng nhận thấy được rằng, chỉ khi quy mô doanh nghiệp lớn và đủ khả năng về vốn và nhân lực, máy móc thiết bị sản xuất thì doanh nghiệp mới có định hướng xuất khẩu.

4.3.3 Sự khác biệt về định hướng xuất khẩu theo quy mô doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long

Kết quả kiểm định cho thấy sig. của kiểm định Levene là 0,000 và sig.(2- tailed) của kiểm định T-test là 0,006 nhỏ hơn mức ý nghĩa α (5%) chứng tỏ

rằng có sự khác biệt vềđịnh hướng xuất khẩu giữa nhóm “doanh nghiệp nhỏ” và nhóm “doanh nghiệp vừa và lớn”. Ở Vĩnh Long,đa phần các doanh nghiệp chủ yếu sản xuất lúa gạo và thủy hải sản để xuất khẩu, tuy nhiên, do chi phí sản xuất ảnh hưởng đến sự khác biệt này. Theo kết quả thống kê, thì có đến 42

đáp viên đánh giá chi phí sản xuất là có ảnh hưởng, 2 đáp viên cho là rất ảnh

hưởng và chỉcó 8 đáp viên cho là không ảnh hưởng.

4.3.4 Sự khác biệt về định hướng xuất khẩu giữa 2 tỉnh Kiên Giang và Vĩnh Long theo từng loại quy mô doanh nghiệp

- Thực hiện kiểm định xem có sự khác biệt về định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp giữa 2 tỉnh Kiên Giang và Vĩnh Long hay không.

Bảng 4.32: Kết quả kiểm định Independent-samples T-test Kiểm định Levene Kiểm định t-test F Sig. Sig.(2-tailed) Định hướng xuất khẩu (Q7) Phương sai đồng nhất 3,201 0,077 0,338

Phương sai không đồng nhất

- - 0,340

Ta có sig. của kiểm định Levene là 0,077 và sig.(2-tailed) của kiểm định T-test là 0,338 lớn hơn mức ý nghĩa α (5%) chứng tỏ rằng không có sự khác biệt về định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp giữa tỉnh Kiên Giang và tỉnh Vĩnh Long.

- So sánh theo từng loại quy mô doanh nghiệp giữa 2 tỉnh

Vì phần lớn các doanh nghiệp siêu nhỏ (mẫu thu được) ở cả 2 tỉnh không tham gia hoạt động xuất khẩu nên có thể kết luận rằng không có sự khác biệt vềđịnh hướng xuất khẩu của doanh nghiệp theo quy mô này.

Kết quả kiểm định Independent-samples T-test cho kết quả như sau:

không có sự khác biệt về định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp có quy mô nhỏ cũng như là doanh nghiệp có quy mô vừa giữa 2 tỉnh Kiên Giang và tỉnh

Vĩnh Long.

4.4 KẾT LUẬN

Nhìn chung không có sự khác biệt nhiều về các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp ở tỉnh Kiên Giang và tỉnh Vĩnh Long.

Tại tỉnh Kiên Giang, các biến số và nhân tố chính ảnh hưởng đến định hướng

xuất khẩu là: “kinh nghiệm buôn bán quốc tế”, “quy mô doanh nghiệp”,

“nhu cầu về sản phẩm thị trường trong nước”, “mức độ mở cửa thương mại

của nước nhập khẩu”, “tiềm năng thị trường nước nhập khẩu”, “thị hiếu

sử dụng hàng hóa nhập khẩu” và “vòng đời sản phẩm”. Còn đối với tỉnh

Vĩnh Long thì có các biến số và nhân tố chính sau: “sử dụng Internet”, “chính sách xuất nhập khẩu của nhà nước”, “thuế xuất nhập khẩu” và “cơ sở hạ tầng”. Khi so sánh về sự khác biệt về định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp 2

tỉnh thì kết quả kiểm định là không có sự khác biệt. Sỡ dĩ có những kết quả phân tích tương đồng như trên là do các doanh nghiệp của 2 tỉnh không có

khác biệt quá xa về quy mô, công nghệ sản xuất hàng hóa, sản phẩm và một lí

do nữa là, hầu hết các doanh nghiệp của cả 2 tỉnh xuất khẩu chủ yếu là sản

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU TỈNH KIÊN GIANG

5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biết nhân tố nào tác động

mạnh nhất đến từng nhóm nhân tố. Từ kết quả phân tích nhân tố khám phá

EFA này, tác giả thực hiện tiếp hồi quy Binary Logistic để xác định được biến

và nhóm nhân tố tác động đến định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp.

Kết quả từ 2 bước phân tích trên giúp xác định được có 1 biến độc lập và 3 nhóm nhân tố (biến độc lập trong mô hình hồi quy Binary Logistic) tác động đến định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp. Trong đó, biến quy_mo (quy mô

doanh nghiệp) có tác động thuận chiều và mạnh nhất đến biến độc lập Y (Q7), tiếp đến là biến F1 (có tác động thuận chiều), biến F2 (có tác động trái chiều)

và biến F5(có tác động thuận chiều).

Từ kết quả phân tích nhân tố EFA và hồi quy Binary Logistic, thực trạng

xuất khẩu của doanh nghiệp và qua phỏng vấn trực tiếp nhà quản lí của

doanh nghiệp, tác giả đề xuất giải pháp dựa vào các nhân tố và biến số

có tác động mạnh nhất đến định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp và ý kiến đóng góp của đáp viên.

5.2 GIẢI PHÁP

Doanh nghiệp có quy mô hạn chế, nguồn vốn ít nên không thể xuất khẩu, thêm vào đó là việc làm thủ tục vay vốn để mở rộng quy mô vẫn còn nhiều

hạn chế (doanh nghiệp phải chờ một thời gian dài để chính quyền xác nhận

thông tin vay vốn, và khi đã xác định xong thì thủ tục vay vốn vẫn còn phức

tạp), lãi suất vay còn cao so với khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp,

để có thể tham gia xuất khẩu, các doanh nghiệp cần gia tăng hiệu quả

buôn bán kinh doanh ở thị trường trong nước trước tiên, tạo điều kiện để

có thể tích lũy được vốn, từ đó mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh để có thể đáp ứng được đơn hàng nhỏ, rồi dần dần mở rộng quy mô hơn nữa để có định hướng xuất khẩu nhiều hơn.

Ở địa bàn nghiên cứu, các doanh nghiệp chủ yếu là xuất khẩu gạo và thủy hải sản. Và trong số những mẫu số liệu thu thập được, có một sự chênh lệch khá lớn giữa các doanh nghiệp kinh doanh cùng loại sản phẩm gạo và thủy sản. Các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn, vốn mạnh hơn đang hoạt động

xuất khẩu thì dễ tìm kiếm hợp đồng xuất khẩu và định hướng xuất khẩu của

cho doanh nghiệp họ, còn những doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ và nhỏ (có định hướng xuất khẩu) thì gặp khó khăn trong việc tìm kiếm hợp đồng xuất

khẩu, và khi có hợp đồng xuất khẩu rồi, thì hợp đồng xuất khẩu bị chia nhỏ ra,

và những doanh nghiệp này phải xuất khẩu gián tiếp và không thể làm chủ

về giá. Để giải quyết thực trạng này, các doanh nghiệp nhỏ có thể tham gia tổ

chức, hiệp hội để cùng nhau đáp ứng hợp đồng xuất khẩu và qua đó có thể chủ động về giá hơn.

Một trong những lí do mà doanh nghiệp có quy mô nhỏ, kể cả quy mô

vừa nhưng lại không có định hướng xuất khẩu là do hạn chế về tuổi tác của

nhà quản lí. Đa phần họ là những người đã có tuổi và với những lí do cá nhân

nên họ không muốn mở rộng quy mô và xuất khẩu. Nếu có thể được gặp thành

viên trong gia đình của những nhà quản lí doanh nghiệp này, và trao đổi với

họ về những lợi ích mà xuất khẩu mang lại cho chính doanh nghiệp mình và

đóng góp cho sự phát triển, tăng trưởng của tỉnh nhà thì khả năng thuyết phục được doanh nghiệp xuất khẩu là hoàn toàn có khả năng xảy ra.

Mức độ tìm hiểu, nghiên cứu thị trường trong nước và thị trường xuất

khẩu là thấp, khả năng tiếp cận thông tin thị trường xuất khẩu là khó khăn với

doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên tham gia các tổ chức, hiệp hội xuất

nhập khẩu ở địa phương để có thêm kinh nghiệm xuất khẩu và thông tin về

thị trường nước ngoài.

Các chủ quản lí doanh nghiệp chưa tham gia xuất khẩu thường có suy

nghĩ là nếu doanh nghiệp tôi hoạt động xuất khẩu thì việc quản lí doanh

nghiệp sẽ khó khăn hơn, đòi hỏi phải tốn nhiều chi phí hơn và thủ tục xuất

nhập khẩu có phần rườm rà, khó nắm bắt và doanh nghiệp chưa có kinh

nghiệm nào trong việc kí kết hợp đồng xuất khẩu hết nên họ quyết định không xuất khẩu dù cho có khả năng. Để giả quyết tình trạng này, các doanh nghiệp

cần tham gia vào tổ chức xuất nhập khẩu để tìm hiểu rõ việc quản lí, làm thế nào để làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo đúng quy định của pháp luật và

qua đó, có thêm được kinh nghiệm quản lí, buôn bán, thông tin về thị trường

xuất khẩu, và quan trọng hơn là các doanh nghiệp có thể mở rộng quan hệ

buôn bán, tìm kiếm đối tác trên thương trường.

Để doanh nghiệp có thể cạnh tranh hơn trên thị trường nước ngoài, ngoài việc xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các

doanh nghiệp cần đầu tư thêm vào hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D.

Với công nghệ hiện đại cùng với sự quản lí tốt của nhà quản trị sẽ giúp doanh

nghiệp phát triển ổn định và có thể kiểm soát được sự biến động về chi phí

doanh nghiệp tự tin hơn với những doanh nghiệp cùng xuất khẩu sang một thị trường và ngay cả những doanh nghiệp đang hoạt động tại thị trường đó.

Mức độ xa gần về khoảng cách địa lí từ nước xuất khẩu đến nước nhập

khẩu, rủi ro khi xuất khẩu và mức độ mở cửa thương mại của nước nhập khẩu

cũng một phần làm cho doanh nghiệp e ngại về việc xuất khẩu hàng hóa sang

nước đó. Khi doanh nghiệp có hiểu biết nhiều hơn về việc kí hợp đồng phân

chia trách nhiệm về bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp hạn

chế được rủi ro xuất khẩu và khi đó, khoảng cách địa lí sẽ không còn ảnh hưởng lớn đến định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp nữa. Thông qua việc

tham gia các tổ chức, hiệp hội xuất khẩu của địa phương, doanh nghiệp có thể

hợp tác cùng đáp ứng hợp đồng xuất khẩu nếu doanh nghiệp e ngại khả năng

về vốn, nhân lực… của doanh nghiệp mình và nắm bắt được thông tin thị trường nước ngoài như thuế nhập khẩu, thị hiếu sử dụng hàng nhập khẩu của người tiêu dùng, các chính sách nhập khẩu, thuế nhập khẩu.

Nếu doanh nghiệp nhận thấy rằng sản phẩm doanh nghiệp kinh doanh có

mức tiêu thụ ít hơn các kì trước, nghĩa là sức mua của thị trường trong nước

giảm, hoặc sản phẩm của doanh nghiệp đã đến chu kì suy thoái, doanh nghiệp

có thể nghĩ đến việc lựa chọ nhóm khách hàng mới phù hợp với sản phẩm đang kinh doanh bằng việc xuất khẩu hàng hóa ra thị trường mới thông qua

việc tìm hiểu, nghiên cứu thị trường.

Sự thuận tiện trong giao thông hạ tầng vận tải sẽ giúp doanh nghiệp

dễ dàng vận chuyển hàng hóa trong quá trình xuất khẩu. Khi quy mô doanh nghiệp lớn và có thể mở rộng thêm nữa bằng việc thuê hay mua thêm nhà máy, mặt bằng sản xuất thì việc lựa chọn địa điểm mặt bằng hay vị trí xây nhà máy thuận lợi sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi nhiều hơn trong khâu vận

5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

Vì trong quá trình thu mẫu gặp nhiều khó khăn, hạn chế như khó tiếp cận

với nhà quản lý, chủ doanh nghiệp không đồng ý cho phỏng vấn vì những lý

do như không có thời gian, không muốn tiếp xúc với các đối tượng bên ngoài, không muốn tiết lộ thông tin, cảm giác khó chịu khi bị phỏng vấn…, hạn chế

về chi phí, nên số mẫu tác giả thu được còn ít, chưa có ý nghĩa thống kê cao để

suy ra cho tổng thể của cả tỉnh Kiên Giang

Đối với những đáp viên chấp nhận phỏng vấn, do họ không có nhiều thời

gian, cho nên họ trả lời cũng không được nhiệt tình nên rất khó để có được

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu với SPSS. Trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

2. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình Kinh tế lượng. Trường đại học

Cần Thơ.

Danh mục tài liệu tiếng Anh

1. Andersson S, Gabrielsson J, Wictor I, 2004. International activities in small firms: examining factors influencing the internationalization and export growth of small firms. Can J Adm Sci 21: 22–31.

2. Auquier A., 1980. Sizes of firms, exporting behaviour, and the structure of the French industry. The Journal of Industrial Economics, 29, pp. 203-218.

3. Bonaccorsi A, 1992. On the relationship between firm size and export intensity. Journal of International Business Studies, pp. 605–635.

4. Calof JL, 1993. The impact of size on internationalization. J Small Bus Manage 31(4): 60–69.

5. Calof, J.L and Beamish, P.W, 1995. Adapting to Foreign Markets: Explaning Internationalization. International Business Review, 4(2), pp. 115-131.

6. Caves, R., 1986. Exporting behavior and market structure: Evidence from the United State. Springer, pp. 189-210.

7. Ekaterina Nemkova, Anne L.Souchon and Paul Hughes, 2012. Export decision-making orientation: An exploratory study. International Marketing Review Vol. 29, No. 4, 2012, pp. 349-378.

8. Ellis P, Pecotich A, 2001. Social factors influencing export initiation in small and medium-sized enterprises. Journal of Marketing Research Vol. 38, No.1 (Feb., 2001), pp. 119-130.

9. Glesjer, H., Jacquemin, A. and Petit, J., 1980. Exports in an imperfect competition framework: An analysis of 1446 exporters. Quarterly Journal of Economics, 94, pp. 507-524.

10.Haiying Song, Lu He, and Yinde Zhao, 2012, An Analysis on the Environmental Effects of Exporting Trade: Evidence from Zhejiang Province of China. H.Tan(Ed), Technology for Education and Learning, AISC 136, pp. 19-26.

11.Jianhong Zhang and Arjen van Witteloostuijn, 2004. Economic Openness and Trade Linkages of China: An Empirical Study of the Determinants of Chinese Trade Intensities from 1993 to 1999. Review of World Economics 2004, Vol. 140(2).

12.Jorg Henseler, Christian M, Ringle, Rudolf R, Sinkovics, 2009. The use of partial least squares path modeling in international marketing. Emerald Group Publishing Limited, pp. 277-319.

13.Lefebvre, E., and L. A. Lefebvre, 2001. Innovative Capabilities as Determinants of Export Behavior and Performance: A Longitudinal Study of Manufacturing SMEs. International small business journal.

14.Margreet van Brummelen and Martin Luppes, 2009. Business Units and the Concept of International Orientation. Oecd.org.

15.Nunnally, J., 1978. Psycometric Theory. New York, McGraw-Hill. 16.Peterson, R., 1994. A Meta-Analysis of Cronbach’s Coefficient Alpha. Journal of Consumer Research, No. 21, Vol.2.

17.Randall D, Tobias, 1995. An Introduction to Partial Least Squares Regression. SAS institute Inc., Cary, NC.

18.Rapp, W., 1976. Firm size and Japan's export structure, In: Patrick, H, (Ed,), Japanese, Industrialization and its Social Consequences. The University of California Press, Berkeley, pp. 201-248.

19.Xiaohui Liu and Chang Shu, 2003. Determinants of Exporting Performance: Evidence from Chinese Industries. Economics of Planning 36: 45-67.

20.Wagner, J., 1995. Exports, Firm Size and Firm Dynamics. Small BusinessEconomics, 7(1), pp. 29-39.

PHẦN PHỤ LỤC



PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TỈNH KIÊN GIANG

I. PHẦN GIỚI THIỆU

Xin chào anh(chị), tôi tên là Lương Tài Anh, hiện là sinh viên Khoa Kinh Tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ. Tôi đang

thực hiện đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến Định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang”. Để hoàn thành đề tài, mong anh(chị) có thể dành ra khoảng 15 phút để cung cấp một số thông tin về Định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp. Tôi đảm bảo những thông tin hữu ích mà doanh nghiệp cung cấp sẽhoàn toàn được bảo mật.

II. PHẦN THÔNG TIN

Q1.Năm thành lập của doanh nghiệp: ________ hay cách nay ________ năm

Q2. Hình thức sở hữu:

1- Tư nhân; 2- Trách nhiệm hữu hạn; 3- Cổ phần;

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp tỉnh kiên giang (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)