Khái quát tỉnh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp tỉnh kiên giang (Trang 72 - 77)

4.2.1.1 Vị trí địa lí tỉnh Vĩnh Long

Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ đồng bằng Sông Cửu Long

(ĐBSCL) thuộc vùng giữa sông Tiền - sông Hậu, cách Thành phố Hồ Chí

Minh 136 km với tọa độ địa lý từ 9o52' 45" đến 10o 19' 50" vĩ độ Bắc và từ

104o 41' 25" đến 106o17' 00" kinh độ Đông. Vị trí giáp giới như sau : + Phía Bắc và Đông Bắc giáp Tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. + Phía Tây và Tây Nam giáp Tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

+ Phía Đông và Đông Nam giáp Tỉnh Trà Vinh. + Phía Tây Bắc giáp Tỉnh Đồng Tháp.

Trên quan hệ đối ngoại, Vĩnh Long nằm trong vùng ảnh hưởng của địa

bàn trọng điểm phía Nam, nằm giữa trung tâm kinh tế quan trọng là Thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh. Chính nơi đây vừa là trung tâm kinh tế - khoa học kỹ thuật - văn hóa - quốc phòng, vừa là thị trường lớn sẽ có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trong đó có liên quan

chặt chẽ đến việc quản lý, phân bố sử dụng đất đai. Đặc biệt là khả năng chi

phối của Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ của Thành phố Cần Thơ (Trường Đại học Cần Thơ, Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long, khu Công

nghiệp Trà Nóc...) và Trung tâm cây ăn trái miền Nam (Tiền Giang) là một

trong những lợi thế đặc biệt của Vĩnh Long trong sự phát triển kinh tế ở hiện

tại và tương lai.

Với vị trí địa lý như trên trong tương lai Vĩnh Long là nơi hội tụ và giao

lưu giữa giao thông thủy bộ (đường cao tốc, các quốc lộ 1A, 53, 54, 57, 80 được nâng cấp mở rộng, có trục đường thủy nội địa sông Mang Thít nối liền

sông Tiền và sông Hậu trong trục đường thủy quan trọng từ Thành phố Hồ Chí

Minh xuống các vùng tây nam sông Hậu), cửa ngõ trong việc tiếp nhận những

thành tựu về phát triển kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh và các khu công nghiệp miền đông và là trung tâm trung chuyển hàng nông sản từ các tỉnh phía

Nam sông Tiền lên thành phố Hồ Chí Minh và hàng công nghiệp tiêu dùng từ

thành phố Hồ Chí Minh về các tỉnh miền tây. Mặt khác đây là vùng có tiềm năng về phát triển du lịch xanh với sinh cảnh sông nước, nhà vườn. Đồng thời

với hệ thống giao thông thủy bộ phát triển ngày càng hoàn thiện, Vĩnh Long

phát triển kinh tế xã hội theo các hướng trục giao thông thủy bộ đã được quy

hoạch của tỉnh.

4.2.1.2 Tình hình xuất khẩu tỉnh Vĩnh Long

Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng đều qua từng năm, cụ thể là trong năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 270,350 triệu USD, năm 2011 đạt 390 triệu USD (tăng 44,257% so với năm 2010) và năm 2012 đạt 393

triệu USD(tăng 0,769% so với năm 2011). Trong khi đó kim ngạch nhập khẩu

tăng chậm qua các năm nên kim ngạch xuất nhập khẩu trong ba năm 2010, 2011 và 2012 luôn ở mức dương.

Các sản phẩm xuất khẩu chính của tỉnh là lúa gạo và thủy hải sản.

Bảng 4.15: Kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Đơn vị tính: triệu USD.

Năm 2010 2011 2012

Xuất khẩu 270,350 390,000 393,000

Nhập khẩu 88,910 127,000 134,000

Xuất nhập khẩu 181,440 263,000 259,000

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long, năm 2012.

4.2.1.3 Thực trạng xuất khẩu tỉnh Vĩnh Long 4.2.1.3.1 Thông tin chung về doanh nghiệp

Xét về số năm hoạt động của doanh nghiệp thì có 4 doanh nghiệp hoạt động dưới 4 năm, 12 doanh nghiệp hoạt động từ 4 đến 6 năm, 12 doanh nghiệp

hoạt động từ 7 đến 10 năm và có 24 doanh nghiệp hoạt động trên 10 năm.

Tuổi doanh nghiệp càng cao thì kinh nghiệm của nhà quản trị sẽ càng nhiều và

điều đó ảnh hưởng đến định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp.

Trong tổng số 52 mẫu, có 9 mẫu là doanh nghiệp tư nhân, 15 mẫu là công ty trách nhiệm hữu hạng, 12 mẫu là công ty cổ phần, 11 mẫu là hộ gia đình cá thể và còn lại (5 doanh nghiệp) là các loại hình doanh nghiệp khác.

Về quy mô doanh nghiệp, có 12 doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, 28

doanh nghiệp có quy mô nhỏ, 6 doanh nghiệp có quy mô vừa và 6 doanh nghiệp có quy mô lớn.

51,62% 7,69% 13,46% 11,54% 5,77% 9,62% Tiểu học Trung học cơ sở Tốt nghiệp Trung học phổ thông Trung cấp Cao đẳng Đại học

Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Doanh nghiệp lớn Doanh nghiệp tư nhân Công ty TNHH Công ty cổ phần Hộ gia đình cá thể Loại hình DN khác < 4 năm 4 – 6 năm 7 – 10 năm > 10 năm 7,69% 23,08% 23,08% 46,15% 17,31% 28,85% 23,08% 21,15% 9,61% 23,08% 53,84% 11,54% 11,54% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Số năm hoạt động của DN Loại hình doanh nghiệp

Quy mô doanh

nghiệp

Số liệu điều tra của tác giả, năm 2013. Hình 4.6: Thông tin cỡ mẫu

Xét về trình độ học vấn của nhà quản lí doanh nghiệp, thì trong 52 mẫu thu được, có 4 nhà quản lí có trình độ học vấn là tiểu học, 7 nhà quản lí có

trình độ học vấn là trung học cơ sở, 6 nhà quản lí tốt nghiệp trung học phổ

thông, 3 nhà quản lí tốt nghiệp trung cấp, 5 nhà quản lí tốt nghiệp cao đẳng và 27 nhà quản lí có trình độ đại học.

Số liệu điều tra của tác giả, năm 2013. Hình 4.7: Tỉ lệ trình độ học vấn của đáp viên

Các doanh nghiệp được phỏng vấn đa phần là kinh doanh sản phẩm gạo, nông sản và thực phẩm chế biến (24 doanh nghiệp), gỗ, thủ công mĩ nghệ (11 doanh nghiệp) và thủy hải sản (8 doanh nghiệp).

Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động xuất khẩu là 29, không tham gia hoạt động xuất khẩu là 23 (trong đó có 17 doanh nghiệp có định hướng xuất khẩu). Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu đều tham gia vào các tổ

chức xuất nhập khẩu của địa phương. Số lượng doanh nghiệp có sử dụng

Internet để tìm kiếm thông tin thị trường, khách hàng, hợp đồng xuất khẩu là 36 doanh nghiệp.

Để hỗ trợ vốn mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp, địa phương

Bảng 4.16: Thông tin chung về doanh nghiệp

Thông tin chung

Tần số

(doanh nghiệp)

Tỉ lệ

(%)

Sản phẩm sản xuất kinh doanh chính

Gạo, nông sản và thực phẩm chế biến 24 46,15

Thủy hải sản 8 15,39

Gỗ, sản phẩm thủ công mĩ nghệ 11 21,15

Dược phẩm, xăng dầu, hóa chất 4 7,69

May mặc và các sản phẩm khác 5 9,62

Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu

Có xuất khẩu 29 55,77

Không xuất khẩu nhưng có dự định xuất khẩu 6 11,54

Không xuất khẩu và không có dự định xuất khẩu 17 32,69

Doanh nghiệp có sử dụng Internet

Có 36 69,23

Không 16 30,77

Doanh nghiệp nhận sự hỗ trợ tài chính của Nhà nước

Có 19 36,54

Không 33 63,46

Doanh nghiệp tham gia tổ chức xuất nhập khẩuđịa phương

Có 34 65,38

Không 18 34,62

TỔNG 52 100,00

4.2.1.3.2 Thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp của tỉnh chủ yếu xuất khẩu hàng hóa sang thị trường

Châu Á (23 doanh nghiệp, chiếm 44,23%), Châu Âu (15 doanh nghiệp, chiếm

28,85%), Châu Phi (9 doanh nghiệp, chiếm 17,31%) và Châu Mĩ (7 doanh

nghiệp, chiếm 13,46%). Một số ít xuất khẩu sang thị trường Trung Đông và các thị trường khác (10 doanh nghiệp, chiếm 19,24%).

Bảng 4.17: Thông tin thị trường tiêu thụ và mức độ nghiên cứu

thị trường của doanh nghiệp xuất khẩu

Thông tin doanh nghiệp xuất khẩu

Tần số (doanh nghiệp) Tỉ lệ (%) Thị trường tiêu thụ sản phẩm Thị trường Châu Á 23 44,23

Thị trường Châu Âu 15 28,85

Thị trường Châu Phi 9 17,31

Thị trường Châu Mĩ 7 13,46

Thị trường Trung Đông 5 9,62

Thị trường khác 5 9,62

Mức độ tìm hiểu thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu

Hoàn toàn không 0 0,00

Ít 3 10,34

Trung bình 11 37,93

Nhiều 8 27,59

Rất nhiều 7 24,14

Nguồn: Số liệuđiều tra của tác giả, năm 2013.

Mức độ tìm hiểu thị trường xuất khẩu rất quan trọng trong việc sản xuất

kinh doanh. Tìm hiểu thị trường xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp

thời thông tin thị trường, nhu cầu về sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, công nghê, máy móc thiết bị sản xuất sản phẩm… từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra những

chiến lược kinh doanh xuất khẩu phù hợp trong từng thời kì. Tại tỉnh Vĩnh

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp tỉnh kiên giang (Trang 72 - 77)