2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp bao gồm các số liệu sau:
+ Số liệu thứ cấp về tình hình phát triển kinh tế, xã hội và các thông tin về xuất khẩu của tỉnh Kiên Giang được lấy từ Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang và Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm
2012.
+ Các đề tài, dự án nghiên cứu, tài liệu hội thảo có liên quan đến xuất khẩu của các trường đại học, Viện nghiên cứu và các tổ chức khác…
+ Thông tin từ các website, tạp chí có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
2.2.1.2 Số liệu sơ cấp
- Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu được thu thập bằng phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
Chọn mẫu ngẫu nhiên (hay chọn mẫu xác suất) là phương pháp chọn mẫu
mà khả năng được chọn vào tổng thể mẫu của tất cả các đơn vị của tổng thể đều như nhau. Đây là phương pháp tốt nhất để ta có thể chọn ra một mẫu có
khả năng đại diện cho tổng thể. Vì có thể tính được sai số do chọn mẫu, nhờ đó ta có thể áp dụng được các phương pháp ước lượng thống kê, kiểm định giả
thuyết thống kê trong xử lí dữ liệu để suy rộng kết quả trên mẫu cho tổng thể
danh sách cụ thể của tổng thể chung (ví dụ nghiên cứu trên tổng thể tiềm ẩn);
tốn kém nhiều thời gian, chi phí, nhân lực cho việc thu thập dữ liệu khi đối tượng phân tán trên nhiều địa bàn cách xa nhau,…
- Quy trình thu mẫu như sau:
+ Giai đoạn 1: Thiết lập bảng câu hỏi
Bước 1: Hoàn chỉnh bảng câu hỏi thông qua sự hướng dẫn của giáo
viên hướng dẫn.
Bước 2: Tiến hành thu mẫu thử, số mẫu phỏng vấn thử là 10 mẫu.
Bước 3: Qua quá trình phỏng vấn thử, tác giả đã rút ra những hạn chế, thiếu xót của bảng câu hỏi, từ đó tác giả đã thảo luận với giáo viên hướng dẫn
và tiến hành điều chỉnh bảng câu hỏi cho phù hợp.
Bước 4: Nhận thấy bảng câu hỏi giữa các thành viên trong nhóm nghiên cứu có nhiều nét tương đồng. Hơn nữa, hạn chế về mặt chi phí, thời gian và khả năng có thể phỏng vấn được nhà quản lí của doanh nghiệp là thấp (vì một vài lí do như đáp viên không có thời gian, không muốn tiếp, hay không muốn
tiết lộ thông tin doanh nghiệp…) cho nên tác giả đã thống nhất ba bảng câu
hỏi lại thành một bảng câu hỏi hoàn chỉnh bao gồm đầy đủ nội dung của cả ba
thành viên trong nhóm nghiên cứu.
Bước 5: Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và kiểm tra tổng duyệt bảng câu hỏi lần cuối.
+ Giai đoạn 2: Chọn vùng thu mẫu
Bước 1: Căn cứ vào Niên Giám Thống Kê và “Danh bạ doanh nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long – Mekong Business Directory 2011-2012” của
Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, kết hợp với Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam VCCI tại Cần Thơ để xác định số lượng doanh nghiệp ở từng quận, huyện và toàn tỉnh.
Bước 2: Tác giả tiến hành chọn vùng nghiên dựa trên các địa bàn có số lượng doanh nghiệp phù hợp với nghiên cứu và mức độ tập trung đáng kể.
Giai đoạn 3: Tiến hành thu mẫu
Bước 1: Chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, vì việc tiếp
cận với nhà quản trị trong các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Tác giả sử
dụng phần mềm Excel 2003 để chọn ngẫu nhiên doanh nghiệp trong danh dạ
thu mẫu. Hạn chế của danh bạ là không cho biết doanh nghiệp của tỉnh đang
17,78% 15,55% 26,67% 24,44% 15,56% Rạch Giá Tân Hiệp Hòn Đất Châu Thành Giồng Riềng
Bước 2: Trong quá trình thu mẫu, nếu doanh nghiệp nào đã được chọn
sẵn trong danh sách đang trong quá trình giải thể, phá sản hay không đồng ý
trả lời phỏng vấn thì tác giả sẽ chọn các doanh nghiệp lân cận trong khu vực đó để tiến hành điều tra. Nếu phỏng vấn trực tiếp, chủ doanh nghiệp không có
thời gian trả lời thì sẽ gửi lại bảng câu hỏi và hẹn ngày khác đến nhận lại. Bước 3: Phỏng vấn thu mẫu. Trung bình một ngày xin phỏng vấn
khoảng 40 doanh nghiệp và có khoảng 8 doanh nghiệp đồng ý trả lời phỏng
vấn. Thời gian thu mẫu là 5 ngày (từ thứ 2 đến thứ 6 theo giờ hành chính) và 1 buổi sáng thứ 7 (theo giờ hành chính).
- Vì hạn chế về chi phí và số lượng doanh nghiệp phù hợp với đề tài nghiên cứu bị hạn chế, tác giả thu thập được 45 mẫu ở tỉnh Kiên Giang để
nghiên cứu. Trong tổng số mẫu thu được, có 12 mẫu ở Rạch Giá, 7 mẫu ở
Tân Hiệp, 8 mẫu ở Hòn Đất, 11 mẫu ở Châu Thành và 7 mẫu ở Giồng Riềng.
Số liệu điều tra của tác giả, năm 2013.
Hình 2.1: Tỉ lệ cỡ mẫu tỉnh Kiên Giang
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả trong SPSS để phân tích thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang.
- Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp Phân tích nhân tố khám phá
(EFA) để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng xuất khẩu của
doanh nghiệp. Từ đó, tác giả thực hiện tiếp hồi quy Logit (Logistic Regression) để dự đoán xác suất trúng của mô hình nghiên cứu.
+ Phân tích nhân tố khám phá EFA
Để thực hiện được phân tích nhân tố EFA, ta phải thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha để xét xem các thang đo được thiết lập trong mô hình nghiên cứu là phù hợp chưa. Nếu hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị lớn hơn
0,6 và nhỏ hơn 1 và các nhân tố trong mô hình có hệ số tương quan biến - tổng
mô hình là phù hợp. Nếu có nhân tố nào có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0,3 thì ta bỏ lần lượt những biến đó ra khỏi mô hình và kiểm định lại Cronbach’s Alpha cho đến khi tất cả các nhân tố đề thỏa mãn điều kiện của
kiểm định. Tiếp theo, ta thực hiện phân tích nhân tố EFA, gồm các bước sau: Bước 1: Xét hệ số KMO và sig. của kiểm định Bartlett. Nếu hệ số
KMO lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1 và sig. nhỏ hơn α = 5% thì mô hình nghiên cứu được chấp nhận, các nhân tố trong mô hình là phù hợp.
Bước 2: Xác định có bao nhiêu nhóm nhân tố chính được tạo thành từ
các nhân tố ban đầu. Dựa theo tiêu chuẩn Eigenvalue lớn hơn 1 và biểu đồ định vị nhóm nhân tố (Scree plot) đểxác định nhóm nhân tốđược tạo thành.
Bước 3: Xác định các nhân tố đưa vào mô hình thuộc nhóm nhân tố
chính nào. Dựa vào bảng Ma trận xoay nhân tố, nhân tố nào thỏa điều kiện có điểm nhân tố lớn hơn 0,5 và chỉ thuộc duy nhất 1 nhóm nhân tố, thì ta sẽ giữ
nhân tố đó lại trong mô hình nghiên cứu. Nếu không thỏa điều kiện này, ta loại
biến đó ra khỏi mô hình. Nếu trong mô hình có nhân tố không thỏa điều kiện
thì ta bỏ những nhân tố đó ra và kiểm định lại Cronbach’s Alpha một lần nữa để xem hệ số Cronbach’s Alpha có cho ta kết quả mức độ phù hợp của mô
hình là tốt hay không.
Bước 4: Viết phương trình dựa vào nhóm nhân tố chính được tạo thành. Có bao nhiêu nhóm nhân tố, sẽ có bấy nhiêu phương trình.
Bước 5: Dựa vào các phương trình ở bước4 để giải thích sự tác động
(ảnh hưởng) của các nhân tố đến nhóm nhân tố như thế nào. + Hồi quy Binary Logistic
Để xác định nhân tố nào tác động đến định hướng xuất khẩu của doanh
nghiệp, tác giả lấy kết quả phân tích nhân tố EFA kết hợp với việc đưa thêm
biến độc lập vào mô hình để thực hiện tiếp hồi quy Binary Logistic. Biến phụ
thuộc là Y (Q7, nhận 2 giá trị 0 và 1, với 0 – doanh nghiệp không xuất khẩu và cũngkhông có định hướng xuất khẩu, 1 – doanh nghiệp có xuất khẩu và doanh nghiệp không xuất khẩu nhưngcó định hướng xuất khẩu). Các bước tiến hành
như sau:
Bước 1: Kiểm định giả thuyết về mức độ phù hợp tổng quát của mô
hình. Nếu mô hình có mức ý nghĩa Prob > Chi2 nhỏ hơn mức ý nghĩaα = 5%
thì kết luận rằng có tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập trong mô hình với khảnăng xuất khẩu của doanh nghiệp.
Bước 2: Xét giá trị -2 Log likelihood. Giá trị này càng nhỏ thì càng tốt và nó thể hiện mức độ phù hợp của mô hình tổng thể.
Bước 3: Xem hệ số CORR của các biến độc lập, nếu hệ số của các biến
độc lập này nhỏhơn 0,8 chứng tỏ mô hình nhìn chung không có hiện tượng đa
cộng tuyến.
Bước 4: Kiểm định sâu hơn vềđa cộng tuyến với hệ số VIF. Nếu hệ số
VIF của các biến trong mô hình nhỏhơn 10 thì chứng tỏ trong mô hình không bị hiện tượng đa cộng tuyến.
Bước 5: Xem mức độ dự báo chính xác của mô hình là bao nhiêu phần
trăm, mức độ dự báo này cho ta biết có bao nhiêu phần trăm các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích được cho biến độc lập Y (Q7).
Bước 6: Tính toán hệ số tác động biên dY/dX, viết phương trình hồi quy và giải thích mức độtác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc Y (Q7) – định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp.
- Đối với mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp kiểm định Independent- samples T-test để xác định sự khác biệt về định hướng xuất khẩu của
doanh nghiệp giữa tỉnh Kiên Giang và tỉnh Vĩnh Long.
Các bước tiến hành kiểm định Independent-samples T-test:
Bước 1: Xem sig. của kiểm định Levene làm cơ sở để xác định
sig.(2-tailed) của kiểm định t. Nếu sig. của kiểm định Levene lớn hơn mức ý
nghĩa α (5%) thì ta xem sig.(2-tailed) của dòng Equal variances assumed, còn nếu nhỏ hơn mức ý nghĩa α (5%) thì ta xem sig.(2-tailed) của dòng Equal variances not assumed.
Bước 2: Nếu sig.(2-tailed) nhỏ hơn mức ý nghĩa α thì ta kết luận rằng có sự khác biệt về định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp giữa tỉnh
Kiên Giang và tỉnh Vĩnh Long.
- Đối với mục tiêu 4: Dựa vào thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp
và kết quả phân tích, tác giả đề xuất giải pháp xúc tiến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp tưnhân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3.1 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng) của doanh nghiệp
2.3.1.1 Cơ sở lí thuyết xây dựng mô hình
Từ cơ sở lí thuyết thực chứng về định hướng xuất khẩu của doanh
nghiệp, kết quả cho thấy định hướng xuất khẩu chịu tác động bởi nhiều yếu tố
bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp như: quy mô doanh nghiệp, kinh
nghiệm quản lí của nhà quản trị, nguồn nhân lực, chính sách xuất khẩu của nhà
nước, công nghệ sản xuất sản phẩm… Mỗi yếu tố sẽ có tác động khác nhau
đến định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp. Tùy theo đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp mà những yếu tố sẽ tác động đến định hướng xuất khẩu là nhiều hay ít, tác động thuận chiều hay trái chiều.
Theo nghiên cứu của tác giả Zizah Che Senik (2010) và Calof (1993), quy mô doanh nghiệp có mối tương quan thuận chiều với định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp. Quy mô càng lớn giúp doanh nghiệp càng có khảnăng đáp ứng đơn hàng xuất khẩu, từ đó mở rộng thêm quy mô và gia tăng lợi nhuận trong kinh doanh. Khi quy mô doanh nghiệp đã đủ lớn để có thể tham gia hoạt động xuất khẩu, thì một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp có thể
tránh bớt được những rủi ro trong quá trình xuất khẩu là kinh nghiệm của nhà quản trị, yếu tố này có tác động thuận chiều đến định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp (Densil Anthony Williams, 2011). Khi quy mô doanh nghiệp đủ
lớn để có thể xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ tìm thịtrường để xuất khẩu.Việc lựa chọn điểm đến xuất khẩu phụ thuộc vào mức độ xa gần về khoảng cách địa lí giữa nước xuất khẩu và nhập nhẩu (Francisco Requena Silvente, Juana Castillo Gimenez, 2007), nhân tố này có tác động trái chiều. Khoảng cách càng xa thì khả năng xuất khẩu hàng hóa đến nơi đó càng thấp. Để có thể
quyết định xuất khẩu, doanh nghiệp cũng xem xét đến những yếu tố của thị trường. Theo nghiên cứu của Lanny Entrekin (2010), nhu cầu về sản phẩm thị trường trong nước, cơ hội để tiếp tục xuất khẩu, tiềm năng của thị trường và mức độtăng trưởng thịtrường nước nhập khẩu có tương quan thuận chiều với
định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp, còn mức độ cạnh tranh ở thị trường
trong nước và ở nước nhập khẩu thì có tương quan nghịch. Trong quá trình cạnh tranh kể cảtrong nước và nước ngoài, công nghệ sản xuất trong ngành sẽ
giúp những doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nghiên cứu của Shameen Prashantham (2005) cho rằng công nghệ trong ngành có ảnh
hưởng cùng chiều đến định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp. Để có được những công nghệ sản xuất hiện đại để mang lại lợi thế cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải có đủ nguồn vốn để mua máy móc, thiết bị, thực hiện
nghiên cứu và phát triển R&D. Cùng với nhân tố công nghệ, năng lực sản xuất của doanh nghiệp (sự sẵn có của lượng vốn phục vụ xuất khẩu) cũng rất quan trọng, nó có tác động thuận chiều đến định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp (Timo Lautanen, 1995). Thêm vào đó thì khả năng tiếp cận thông tin thị trường nước ngoài càng tốt thì định hướng xuất khẩu càng cao và nhân tố này có ảnh hưởng cùng chiều đến định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp (Lanny Entrekin, 2010). Một nghiên cứu khác cũng của cùng tác giả Zizah Che Senik (2010) cho rằng định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi việc tìm kiếm, lựa chọn nhóm khách hàng mới ở thị trường nước ngoài. Khi doanh nghiệp có động lực và mong muốn tìm kiếm thêm nguồn lợi từ nhóm khách hàng mới, thì định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp càng cao. Vì vậy, nhân tố tìm kiếm nhóm khách hàng mới có tác động thuận chiều đến định
hướng xuất khẩu của doanh nghiệp. Trong quá trình kinh doanh, kể cả thị trường trong nước hay nước ngoài, thương hiệu doanh nghiệp luôn đóng vai
trò quan trọng trong thành công của một doanh nghiệp và nó có tương quan
thuận chiều với định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp (Juan A. Sanchis- Llopis, 2008). Tác giả Timo Lautanen (1995) cho rằng, thứ nhất, khả năng
chấp nhận rủi ro khi xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp có định hướng xuất khẩu nhiều hơn, thứ hai, doanh nghiệp có sự biến động về chi phí sản xuất càng thấp (ổn định) thì khả năng đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu với giá thành ổn
định, có sức cạnh tranh càng cao, hay nói cách khác là doanh nghiệp có định
hướng xuất khẩu cao, thứ ba, khi doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh (về giá, chất lượng sản phẩm, công nghệ,…), kinh nghiệm buôn bán quốc tế càng nhiều, khả năng sử dụng ngoại ngữ và am hiểu nền văn hóa nước ngoài càng tốt và trình độ học vấn của nhân viên càng cao thì định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp càng nhiều. Vì vậy, các nhân tố này có tương quan thuận chiều với định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp. Theo các tác giả Alessandro Sterlacchini (2001), George Agiomirgianakis (2007) và Silviano Esteve-Perez (2013), hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) của doanh nghiệp có tương
quan thuận chiều với định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp. Mặt khác, nếu doanh nghiệp có sử dụng Internet thì nó sẽ giúp nhà quản trị có thể liên kết với khách hàng và cùng họ tham gia vào sự sáng tạo những sản phẩm mới trong
tương lai, đáp ứng nhu cầu thịtrường quốc tế. Vì vậy, sử dụng Internet có tác
động thuận chiều đến định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp (Shameen Prashantham, 2005). Ngoài ra, sự thuận lợi vềcơ sở hạ tầng (đường xá, cảng,