Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp tỉnh kiên giang (Trang 35)

2.3.1 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng) của doanh nghiệp

2.3.1.1 Cơ sở lí thuyết xây dựng mô hình

Từ cơ sở lí thuyết thực chứng về định hướng xuất khẩu của doanh

nghiệp, kết quả cho thấy định hướng xuất khẩu chịu tác động bởi nhiều yếu tố

bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp như: quy mô doanh nghiệp, kinh

nghiệm quản lí của nhà quản trị, nguồn nhân lực, chính sách xuất khẩu của nhà

nước, công nghệ sản xuất sản phẩm… Mỗi yếu tố sẽ có tác động khác nhau

đến định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp. Tùy theo đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp mà những yếu tố sẽ tác động đến định hướng xuất khẩu là nhiều hay ít, tác động thuận chiều hay trái chiều.

Theo nghiên cứu của tác giả Zizah Che Senik (2010) và Calof (1993), quy mô doanh nghiệp có mối tương quan thuận chiều với định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp. Quy mô càng lớn giúp doanh nghiệp càng có khảnăng đáp ứng đơn hàng xuất khẩu, từ đó mở rộng thêm quy mô và gia tăng lợi nhuận trong kinh doanh. Khi quy mô doanh nghiệp đã đủ lớn để có thể tham gia hoạt động xuất khẩu, thì một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp có thể

tránh bớt được những rủi ro trong quá trình xuất khẩu là kinh nghiệm của nhà quản trị, yếu tố này có tác động thuận chiều đến định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp (Densil Anthony Williams, 2011). Khi quy mô doanh nghiệp đủ

lớn để có thể xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ tìm thịtrường để xuất khẩu.Việc lựa chọn điểm đến xuất khẩu phụ thuộc vào mức độ xa gần về khoảng cách địa lí giữa nước xuất khẩu và nhập nhẩu (Francisco Requena Silvente, Juana Castillo Gimenez, 2007), nhân tố này có tác động trái chiều. Khoảng cách càng xa thì khả năng xuất khẩu hàng hóa đến nơi đó càng thấp. Để có thể

quyết định xuất khẩu, doanh nghiệp cũng xem xét đến những yếu tố của thị trường. Theo nghiên cứu của Lanny Entrekin (2010), nhu cầu về sản phẩm thị trường trong nước, cơ hội để tiếp tục xuất khẩu, tiềm năng của thị trường và mức độtăng trưởng thịtrường nước nhập khẩu có tương quan thuận chiều với

định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp, còn mức độ cạnh tranh ở thị trường

trong nước và ở nước nhập khẩu thì có tương quan nghịch. Trong quá trình cạnh tranh kể cảtrong nước và nước ngoài, công nghệ sản xuất trong ngành sẽ

giúp những doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nghiên cứu của Shameen Prashantham (2005) cho rằng công nghệ trong ngành có ảnh

hưởng cùng chiều đến định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp. Để có được những công nghệ sản xuất hiện đại để mang lại lợi thế cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải có đủ nguồn vốn để mua máy móc, thiết bị, thực hiện

nghiên cứu và phát triển R&D. Cùng với nhân tố công nghệ, năng lực sản xuất của doanh nghiệp (sự sẵn có của lượng vốn phục vụ xuất khẩu) cũng rất quan trọng, nó có tác động thuận chiều đến định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp (Timo Lautanen, 1995). Thêm vào đó thì khả năng tiếp cận thông tin thị trường nước ngoài càng tốt thì định hướng xuất khẩu càng cao và nhân tố này có ảnh hưởng cùng chiều đến định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp (Lanny Entrekin, 2010). Một nghiên cứu khác cũng của cùng tác giả Zizah Che Senik (2010) cho rằng định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi việc tìm kiếm, lựa chọn nhóm khách hàng mới ở thị trường nước ngoài. Khi doanh nghiệp có động lực và mong muốn tìm kiếm thêm nguồn lợi từ nhóm khách hàng mới, thì định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp càng cao. Vì vậy, nhân tố tìm kiếm nhóm khách hàng mới có tác động thuận chiều đến định

hướng xuất khẩu của doanh nghiệp. Trong quá trình kinh doanh, kể cả thị trường trong nước hay nước ngoài, thương hiệu doanh nghiệp luôn đóng vai

trò quan trọng trong thành công của một doanh nghiệp và nó có tương quan

thuận chiều với định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp (Juan A. Sanchis- Llopis, 2008). Tác giả Timo Lautanen (1995) cho rằng, thứ nhất, khả năng

chấp nhận rủi ro khi xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp có định hướng xuất khẩu nhiều hơn, thứ hai, doanh nghiệp có sự biến động về chi phí sản xuất càng thấp (ổn định) thì khả năng đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu với giá thành ổn

định, có sức cạnh tranh càng cao, hay nói cách khác là doanh nghiệp có định

hướng xuất khẩu cao, thứ ba, khi doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh (về giá, chất lượng sản phẩm, công nghệ,…), kinh nghiệm buôn bán quốc tế càng nhiều, khả năng sử dụng ngoại ngữ và am hiểu nền văn hóa nước ngoài càng tốt và trình độ học vấn của nhân viên càng cao thì định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp càng nhiều. Vì vậy, các nhân tố này có tương quan thuận chiều với định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp. Theo các tác giả Alessandro Sterlacchini (2001), George Agiomirgianakis (2007) và Silviano Esteve-Perez (2013), hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) của doanh nghiệp có tương

quan thuận chiều với định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp. Mặt khác, nếu doanh nghiệp có sử dụng Internet thì nó sẽ giúp nhà quản trị có thể liên kết với khách hàng và cùng họ tham gia vào sự sáng tạo những sản phẩm mới trong

tương lai, đáp ứng nhu cầu thịtrường quốc tế. Vì vậy, sử dụng Internet có tác

động thuận chiều đến định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp (Shameen Prashantham, 2005). Ngoài ra, sự thuận lợi vềcơ sở hạ tầng (đường xá, cảng, sân bay…) có tác động thuận chiều đến định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp (Pedro Albarran, 2013).

Sau khi khảo sát địa bàn nghiên cứu, tiến hành phỏng vấn thử và thảo luận nhóm cùng với giáo viên hướng dẫn, tác giả đưa thêm các nhân tố khác

được kì vọng là có ảnh hưởng đến định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp vào mô hình nghiên cứu. Và khi thực hiện phỏng vấn thu số liệu, các câu hỏi

được đặt ra liên quan đến những nhân tốnày, đa số các đáp viên đều đánh giá

là có ảnh hưởng đến định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp họ. Những nhân tốđược đưa thêm vào và kì vọng vềtác động đến định hướng xuất khẩu

như sau: mức độ khan hiếm tài nguyên của nước nhập khẩu (+), thị hiếu sử

dụng hàng nhập của người tiêu dùng ở nước nhập khẩu (+), vòng đời sản phẩm (-), chính sách xuất nhập khẩu (+), thuế xuất nhập khẩu (-), mức độ

mở cửa thương mại của nước nhập khẩu (+) và tiềm năng thị trường nước nhập khẩu (+).

2.3.1.2 Mô hình nghiên cứu và giải thích chi tiết kỳ vọng các nhân tố

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu các nhân tốảnh hưởng đến định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp

ĐỊNH

HƯỚNG XUẤT KHẨU

Yếu tố bên trong doanh nghiệp

Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp Yếu tố ngành

Yếu tố thịtrường Yếu tố nước NK

Giải thích chi tiết kỳ vọng về các nhân tố và biến trong mô hình - Yếu tố nước nhập khẩu

+ VITRI: là vị trí của nước nhập khẩu. Khi khoảng cách của nước nhập

khẩu so với nước xuất khẩu càng xa, thì việc vận chuyển hàng hóa sẽ lâu, làm cho chi phí vận chuyển tăng lên, giảm lợi nhuận; và gặp khó khăn hơn so với

những nước gần, vì vậy, nếu vị trí nước nhập khẩu càng lớn (xa) thì khả năng

xuất khẩu hàng hóa qua nước ấy là càng thấp (Francisco Requena Silvente, 2007).

+ KHANHIEM: là mức độ khan hiếm tài nguyên để sản xuất ra hàng hóa tại nước nhập khẩu. Mức độ khan hiếm nguồn tài nguyên sẽ làm tăng giá

thành sản xuất hàng hóa, dẫn đến lợi thế cạnh tranh thấp hơn của các doanh

nghiệp tại nước nhập khẩu, và đó sẽ là cơ hội để hàng hóa nước xuất khẩu có

thể cạnh tranh tốt hơn. Nếu càng khan hiếm tài nguyên thì khả năng nhập khẩu

(tiêu thụ) hàng hóa đó là càng lớn. - Yếu tố thịtrường

+ NHUCAU: là nhu cầu về hàng hóa ở thị trường trong nước. Khi nhu cầu trong nước giảm, để tránh việc lợi nhuận giảm theo thời gian, đánh mất lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp có xu hướng xuất khẩu hàng hóa ra thị trường khác nhằm tìm kiếm thịtrường tiêu thụ mới, mở rộng quy mô (Petrrit Gashi, Geoff Pugh, 2013).

+ TIEMNANG: là tiềm năng của thị trường nước nhập khẩu. Một doanh

nghiệp nhận thấy thị trường mình xuất khẩu có tiềm năng và cơ hội kinh

doanh lâu dài, doanh nghiệp sẽ có xu hướng tiếp tục xuất khẩu sang thị trường ấy.

+ CTTN: là mức độ cạnh tranh của thị trường trong nước. Cạnh tranh trong nước càng gay gắt, doanh nghiệp hạn chế về tiềm lực thường có xu hướng rút khỏi thị trường và tìm thị trường mới với lí do vì thị trường cạnh

tranh cao sẽ làm lợi nhuận bị chia sẻ, nếu mức độ cạnh tranh càng gay gắt thì mức độ đào thải càng tăng, một trong những giải pháp tối ưu là xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài (Zizah Che Senik, 2010).

+ CTNN: là mức độ cạnh tranh của thị trường nước nhập khẩu. Nếu thị trường có mức độ cạnh tranh thấp, ít biến động, doanh nghiệp cũng có xu hướng xuất khẩu vào thị trường này (Wenjun Liu, Shoji Nishijima, 2012).

+ THIHIEU: là thị hiếu sử dụng hàng nhập của người tiêu dùng ở nước

nhập khẩu. Khi người tiêu dùng có thị hiếu dung hàng ngoại tức là khả năng

+ VONGDOI: là vòng đời của hàng hóa. Nếu vòng đời của hàng hóa

trong nước đã đến chu kì suy thoái, thì doanh nghiệp thường có xu hướng lựa

chọn thị trường mới để bắt đầu một chu kì vòng đời mới cho hàng hóa đó, và

xuất khẩu là một lựa chọn tối ưu. Và vòng đời sản phẩm ở đây còn được hiểu

là thời gian bảo quản (hạn sử dụng) của sản phẩm. Nếu doanh nghiệp nhận

thấy nhu cầu về sản phẩm của mình tại thị trường trong nước không tăng lên hoặc không được cải thiện là bao trong thời hạn sử dụng sản phẩm, thì xác suất để doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm đó ra thị trường nước ngoài tăng

lên.

+ TANGTRUONG: là mức độ tăng trưởng của thị trường nước nhập

khẩu.Thị trường có mức độ tăng trưởng cao và ổn định, doanh nghiệp xuất

khẩu sẽ ưa thích và ưu tiên thị trường này hơn. Nhân tố này được kì vọng có

giá trị dương (Juana Castillo Gimenez, 2007). - Yếu tố ngành

+ CONGNGHE: là công nghệ sản xuất hàng hóa trong ngành. Một khi hàng hóa được sản xuất với lợi thế là công nghệ, thì khả năng cạnh tranh của

hàng hóa đó là rất cao đối với thị trường trong nước và thế giới (Lanny Entrekin, 2010).

- Yếu tố bên trong doanh nghiệp

+ LUONGVON: là sự sẵn có của lượng vốn phục vụ xuất khẩu của

doanh nghiệp. Nếu lượng vốn càng nhiều, thì càng có khả năng đáp ứng những đơn hàng xuất khẩu (Zizah Che Senik, 2010).

+ TCTT: là khả năng tiếp cận thông tin thị trường nước ngoài của doanh

nghiệp. Nếu mức độ tìm thông tin về thị trường nước ngoài của doanh nghiệp

càng tốt, thì khả năng thâm nhập vào thị trường đó càng lớn (Shameen Prashantham, 2005).

+ KHMOI: là sự nhắm đến lựa chọn nhóm khách hàng mới ở nước ngoài của doanh nghiệp nhằm tăng lợi nhuận và mở rộng thị phần (Geoff Pugh, 2013).

+ THUONGHIEU: là thương hiệu của doanh nghiệp. Trong kinh doanh, thương hiệu đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy, khi doanh nghiệp đã xây dựng được thương hiệu, thì việc mở rộng thị trường kinh doanh sang nước ngoài sẽ

khả quan hơn (Zizah Che Senik, 2010).

+ CNRR: là khả năng chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài (Timo Lautanen, 2000).

+ CHIPHI: là sự biến động chi phí quản lí, sản xuất của doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp có thể quản lí, kiểm soát tốt được chi phí này, thì khả năng đảm bảo nguồn hàng hóa đầu ra và giá bán ổn định. Do đó, doanh nghiệp có

thể cạnh tranh với đối thủ trên thị trường trong và ngoài nước (Pedro Albarran, 2013).

+ R&D: là hoạt động R&D của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có đầu tư

phát triển R&D sẽ có thể cải thiện chất lượng hàng hóa, tiết kiệm chi phí sản

xuất, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường, đồng thời nâng cao giá

trị thương hiệu (Alessandro Sterlacchini, 2001; Fotini Voulgaris, 2007; Silviano Esteve Perez, 2013).

+ LTCT: là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, có thể là lợi thế cạnh

tranh về giá bán, chất lượng hay thời gian sản xuất ra hàng hóa…Nếu doanh

nghiệp có lợi thế cạnh tranh càng nhiều hơn so với đối thủ trên thị trường thế

giới thì doanh nghiệp sẽ có xu hướng xuất khẩu (Zizah Che Senik, 2010). + KINHNGHIEM: là kinh nghiệm của nhà quản trị. Nhà quản trị có

nhiều kinh nghiệm trong hợp tác, buôn bán quốc tế sẽ có xu hướng tiếp tục

tham gia hoạt động xuất khẩu trong tương lai (Densil Anthony Williams,

2011; Oyvin Kyvik, 2013).

+ KIENTHUC: là kiến thức của nhà quản trị (học vấn, biết thêm ngôn ngữ và nền văn hóa nước ngoài, sự hiểu biết về thị trường nước ngoài…).

Điều này giúp nhà quản trị dễ dàng cập nhật, tìm hiểu thông tin và hòa nhập vào thịtrường nước ngoài (Juan A.Sanchis-Llopis, 2008).

+ TRINHDONV: là trình độ học vấn của nhân viên. Nhân tố này phản ảnh trình độ, kiến thức của nhân viên. Chất lượng nguồn nhân lực của doanh

nghiệp càng tốt thì khả năng cạnh tranh càng cao, suy nghĩ và tư duy của toàn doanh nghiệp ở mức cao và có sẽ có xu hướng xuất khẩu (J. Augusto Felicio, 2013; Timo Lautanen, 2000).

+ lnquy_mo: là quy mô doanh nghiệp. Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì khả năng tham gia vào hoạt động xuất khẩu càng cao (Densil Anthony Williams, 2011; Petrit Gashi, 2013; Alessandro Sterlacchini, 2001; Theodore Papadogonas, 2007).

+ Q8: sử dụng Internet. Internet giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt kịp

thời thông tin, tìm kiếm thị trường, khách hàng và giúp doanh nghiệp định hướng xuất khẩu (Shameen Prashantham, 2005).

- Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

+ CHINHSACH: là chính sách xuất nhập khẩu của nhà nước. Nhân tố

này có ý nghĩa quan trọng, nếu nhà nước có chính sách thương mại mở cửa, hướng ngoại, doanh nghiệp sẽ dễ dàng xuất khẩu hàng hóa, và phù hợp với

chính sách của nhà nước.

+ CSHT: là cơ sở hạ tầng vận tải (đường, cảng, sân bay…). Nếu cơ sở hạ

tầng tốt sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình vận chuyển hàng hóa và giúp giảm chi phí vận chuyển (Gerge Agiomirgianakis, 2007).

+ THUONGMAINK: là mức độ mở cửa thương mại của nước nhập khẩu.

+ THUEXK: là thuế xuất khẩu mà nhà nước áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu.

+ THUENK: là thuế nhập khẩu khi doanh nghiệp xuất khẩu sang nước ngoài.

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp kì vọng về dấu của các nhân tố và biến

trong mô hình nghiên cứu

Tên nhân tố/biến Diễn giải nhân tố/biến Thang đo

vọng

Q12.1: VITRI Biến nhận giá trị 1 nếu nhân tố này rất không ảnh hưởng đến định hướng xuất khẩu, nhận giá trị 2 nếu

không ảnh hưởng, nhận giá trị 3 nếu ảnh hưởng trung lập, nhận giá trị 4

nếu ảnh hưởng, nhận giá trị 5 nếu

rất ảnh hưởng

Likert -

Q12.2: KHANHIEM Tương tự như trên Likert +

Q12.3: NHUCAU Tương tự như trên Likert -

Q12.4: TIEMNANG Tương tự như trên Likert +

Q12.5: CTTN Tương tự như trên Likert +

Q12.6: CTNN Tương tự như trên Likert +

Q12.7: THIHIEU Tương tự như trên Likert +

Q12.8: VONGDOI Tương tự như trên Likert -

Q12.9: TANGTRUONG Tương tự như trên Likert +

Q12.10: CONGNGHE Tương tự như trên Likert +

Q12.11: LUONGVON Tương tự như trên Likert +

Q12.12: TCTT Tương tự như trên Likert +

Q12.13: KHMOI Tương tự như trên Likert +

Q12.14: THUONGHIEU Tương tự như trên Likert +

Q12.15: CNRR Tương tự như trên Likert +

Q12.16: CHIPHI Tương tự như trên Likert +

Q12.17: R&D Tương tự như trên Likert +

Q12.18: LTCT Tương tự như trên Likert +

Tên nhân tố/biến Diễn giải nhân tố/biến

Thang

đo

vọng

Q12.20: KIENTHUC Tương tự như trên Likert +

Q12.21: TRINHDONV Tương tự như trên Likert +

Q12.22: CHINHSACH Tương tự như trên Likert +

Q12.23: CSHT Tương tự như trên Likert +

Q12.24: THUONGMAINK Tương tự như trên Likert +

Q12.25: THUEXK Tương tự như trên Likert -

Q12.26: THUENK Tương tự như trên Likert -

ln_quy_mo Biến quy mô của doanh nghiệp Định

lượng

+

Q8: Sử dụng Internet Biến giả với 2 giá trị: 1 - doanh

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp tỉnh kiên giang (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)