Diễn biến mật độ, sự gây hại của sâu cuốn lá nhỏ trên các giống lúa gieo trồng

Một phần của tài liệu Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee) hại lúa và biện pháp phòng trừ trong vụ Xuân 2014 tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 48)

trồng phổ biến ngoài sản xuất vụ Xuân 2014 tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

- Thời gian điều tra: 7 ngày điều tra 1 lần theo tuyến điều tra trong khu vực điều tra cố định ngay từ đầu vụ trên 4 giống lúa: BC 15, ZZD 001, Nhị Ưu 69 và GS9. - Phương pháp điều tra: Chọn 10 điểm ngẫu nhiên nằm trên đường chéo của khu vực điều tra, mỗi điểm 10 khóm lúa. Điểm điều tra phải cách bờ ít nhất 2 m.

- Đếm toàn bộ số sâu, nhộng sống trong điểm điều tra.

- Tính mật độ (con/m2). Đếm toàn bộ số lá bị hại và tổng số lá trong điểm điều tra, từ đó tính tỷ lệ lá bị hại (%).

2.3.3. Diễn biến mật độ, sự gây hại của sâu cuốn lá nhỏ trên các chân đất khácnhau vụ Xuân 2014 tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ Annhau vụ Xuân 2014 tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ Annhau vụ Xuân 2014 tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An nhau vụ Xuân 2014 tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

- Thời gian điều tra: 7 ngày điều tra 1 lần theo tuyến điều tra trong khu vực điều tra cố định ngay từ đầu vụ trên giống lúa ZZD 001 ở các chân đất: Cao, vàn và vàn trũng tại xã Diễn Tân, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

- Phương pháp điều tra theo dõi, tính mật độ, tỷ lệ lá bị hai: Như mục 2.3.2 - Thời gian theo dõi theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa.

2.3.4. Ảnh hưởng mật độ cấy đến biến động số lượng, tác hại sâu cuốn lá nhỏ vụXuân 2014 tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ AnXuân 2014 tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ AnXuân 2014 tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An Xuân 2014 tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

* Bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm bố trí trong vụ Xuân 2014 trên giống lúa ZZD 001 tại xã Diễn Tân, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

- Thí nghiệm bố trí 4 công thức với mật độ cấy khác nhau, cấy 2 dảnh lúa/khóm, thí nghiệm diện rộng không nhắc lại, diện tích ruộng thí nghiệm 200 m2.

+ CT 1: Mật độ 16 khóm/m2 (khoảng cách: Hàng x cây 25 x 25 cm). + CT 2: Mật độ 25 khóm/m2 (khoảng cách Hàng x cây 25 x 16 cm). + CT 3: Mật độ 36 khóm/m2 (khoảng cách Hàng x cây 18 x 16 cm).

+ CT 4: Mật độ 48 khóm/m (khoảng cách 16 x 13 cm), cấy theo truyền thống nông dân (CT Đ/c).

- Ruộng thí nghiệm cấy mạ non 2,5 lá và đồng đều chế độ chăm sóc.

* Chỉ tiêu theo dõi

- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ (con/m2), tỷ lệ lá bị hại (%).

- Các yếu tố cấu thành năng suất: Số bông/m2, số hạt chắc/bông, tỷ lệ lép (%), trọng lượng 1000 hạt (g) và năng suất.

* Phương pháp điều tra

- Đối với sâu cuốn lá nhỏ: như mục 2.3.2

- Các yếu tố cấu thành năng suất: Mỗi công thức lấy 3 điểm ngẫu nhiên, mỗi điểm 3 khóm lúa để đo đếm các chỉ tiêu.

- Năng suất thống kê: Mỗi công thí nghiệm gặt 3 điểm, mỗi điểm 1 m2, tuốt, phơi khô, quạt sạch, cân trọng lượng quy ra tạ/ha.

2.3.5. Diễn biến mật độ thiên địch và tỷ lệ ký sinh của sâu cuốn lá nhỏ vụ Xuân2014 tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An2014 tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 2014 tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

* Diễn biến mật độ thiên địch

- Thời gian điều tra: 7 ngày điều tra 1 lần theo tuyến điều tra trong khu vực điều tra cố định ngay từ đầu vụ, điều tra bổ sung vào trước và trong cao điểm xuất hiện sinh vật gây hại trên giống lúa lai cao sản 3 dòng ZZD 001.

- Phương pháp điều tra: Chọn 10 điểm ngẫu nhiên nằm trên đường chéo của khu vực điều tra, mỗi điểm 10 khóm lúa, điểm điều tra phải cách bờ ít nhất 2 m. Đếm một số loài thiên địch phổ biến.

* Thành phần và tỷ lệ ký sinh trên các pha phát dục của sâu cuốn lá nhỏ

Thu trứng, sâu non, nhộng sâu cuốn lá nhỏ ở ngoài đồng ruộng ở các lứa về phòng thí nghiệm theo dõi.

- Pha trứng: Thu ít nhất 50 quả, ngắt lá có trứng về đặt trong ống tuýp có nước giữ ẩm, miệng bịt bông thấm nước, theo dõi đến khi trứng nở. Ghi nhận số quả ra ký sinh, thu mẫu để giám định.

- Pha sâu non: Bắt ít nhất 30 cá thể sâu non tuổi 2, 3 về nuôi trên đĩa petri cho đến khi vào nhộng. Ghi nhận số cá thể ra bị ký sinh, thu mẫu để giám định.

- Pha nhộng: Thu sâu non tuổi 4, 5 và nhộng về nuôi trên đĩa petri hoặc đặt trong ống tuýp có nước giữ ẩm, miệng bịt bông thấm nước cho đến khi vũ hóa trưởng thành, ghi nhận số cá thể ra bị ký sinh, thu mẫu để giám định.

2.3.6. Nghiên cứu nguồn ký chủ phụ của sâu cuốn lá nhỏ lứa cuối cùng chuyển từvụ Mùa sang vụ Xuân năm sauvụ Mùa sang vụ Xuân năm sauvụ Mùa sang vụ Xuân năm sau vụ Mùa sang vụ Xuân năm sau

Vụ Mùa 2013 vụ Xuân 2014

* Phương pháp

- Quan sát, tìm kiếm loại cây trồng, cỏ dại, vị trí trú ẩn của trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ ra rộ lứa cuối cùng từ vụ Mùa vũ hóa bay đến.

- Xác định thành phần sâu cuốn lá nhỏ hại lúa trên cỏ dại.

- Thu mẫu sâu non ngoài đồng từ các loài cỏ về để nuôi, theo dõi vũ hóa trưởng thành và giám định thành phần sâu cuốn lá nhỏ.

- Mỗi loài cỏ khi xác định sâu cuốn lá nhỏ qua đông thì bắt sâu non từ cỏ sang lúa và xác định tỷ lệ bao lá lúa bị cuốn do sâu cuốn lá nhỏ gây hại.

2.3.7. Khảo sát hiệu lực một số nhóm thuốc BVTV phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ

- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ trên giống lúa Nhị Ưu 69 tại xã Diễn Tân, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

- Thí nghiệm diện hẹp với 4 công thức, nhắc lại 3 lần.

- Diện tích ô thí nghiệm 30 m2, mỗi công thức cách bờ 2m, khoảng cách giữa các công thức 50 cm.

+ CT I: Phun thuốc Ammate 150SC, liều lượng theo khuyến cáo nhà sản xuất. + CT II: Phun thuốc Virtako 40WG, liều lượng theo khuyến cáo nhà sản xuất. + CT III: Phun thuốc Dupont Prevathon 35WG, liều lượng theo khuyến cáo. + CT IV: Đối chứng, phun nước lã

- Sơ đồ bố trí thí nghiệm Dải bảo vệ 2 m CT 1 CT 2 CT 3 CT 4 Dải 0,5 m 0,5 m Dải bảo CT 3 0,5 m CT 4 0,5 m CT 1 0,5 m CT 2 bảo Vệ 0,5 m 0,5 m vệ 2m CT 2 CT 1 CT 4 CT 3 2m Dải bảo vệ 2 m

- Phương pháp xử lý: Phun thuốc bằng bình bơm tay đeo vai, phun đều trên lá lúa. - Phun khi sâu tuổi nhỏ với mật độ từ 20 con/m2 ở giai đoạn lúa đứng cái-làm đòng. - Chỉ tiêu điều tra: Mật độ sâu sống trước phun 1 ngày và sau phun 3, 7, 14 ngày. - Hiệu lực thuốc được hiệu đính theo công thức Henderson - Tilton.

- Phương pháp điều tra: Điều tra mỗi ô 10 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm 0,5 m2, đếm số sâu sống quy ra mật độ con/m2.

2.3.8. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu

* Phương pháp tính mật độ sâu, tỷ lệ hại + Mật độ (con/m2) = Tổng số sâu, thiên địch bắt được (con)Tổng diện tích điều tra (m2)

x 100 Tổng số lá điều tra

* Phương pháp tính hiệu lực thuốc

- Hiệu lực thuốc được hiệu đính theo công thức Henderson - Tilton Ta x Cb

E (%) = (1 - --- ) x 100 Ca x Tb

Trong đó: Ta: số sâu sống ở công thức sau phun thuốc

Cb: Số sâu sống ở công thức đối chứng trước phun thuốc Ca: Số sâu sống ở công thức đối chứng sau phun thuốc Tb: số sâu sống ở công thức trước phun thuốc

* Phương pháp xử lý số liệu

- Kết quả thí nghiệm thu được xử lý theo thống kê trên máy vi tính theo phần mềm Exell, thống kê sinh học IRRISTART 5.0 và so sánh DUNCAN.

2.4. Địa điểm, thời gian nghiên cứu

2.4.1. Địa điểm nghiên cứu

- Khu vực điều tra, ruộng thí nghiệm tại Xã Diễn Tân, H. Diễn Châu, Nghệ An. - Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Trung tâm Bảo vệ thực vật Vùng khu 4.

2.4.2. Thời gian nghiên cứu

- Thời vụ: Từ sau khi thu hoạch lúa vụ Mùa 2013 đến hết vụ Xuân 2014. - Thời gian: Từ tháng 10/2013 đến tháng 5 năm 2014.

2.5. Bảo quản và giám định mẫu

2.5.1. Bảo quản mẫu côn trùng

- Mẫu ướt bảo quản trong cồn 700.

- Mẫu khô được sấy khô trong điều kiện 600C hoặc phơi nắng, sau đó cắm trong hộp xốp.

2.5.2. Giám định mẫu

- Các loại mẫu côn trùng mang về phòng thí nghiệm, tiến hành phân loại mẫu côn trùng dưới sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, các thầy cô giáo trong bộ môn

bảo vệ thực vật của trường Đại học Vinh, cán bộ Trung tâm Bảo vệ thực vật Vùng khu 4 và các tài liệu định danh liên quan.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thành phần sâu hại lúa và thiên địch của chúng vụ Xuân 2014 tại huyệnDiễn Châu, tỉnh Nghệ AnDiễn Châu, tỉnh Nghệ AnDiễn Châu, tỉnh Nghệ An Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

3.1.1. Thành phần sâu hại lúa vụ Xuân 2014 tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

Để đạt năng suất lúa cao như mong muốn, bên cạnh những yếu tố do thời tiết thì con người phải tác động nhiều biện pháp khác như: chăm sóc, chọn giống, phòng trừ sâu bệnh và chế độ phân bón, tưới nước hợp lý. Tuy nhiên, công tác bảo vệ thực vật hiện nay đang được quan tâm bởi dịch hại có thể làm giảm năng suất đáng kể nếu như công tác điều tra, phát hiện và tổ chức phòng trừ không kịp thời và đúng quy trình. Vì vậy, hiện nay có rất nhiều công trình đã công bố về thành phần sâu hại lúa cũng như diễn biến một số sâu hại chính theo thời gian sinh trưởng cây lúa, song thành phần cũng như diễn biến sâu hại luôn bị thay đổi dưới yếu tố tác động ngoại cảnh, biện pháp hóa học và đưa các loại giống lúa mới vào canh tác, tác động biến đổi khí hậu toàn cầu đã làm thay đổi tập tính cũng như quy luật phát sinh gây hại của một số sâu hại, một số loài trước đây là thứ yếu thì hiện nay đã trở thành sâu hại chủ yếu, chẳng hạn như: Nhện gié..,. Từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành cuộc điều tra khảo sát để đánh giá tình hình phát sinh của sâu hại lúa trong điều kiện sinh thái vụ Xuân 2014 tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Kết quả thu được trình bày ở Bảng 3.1 và Bảng 3.2.

Qua bảng 3.1 và 3.2 cho thấy, kết quả thu được thành phần sâu hại trên cây lúa vụ Xuân tại Diễn Châu, tỉnh Nghệ An gồm 25 loài thuộc 8 bộ và 13 họ côn trùng. Trong đó, 3 bộ Lepidoptera, Hemiptera và Homoptera có số lượng nhiều nhất, cụ thể: bộ Lepidoptera (bộ cảnh vảy) có 9 loài chiếm 36,00%, bộ Hemiptera (bộ cánh nửa) 5 loài chiếm 20,00%, bộ Homoptera (bộ cánh đều) có 5 loài chiếm 20,0%. Các bộ khác có số loài rất ít như: bộ Orthoptera (bộ cánh thẳng) có 2 loài chiếm 8,00%, bộ

Thysanoptera (bộ cánh tơ) có 1 loài, bộ Diptera (bộ hai cánh) có 1 loài, bộ Coleoptera (bộ cánh cứng) có 1 loài, bộ Acarina (bộ ve bét) có 1 loài chiếm 4,00%.

Kết quả cho thấy tần suất xuất hiện các loài sâu hại khác nhau, trong đó nổi lên một số sâu hại chủ yếu như: Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân 2 chấm, bọ xít đen, bọ xít dài, châu chấu. Các loài khác xuất hiện ít hoặc xuất hiện nhưng gây hại không đáng kể. Các loài sâu hại xuất hiện nhiều chủ yếu tập trung gây hại vào tháng 4, 5 lúc này cây lúa sinh trưởng giai đoạn Làm đòng - Trỗ, cụ thể.

Rầy nâu, rầy lưng trắng: 2 loài này xuất hiện ngay từ đầu vụ nhưng tần suất xuất hiện cũng như mật độ và mức độ phát sinh gây hại khác nhau tại các thời điểm điều tra và thời gian sinh trưởng cây lúa. Trong vụ Xuân 2014 rầy xuất hiện 3 lứa, trong đó lứa 2 và lứa 3 phát sinh gây hại rất phổ biến vào tháng 4, tháng 5 với tỷ lệ xuất hiện > 50% và gây hại trên lúa ở giai đoạn làm đòng đến trỗ bông. Trên đồng ruộng các lứa rầy thường gối nhau và có nhiều pha phát dục bao gồm cả pha trứng, trưởng thành và rầy cám song mức độ gây hại của rầy trong vụ ở mức độ nhẹ chưa đến ngưỡng phòng trừ.

Sâu cuốn lá nhỏ: Trong vụ Xuân 2014 sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện 2 lứa, lứa 1 phát sinh gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đứng cái, lứa 2 phát sinh gây hại trên lúa giai đoạn làm đòng đến trỗ bông, phơi mao. Tần suất xuất hiện, mức độ gây hại cũng như biến động về mật độ sâu lứa 2 cao hơn so sâu lứa 1. Tuy nhiên, qua theo dõi cho thấy biến động mật độ và mức độ phát sinh gây hại sâu cuốn lá nhỏ vụ Xuân thường nhẹ hơn nhiều so vụ lúa Hè thu - Mùa.

Sâu đục thân 2 chấm: Trong vụ sâu xuất hiện 2 lứa sâu, lứa 1 gây hại giai đoạn lúa đẻ nhánh đến đứng cái gây ra dảnh héo, lứa 2 gây hại lúa giai đoạn làm đòng đến trỗ bông gây ra hiện tượng bông bạc. Qua theo dõi cho thấy sâu đục thân 2 chấm lứa 2 xuất hiện phổ biến và gây hại với tỷ lệ cao hơn so sâu lứa 1. Tuy nhiên, trong vụ cả 2 lứa đều xuất hiện mật độ thấp chưa đến ngưỡng phòng trừ.

Bọ xít đen: Xuất hiện rải rác ngay từ đầu vụ sản xuất, nhưng phổ biến vào tháng 3, 4 song mật độ thấp và mức độ gây hại nhẹ.

Bọ xít dài: Xuất hiện phổ biến từ giữa tháng 4 trở đi khi lúa giai đoạn trỗ bông. Châu chấu: Xuất hiện phổ biến từ tháng 3 cho đến tháng 5

Bảng 3.1. Thành phần sâu và nhện hại lúa vụ Xuân 2014 tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

STT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ Họ T2 T3 T4 T5Mức độ xuất hiện

1 Nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley. Acarina Tarsonemidae - + + ++

2 Bọ ánh kim Lema sp. Coleoptera Chrysomelidae - + + -

3 Ruồi đục nõn Chlorops oryzae Matsumura. Diptera Chloropidae ++ + - -

4 Bọ xít đen Scotinophora lurida Burm. Hemiptera Pentatomidae + ++ ++ +

5 Bọ xít xanh Nezara viridula Linn. Hemiptera Pentatomidae - + + +

6 Bọ xít nâu 2 chấm trắng Eusarcoris ventralis West. Hemiptera Pentatomidae + + ++ ++

7 Bọ xít dài Leptocorisa acuta Thunb. Hemiptera Coreidae - + ++ ++

8 Bọ xít gai Cletus punctiger Dallas. Hemiptera Coreidae - + + +

9 Rầy nâu Nilaparvata lugens Stal. Homoptera Delphacidae + ++ +++ +++

10 Rầy lưng trắng Sogatella furcifera Horvath. Homoptera Delphacidae + ++ +++ +++

11 Rầy xanh đuôi đen Nephottetix apicalis Stal. Homoptera Cicadellidae - + + -

12 Rầy xanh lá mạ Empoasca flavescens Fabr. Homoptera Cicadellidae - - + -

13 Rầy điện quang Recilia dorsalis Mots. Homoptera Cicadellidae - + + -

14 Sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guenee. Lepidoptera Pyralidae + ++ +++ +++

15 Sâu đục thân 2 chấm Scirpophaga incertulas Walk. Lepidoptera Pyralidae - + ++ ++

16 Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu Chilo suppresalis Walk. Lepidoptera Pyralidae - - + -

17 Sâu đục thân cú mèo Sasamia inferens Walk. Lepidoptera Noctuidae - + + -

18 Sâu cắn gié Mythimna separata Walk. Lepidoptera Noctuidae - - + +

19 Sâu đo xanh Naranga aenescens Moore. Lepidoptera Noctuidae - + - -

20 Sâu keo Spodoptera mauritia Boisduval. Lepidoptera Noctuidae - - - -

21 Sâu cuốn lá lớn Parnara guttata Bremer et Grey. Lepidoptera Hesperiidae - + + -

22 Sâu bướm mắt rắn nâu Melanitis leda Linn. Lepidoptera Satyridae - + + +

23 Châu chấu Oxya chinensis Thunberg. Orthoptera Acrididae + ++ ++ ++

24 Cào cào Atractomorpha chinensis Bolivar. Orthoptera Acrididae - + + +

25 Bọ trĩ Baliothrips biformis William. Thysanoptera Phloeothripidae ++ + - -

Ghi chú: T2...T5: Tháng 2 đến tháng 5; -: Rất ít phổ biến (< 5% tần suất bắt gặp); +: Ít xuất hiện (> 5-20%)

tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An STT Tên bộ Số lượng Họ Tỷ lệ (%) Loài Tỷ lệ (%) 1 Bộ cánh vảy (Lepidoptera) 4 30,79 9 36,00

Một phần của tài liệu Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee) hại lúa và biện pháp phòng trừ trong vụ Xuân 2014 tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w