Những nghiên cứu về sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Một phần của tài liệu Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee) hại lúa và biện pháp phòng trừ trong vụ Xuân 2014 tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 38)

1.3.3.1. Phân bố của sâu cuốn lá nhỏ

Sâu cuốn lá nhỏ là sây hại thứ yếu trong những năm 60 của thập kỷ trước, nhưng từ thập kỷ 70 sâu cuốn lá nhỏ trở thành một dịch hại, trong những năm 1990 - 1994 đứng ở hàng thứ 2 nguy hại sau rầy nâu (Nguyễn Công Thuật, 1996) [20].

Theo kết quả điều tra cơ bản của bộ môn côn trùng Viện Bảo vệ thực vật (1976) [31] thì sâu cuốn lá nhỏ phân bố hầu hết các vùng trồng lúa trong cả nước. Tuy nhiên thời gian phát sinh, mức độ gây hại phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, tập quán canh tác của từng địa phương. Nhìn chung các tỉnh vùng ven biển sâu cuốn lá nhỏ thường phát sinh sớm hơn và mức độ gây hại cao hơn các nơi khác (Cục bảo vệ thực vật, 2002) [6]. Các tỉnh Bắc Trung Bộ trong mấy năm gần đây sâu cuốn lá nhỏ

phân bố rộng tập trung ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, diện tích nhiễm mỗi vụ lên đến hàng chục nghìn ha, mật độ nơi cao > 400 con/m2.

1.3.3.2. Tình hình gây hại của sâu cuốn lá nhỏ

Trên đồng ruộng sâu cuốn lá nhỏ gây hại từ giai đoạn mạ đến giai đoạn lúa trỗ, nặng nhất ở giai đoạn đòng. Ở giai đoạn lúa con gái sâu cuốn lá nhỏ gây hại không hoặc ít ảnh hưởng đến năng suất vì cây lúa có khả năng tự đền bù. Giai đoạn lúa làm đòng - trỗ nếu bị gây hại nặng ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây lúa, làm cho gié lúa ngắn lại, ít hạt, trọng lượng hạt giảm hoặc nghẹn đòng, bông lúa ngắn hạt lép lửng nhiều, năng suất có thể giảm 60% (Nguyễn Công Thuật, 1996) [20]. Theo Nguyễn Văn Hành, Trần Huy Thọ (1989) [8] trên bông lúa nếu số lá bị hại là 1, 2, 3 và 4 năng suất lúa bị giảm tương ứng 3, 6, 7 và 15%. Trường hợp chỉ có lá đòng bị hại, các lá khác còn nguyên thì năng suất giảm 20 - 30%.

Kết quả nghiên cứu của Đỗ Xuân Bành (1990) [1], cứ 1% lá bị hại thì tỷ lệ năng suất giảm ở giai đoạn lúa đẻ nhánh là 0,15 - 0,18%; giai đoạn lúa đứng cái - làm đòng 0,7 - 0,8%; giai đoạn trỗ là 1,15 - 1,20% nhưng giai đoạn này ít xẩy ra vì lúc này lá đòng đã cứng sâu không cuốn tổ được. Theo Nguyễn Trường Thành, Nguyễn Văn Thành (1986) [21] trên giống lúa CR203 tỷ lệ lá bị hại 20 - 30% năng suất lúa bị giảm 1,9 - 2,3% nhưng đối giống lúa Nếp cái hoa vàng có tỷ lệ hại như trên năng suất lúa giảm 4,2 - 5,2%.

1.3.3.3. Nghiên cứu về ký chủ sâu cuốn lá nhỏ

Theo Vũ Quang Côn (1987) [3] đã tiến hành điều tra phân bố mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên một số cây cỏ dại trong thời gian chưa có lúa ngoài đồng, kết quả cho thấy: Cỏ môi có 79,45%, cỏ chỉ có 0,02%, cỏ tranh là 0,01%, cỏ bấc 10,95%, cỏ lá tre 6,04%, cỏ lồng vực 1,73%, cỏ mần trầu 1%. Theo Trần Văn Rao (1982) [17] thì sâu cuốn lá nhỏ qua đông chủ yếu trên các cỏ dại, trên ruộng mạ là không đáng kể, sự có mặt sâu cuốn lá nhỏ trên một số ký chủ như: Lúa chét 1,3%, cỏ mần trầu 53,2%, cỏ gà nước 19,2%, cỏ lồng vực cạn 13,8%, cỏ trứng ếch 12,5%. Theo Trần

Huy Thọ (1983) [25] thì sâu cuốn lá nhỏ sống trên các cây cỏ như: Cỏ mần trầu, cỏ gà nước, cỏ lông, cỏ trứng ếch.

1.3.3.4. Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ

Trứng sâu cuốn lá nhỏ hình bầu dục, chiều dài 0,7 - 0,8 mm, chiều rộng 0,39 - 0,45 mm, trong quá trình phát dục trứng thay đổi màu sắc từ màu trắng kem đến màu vàng nhạt, bề mặt trứng có vân hình mạng lưới (Nguyễn Văn Hành, 1988) [9]. Nhiệt độ và ẩm độ không khí có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian nở của trứng. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Hành trong điều kiện thí nghiệm với nhiệt độ 26,30C, ẩm độ xấp xỉ 80% thì thời gian trứng nở 4 ngày.

Sâu non mới nở hoạt động nhanh nhẹn, chúng bò khắp nơi trên khóm lúa sau đó chui vào nõn lá hoặc vào tổ cũ ăn lớp thịt lá, sau một thời gian thường là tuổi 2 sâu bò lên ngọn lá nhả tơ cuốn 2 mép lá lại với nhau khâu thành bao, sâu nằm trong bao ăn biểu bì lá, khi ăn hết biểu bì sâu lại tiếp tục khâu bao lá dọc suốt 2/3 chiều dài lá, tuổi càng lớn sức ăn càng khỏe, khi ăn hết thức ăn chúng chuyển sang lá khác tiếp tục tạo bao lá mới để gây hại, sâu di chuyển vào lúc trời râm mát. Trong suốt thời kỳ sâu non chúng có thể phá từ 4 - 6 lá (Nguyễn Văn Hành, 1988) [9]. Theo Hồ Khắc Tín, 1982 số lượng lá bị hại 4 - 9 lá. Còn theo Nguyễn Trường Thành một đời sâu cuốn lá nhỏ gây hại từ 3,2 - 6,2 lá tương ứng 12 - 15 cm2, cây lúa bị hại nặng sẽ tăng tỷ lệ lép và giảm số hạt/bông (Nguyễn Trường Thành, 2003) [22].

Khả năng sống và phát triển sâu non không chỉ phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ và ẩm độ mà còn phụ thuộc vào thức ăn nơi chúng sinh sống. Theo dõi quá trình sống sâu non nuôi trên lá lúa ở các giai đoạn khác nhau Nguyễn Văn Hành cho biết nếu nuôi bằng lá lúa giai đoạn đẻ nhánh thì thời gian hoàn thành giai đoạn sâu non là 14,1 ngày, nếu thức ăn là lá lúa giai đoạn làm đòng thì thời gian này là 15,3 ngày, thời gian lúa trỗ 16 ngày. Như vậy sâu non nuôi giai đoạn đẻ nhánh có thời gian phát dục nhanh, tỷ lệ sống sót cao hơn, đó là yếu tố quan trọng góp phần tăng nhanh số lượng quần thể sâu cuốn lá nhỏ trên đồng ruộng.

Sâu non đẫy sức chuyển sang màu hồng vàng chui ra khỏi tổ để tìm vị trí hóa nhộng, sâu nhả tơ cắn đứt 2 mép lá khâu thành bao kín để hóa nhộng trong đó hoặc bò xuống dưới khóm lúa hóa nhộng trong bẹ lá, đôi khi hóa nhộng ngay trong bao cũ đã gây hại.

Thời gian để hoàn thành giai đoạn nhộng phụ thuộc chặt chẽ vào ẩm độ môi trường, thời gian này kéo dài 4 - 11 ngày, trung bình 6 ngày (Nguyễn Văn Hành, 1988) [9]. Nhiệt độ 25 - 280C, ẩm độ 80 - 85% thời gian nhộng là 6 ngày; nhiệt độ 22 - 240C, ẩm độ 70 - 80% thời gian nhộng 7 ngày, nếu nhiệt độ dưới 110C thời gian nhộng kéo dài là 11 - 12 ngày.

Theo Nguyễn Văn Hành sâu cuốn lá nhỏ có phạm vi hoạt động 10 - 320C. Trên dưới ngưỡng nhiệt độ này mọi hoạt động của sâu bị ức chế nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong. Yếu tố ẩm độ và lượng mưa là những yếu tố quyết định đến khả năng gia tăng mật độ sâu cuốn lá nhỏ, ẩm độ 85 - 88% là cực thuận lợi cho sâu cuốn lá nhỏ phát sinh phát triển, ẩm độ không khí liên quan đến lượng mưa mỗi vụ, thường lượng mưa đủ lớn và rải đều trong các tháng đáp ứng được điều kiện trên, tuy nhiên nếu lượng mưa quá to trên 100 mm sẽ gây tử vong đối với sâu cuốn lá nhỏ và hạn chế sự phát tán của trưởng thành.

Theo Đỗ Xuân Bành (1990) [1] và Nguyễn Văn Hành, Trần Huy Thọ (1989) [8] vòng đời sâu cuốn lá nhỏ ở nhiệt độ từ 25 - 300C là 25 - 38 ngày, ở nhiệt độ 22 - 240C là 44 ngày, trong đó thời gian phát dục các pha trứng, sâu non, nhộng tương ứng là 3 - 7,5; 13 - 24 và 4 - 8 ngày. Thời gian trước đẻ trứng là 3 - 8 ngày. Trưởng thành cuốn lá nhỏ thường tập trung trên những diện tích lúa gieo dày, khóm lúa rậm rạp và màu sắc xanh đậm, giống lúa có bản lá to do vậy thường có mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao. Sau vũ hóa 1 - 2 ngày trưởng thành bắt đầu đẻ trứng, trứng được đẻ rải rác từng quả ở mặt dưới lá, thường 1 lá 1 trứng, cũng có khi 2 - 3 trứng/lá. Một trưởng thành cái cuốn lá nhỏ có thể đẻ 50 - 100 quả trứng.

Thời gian giao phối tiến hành 2 - 4 giờ, trong suốt thời gian sống bướm cái chỉ giao phối 1 lần, bướm cuốn lá nhỏ có xu tính với ánh sáng đèn. Thời gian sống của trưởng thành là 4 - 10 ngày, sau ngừng ăn 2 - 3 ngày bướm mới chết. Thời gian sống bướm đực và bướm cái tương tự nhau (Nguyễn Văn Hành, 1988) [9].

Khả năng đẻ trứng và thời gian đẻ trứng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, thức ăn và mùa vụ.

Theo Nguyễn Văn Hành (1988) [9] ở nhiệt độ 27 - 290C và ẩm độ 85 - 90% lượng trứng đẻ trung bình một bướm cái là trên dưới 100 quả. Khi theo dõi khả năng đẻ trứng của bướm sâu cuốn lá nhỏ, Trần Huy Thọ (1983) [25] đã nhận định nếu cho bướm ăn thêm nước đường hoặc mật ong pha loãng 5 - 10% thì lượng trứng đẻ tăng rõ rệt. Trưởng thành cái ít khi đẻ hết số trứng mà vẫn còn giữ lại một lượng nhỏ trứng có trong bụng.

Vụ Xuân thời gian đẻ trứng 5 - 8 ngày, vụ Mùa 3 - 5 ngày. Lượng trứng đẻ giảm dần theo số lứa trong năm. Trong điều kiện phòng thí nghiệm cho bướm ăn bằng nước đường pha loãng ở nhiệt độ 220C, ẩm độ 90% thì trung bình mỗi bướm cái đẻ khoảng 374 quả và ở nhiệt độ 300C, ẩm độ 78% bướm chỉ đẻ có 80 trứng. Do vậy ở điều kiện nhiệt độ vụ Xuân 23 - 240C, ẩm độ 85 - 90% thích hợp cho bướm cuốn lá nhỏ đẻ trứng hơn là vụ Mùa có nhiệt độ trung bình 27 - 280C. Có 83% lượng trứng được đẻ từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 kể cả ngày bướm vũ hóa, 2 ngày có lượng trứng đẻ nhất là ngày thứ 4 và thứ 5 chiếm 48,15% tổng số và là đỉnh cao của bướm (Nguyễn Văn Hành, Trần Huy Thọ (1989) [8].

Trưởng thành cái sâu cuốn lá nhỏ đẻ mang tính chọn lọc rõ rệt, những ruộng xanh tốt, rậm rạp hấp dẫn trưởng thành đến đẻ trứng. Giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây lúa cũng quyết định đến khả năng đẻ trứng nhiều hay ít của trưởng thành. Theo Nguyễn Văn Hành (1989) [9] có khoảng 50,7% lượng sâu non trên các trà lúa thời kỳ đẻ rộ, 35,2% trên lúa giai đoạn làm đòng - trỗ và 14% ở các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa.

Số ngày có mưa nhỏ trong thời gian bướm cuốn lá nhỏ ra rộ cũng liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ trứng nở, những ngày này trứng nở cao và ngược lại. Theo Nguyễn Thị Thắng (1983) [24] tỷ lệ ngày mưa trong thời gian bướm rộ là 28,6 - 63,4% thì tỷ lệ trứng nở biến động 71 - 90%. Như vậy nhiệt độ và ẩm độ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát sinh, phát triển của sâu cuốn lá nhỏ.

Ở các tỉnh vùng khu 4, hàng năm sâu cuốn lá nhỏ phát sinh 6 - 7 lứa, thời gian phát sinh các lứa sớm hây muộn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, thức ăn và thời vụ gieo cấy. Trong năm sâu non gây hại cả 2 vụ lúa nhưng vụ Hè thu-Mùa thường sâu phát sinh với mật độ cao hơn, gây hại nặng hơn so vụ Xuân. Các lứa gây hại chính trong năm là lứa 2 gây hại lúa vụ Xuân và lứa 5, 6 gây hại lúa vụ Hè Thu và vụ Mùa (Trung tâm BVTV khu 4, 2012) [28].

Theo Phạm Văn Lầm, Lê Thị Thanh Thủy (2011) [16] trong điều kiện nuôi nhiệt độ 240C và ẩm độ 88% trên giống lúa KD 18: Thời gian phát triển các pha trứng, sâu non, nhộng và thời gian trước đẻ trứng kéo dài tương ứng là 5,83; 19,7; 6,43 và 2,17 ngày. Các chỉ tiêu này khi nuôi trên giống lúa lai Nhị ưu 838 thời gian kéo dài tương ứng là 5,73; 17,4; 6,10 và 2,03 ngày. Như vậy, thời gian phát triển các pha của SCLN khi nuôi trên giống lúa lai Nhị ưu 838 đều ngắn hơn so với nuôi trên giống lúa KD 18.

Trong điều kiện nuôi nhiệt độ 29,40C và ẩm độ 82% trên giống lúa KD 18: Thời gian phát triển các pha trứng, sâu non, nhộng và thời gian trước đẻ trứng kéo dài tương ứng là 4,17; 16,03; 5,67 và 2,03 ngày. Các chỉ tiêu này khi nuôi trên giống lúa lai Bắc ưu 903 thời gian kéo dài tương ứng là 4,13; 14,00; 5,56 và 1,50 ngày. Như vậy, thời gian phát triển các pha của SCLN khi nuôi trên giống lúa lai Bắc ưu 903 đều ngắn hơn so với nuôi trên giống lúa KD 18 [16].

Vụ xuân kiểm tra tỷ lệ giới tính ngoài đồng ruộng đối với giai đoạn lúa đẻ nhánh và đứng cái cho thấy trưởng thành cái nhiều hơn so trưởng thành đực. Tuy nhiên trong phòng nuôi thì ngược lại tỷ lệ cái ít hơn trưởng thành đực. Vụ Mùa, tại

giai đoạn lúa đẻ nhánh trưởng thành cái nhiều hơn trưởng đực, tại giai đoạn lúa đứng cái và nuôi trong phòng thì trưởng thành đực nhiều hơn trưởng thành cái. Như vậy, tỷ lệ đực cái ở ngoài đồng ruộng và trong phòng thí nghiệm có sự sai khác, tuy nhiên mức độ sai khác không đáng kể. Do vậy, khả năng đáp ứng về số lượng trưởng thành đực cái bắt cặp để đẻ trứng của SCLN là rất phong phú và hàng năm SCLN thường phát sinh với mật độ cao và gây hại nặng trên diện rộng, đặc biệt vụ lúa Hè Thu - Mùa [16].

Trưởng thành cái phát triển từ sâu non nuôi trên giống Khang dân 18 nhưng ở điều kiện nhiệt độ, ẩm độ khác nhau có sức đẻ trứng khác nhau. Ở nhiệt độ 240C và ẩm độ 88%, một trưởng thành cái có thể đẻ 100,9 trứng cao hơn so với một trưởng thành cái đẻ trong điều kiện nhiệt độ 29,40C và ẩm độ 82% là: 11,5 trứng/cái. Trưởng thành cái phát triển từ sâu non nuôi trên giống Nhị ưu 838, Bắc ưu 903 ở điều kiện nhiệt độ 240C và ẩm độ 88% và 29,40C và ẩm độ 88%, một trưởng thành cái có thể đẻ tương ứng là 127,3 và 99,4 trứng/cái. Như vậy: Không chỉ có yếu tố nhiệt độ và ẩm độ mà cả chất lượng dinh dưỡng của pha sâu non đã tác động đến sức sinh sản của trưởng thành cái sâu cuốn lá nhỏ hại lúa [16].

Nguyễn Thị Thắng (1993) [24] ngoài các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ thì các yếu tố canh tác như lượng phân bón, mật độ gieo cấy, giống lúa và giai đoạn sinh trưởng cũng có ảnh hưởng đến quy luật phát sinh của sâu cuốn lá nhỏ. Ruộng gieo cấy với khoảng cách 15 x 10cm có mật độ sâu non cao gấp 3 lần những ruộng có khoảng cách cấy 20 x 20 cm vì những ruộng cấy dày có tiểu khí hậu đồng ruộng có ẩm độ cao là điều kiện thuận lợi cho sâu phát sinh phát triển gây hại và đạt đến mật số cao trên ruộng lúa. Ruộng bón nhiều đạm, bón lai rai thường bị sâu cuốn lá gây hại nặng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức độ thâm canh cũng ảnh hưởng đến số lượng trứng và tỷ lệ trứng nở của sâu cuốn lá nhỏ. Theo Nguyễn Thị Thắng (1993) [24] ở giai đoạn lúa đẻ nhánh

ruộng thâm canh cao khả năng đẻ trứng của 1 trưởng thành cái cao gấp 2,7 lần, tỷ lệ trứng nở gấp 1,7 lần so với mức độ thâm canh trung bình.

Thời vụ gieo cấy cũng là yếu tố ảnh hưởng đến mức độ gây hại sâu cuốn lá nhỏ (Phạm Văn Lầm, 1992) [14]. Thời vụ gieo cấy tập trung, cấy đúng thời vụ cũng có tác dụng hạn chế tác hại của sâu cuốn lá nhỏ.

Theo báo cáo Cục Bảo vệ thực vật (2002) [6] thực hiện chương trình quản lý dinh dưỡng trên cây lúa, áp dụng biện pháp gieo mạ thưa, cấy mạ non, bón phân dựa trên cơ sở so màu lá lúa, điều tiết nước hợp lý tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng phát triển khỏe tăng khả năng chông chịu sâu bệnh. Kết quả mật độ sâu cuốn lá nhỏ giảm so với ruộng làm theo nông dân ít nhất là 0,9 lần, cao nhất 5,4 lần.

1.3.3.5. Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ

Ngày nay xu hướng phòng trừ tổng hợp là mục tiêu chung của nền nông nghiệp tất cả các nước. Muốn thực hiện tốt phòng trừ tổng hợp đối với sâu cuốn lá

Một phần của tài liệu Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee) hại lúa và biện pháp phòng trừ trong vụ Xuân 2014 tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 38)