ĐIỀU TRA ĐỊA CHẤT THỦY VĂN –ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH TRONG TÌM KIẾM THĂM DÒ KHOÁNG SÀNG

Một phần của tài liệu Bài giảng địa chất thủy văn (Trang 65 - 68)

TRONG TÌM KIẾM THĂM DÒ KHOÁNG SÀNG

6.1. Những nhân tố địa chất thủy văn –địa chất công trình ảnh hưởng đến công trình khai tác. trình khai tác.

6.1.1. Những nhân tố đưa nước tới khoáng sàng 6.1.1.1. Nhân tố tự nhiên

- Lượng mưa của khu vực: Lượng mưa đóng vai trò chủ yếu cung cấp cho nước và nước dưới đất. Do vậy, nó đóng vai trò quyết định tới lượng nước chảy vào công trình khai thác, nhất là các công trình khai thác lộ thiên.

- Nước trên mặt: các dòng chảy trên mặt thường chảy nhiều vào các mỏ khai thác lộ thiên. Còn những công trình ngầm gần mặt đất, nếu nước dưới đất có quan hệ thủy lực với nước mặt thì nước mặt cũng gián tiếp chảy vào công trình. Đặc biệt những mỏ sa khoáng và mỏ trong đá karto thì ảnh hưởng của nước mặt đến công trình khai thác rất quan trọng.

- Địa hình mỏ: Địa hình mỏ quyết định đến hệ số dòng chảy trên mặt và hệ số dòng chảy dưới đất, đồng thời quyết định đến điều kiện tháo khô mỏ.

- Lớp phủ phía trên khoáng sàng: lớp phủ phía trên khoáng sàng nếu chứa nước và thấm nước tốt thì sẽ gây trở ngại cho việc tháo khô. Lớp phủ càng dày thì nước chảy vào công trình khai thác càng nhiều, lớp phủ kém thấm nước thì tháo khô mỏ dễ dàng. - Cấu tạo địa chất: đặc biệt là ở những đới phá hủy kiến tạo, những đứt gãy lớn, chúng tạo nên mối quan hệ thủy lực giữa nước mặt và nước dưới đất.

6.1.1.2. Nhân tố nhân tạo.

- Những lỗ khoan tìm kiếm thăm dò chưa lấp kỹ, chúng tạo mối quan hệ thủy lực giữa các tầng chứa với nhau.

- Các hầm lò khai thác cũ cũng là nới tập trung nước dưới đất.

6.1.2. Những hiện tượng địa chất công trình xảy ra khi khai thác khoáng sàng. 6.1.2.1. Hiện tượng cát chảy xói ngầm.

- Cát chảy sinh ra trong đất đá mềm, rời và bảo hòa nước dưới tác dụng áp lực thủy động. Chúng biểu hiện thành những dòng bùn cát từ vách và đáy công trình khai đào. - Xói ngầm phát sinh do áp lực thủy động và biểu hiện bằng những dòng nước mang bụi cát từ dưới nền công trình đi lên.

- Hiện tượng sụt lún là hiện tượng oằn mặt đất mà dưới đó là những công trình khai thác ngầm. Nhưng nếu công trình ngầm nằm sâu thì hiện tượng sập lở chỉ xảy ra trong phạm vi vòm cân bằng, không ảnh hưởng tới mặt đất.

- Hiện tượng bùn nền là hiện tượng trồi đất đá từ đáy và vách công trình ngầm do sự mất cân bằng về trạng thái ứng suất, sự trương nở của đất đá....

6.1.2.3. Hiện tượng dịch chuyển của đất đá trên sườn dốc. * Điều kiện cho trượt lở phát sinh và phát triển:

- Địa hình: bờ dốc

Nơi cao và độ dốc lớn dẫn đến đá đổ. Nơi có độ cao và độ dốc trung bình dẫn đến trượt.

- Cấu trúc địa chất:

Thường các lớp phong hóa dễ trượt trên nền đá gốc. Nơi có đứt gãy kiến tạo cũng thường có nhiểu trượt lở

* Nguyên nhân xảy ra trượt lở: - Qúa trình phong hóa.

- Hoạt động xâm thực dòng chảy. - Hoạt động nước dưới đất. - Hoạt động kinh tế con người * Cách khắc phục trượt lở - Điều tiết các dòng chảy

- Hạn chế xây dựng công trình ở bờ dốc.

- Lát gạch sườn dốc, xây dựng tường chắn, xử lý nền,...

6.2. Mục đích, ý nghĩa của điều tra địa chất thủy văn –địa chất công trình trong tìm kiếm thăm dò khoáng sàng. tìm kiếm thăm dò khoáng sàng.

Trong tìm kiếm thăm dò khoáng sản, ngoài tiến hành các công tác điều tra địa chất, thì cần điều tra địa chất thủy văn –địa chất công trình nhằm đánh giá điều kiện khai thác khoáng sàng, với 3 nội dung chính:

- Xác định mức độ ngập nước của khoáng sàng, lượng nước chảy vào công trình khai thác, phương án tháo khô mỏ.

- Làm sáng tỏ các hiện tượng địa chất công trình xảy ra khi khai thác. - Giải quyết vấn đề nước cung cấp cho sinh hoạt và kỹ thuật

6.3. Mối tương quan giữa điều tra địa chất với điều tra địa chất thủy văn –địa chất công trình. chất công trình.

- Chúng giống nhau về nguyên tắc là đều chia ra 3 giai đoạn điều tra: tìm kiếm, thăm dò sơ bộ và thăm dò tỷ mỷ.

- Trong nhiều trường hợp thì điều tra địa chất và điều tra địa chất thủy văn –địa chất công trình phù hợp với từng giai đoạn. Nhưng nếu điều kiện địa chất thủy văn địa chất công trình phức tạp thì tiến hành điều tra địa chất thủy văn –địa chất công trình tiến hành trước một bước.

6.3.1. Ở giai đoạn tìm kiếm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Điều tra địa chất đánh giá được cấp trữ lượng khoáng sản cấp C2 và C1

- Điều tra địa chất thủy văn: làm sáng tỏ đặc điểm phân boo, cung cấp, và tiêu thoát nước của ccaác đơn vị chứa nước. Chất lượng nước chỉ ngiên cứu sơ bộ và nghiên cứu các hiện tượng phổ biến về địa chất công trình.

6.3.2. Giai đoạn thăm dò sơ bộ.

- Điều tra địa chất phải đánh giá được cấp trữ lượng C1 và B

- Điều tra địa chất thủy văn: Xác định thêm đặc điểm tàng trữ, mức độ phong phú nước và động thái của chúng. Phải xác định các thông số địa chất thủy văn của các tầng chứa nước chủ yếu và chất lượng nước cùng với quan hệ thủy lực.

Về địa chất công trình thì xác định thêm các tính chất cơ lý của đất đá.

6.3.3. Giai đoạn thăm dò tỷ mỷ.

- Điều tra địa chất: đánh giá trữ lượng cấp B và A

- Về địa chất thủy văn: làm sáng tỏ đầy đủ điều kiện địa chất thủy văn của từng đơn vị chứa nước riêng biệt. Tính được nước chảy vào công trình khi khai thác. Nghiên cứu đầy đủ chất lượng nước.

Về địa chất công trình nhất thiết phải có đầy đủ các tài liệu về tính chất cơ lý đất đá ở những vị trí khác nhau.

Ngoài ra còn có thăm dò bổ sung hay thăm dò khai thác để đánh giá cấp trữ lượng A.

Chương 7

Một phần của tài liệu Bài giảng địa chất thủy văn (Trang 65 - 68)