3/ Giai đoạn điều tra tỷ mỷ
5.6. Công tác nghiên cứu chất lượng nước
5.6.1. Mục đích:
- Quy luật và nguồn gốc hình thành thành phần hóa học nước dưới đất - Tìm hiểu đặc điểm phân đới thủy địa hóa theo không gian
- Làm sáng tỏ ranh giới nhiễm mặn theo chiều ngang và chiều thẳng đứng - Đánh giá chất lượng nước để cung cấp theo mục đích sử dụng
- Đánh giá điều kiện và các nhân tố gây nhiễm bẩn cũng như khả năng tự làm sạch của tầng chứa nước.
- Nghiên cứu động thái thủy hóa của nước ngầm liên quan đến nước mặt và các tầng chứa nước có áp.
- Đánh giá vai trò của nước dưới đất trong việc làm xảy ra các quá trình phèn hóa, laterit hóa, muối hóa thổ nhưỡng,...
5.6.2. Lấy mẫu nước và nghiên cứu chất lượng nước
Công tác lấy mẫu nghiên cứu chất lượng nước gồm mẫu phân tích thành phần hóa học toàn diện, mẫu phân tích thành phần hóa học đơn giản, mẫu phân tích vi lượng, mẫu phân tích chuyên môn, mẫu phân tích vi sinh, mẫu phân tích nhiễm bẩn.
Các mẫu phân tích hóa (đơn giản, toàn diện, vi lượng, chuyên môn, nhiễm bẩn) được lấy bằng chai thủy tinh hay chai polyetylen đã được rửa sạch và trán bằng nước cất. Trước khi lấy mẫu phải rửa chai bằng nước nghiên cứu ít nhất 2 lần. Bảo quản mẫu nơi mắt mẻ và gửi phân tích ngay, chậm nhất không để quá 15 ngày kể từ khi lấy. Mẫu phân tích vi trùng được lấy bằng chai thủy tinh đã được khử trùng, trước khi lấy mẫy phải đốt cồn ở cổ chai. Sau đó đem đi phân tích trong ngày, trường hợp phải vận chuyển đi xa mẫu phải được giữ lạnh ở nhiệt độ 2-4oC nhưng không được đóng băng và tránh ánh sáng, chậm nhất không để quá 3 ngày kể tư khi lấy mẫu.
Nếu lấy mẫu nước mặt thì phải lấy ở xa bờ, ở dưới sâu nước mặt, tránh để nước bị khuấy động làm đục nước.
Chai lấy mẫu phải được dán nhãn, ghi rõ nội dung sau: - Nơi lấy mẫu (giếng, lỗ khoan, nguồn lộ, hồ,...)
- Vị trí lấy mẫu,
- Độ sâu lấy mẫu, phương pháp lấy mẫu - Thời gian lấy mẫu
- Nhiệt độ nước, nhiệt độ không khí - Người lấy mẫu
Chương 6