Chọn số lượng và vị trí công trình hút nước thí nghiệm * Chọn số lượng:

Một phần của tài liệu Bài giảng địa chất thủy văn (Trang 54 - 55)

3/ Giai đoạn điều tra tỷ mỷ

5.4.2.1.Chọn số lượng và vị trí công trình hút nước thí nghiệm * Chọn số lượng:

* Chọn số lượng:

Chọn số luợng công trình hút nước phụ thuộc vào mục đích hút nước, mức độ tỷ mỷ của công tác thăm dò. Thường có hai kiểu hút nước thí nghiệm là hút nước ở hố khoan đơn và hút nước ở chùng hố khoan.

Hút nước hố khoan đơn chủ yếu nhằm xác định hệ số thấm của đá cứng nứt nẻ, cuội, cát hạt thô và cát hạt vừa. Nghĩa là trong những loại đất đá có bước nhảy mực nước không lớn lắm.

( Bước ngảy mực nước là hiệu số giữa mực nước trong lỗ khoan với mực nước ngoài ống lọc. nó được tạo nên do lực cản sinh ra từ sự vận động của nước đến ống lọc). Hút nước ở chùm hố khoan nhằm phản ánh đầy đủ nhất đặc điểm cấu tạo địa chất, điều kiện địa chất thủy văn của từng tầng chứa nước. Chùm hố khoan thí nghiệm gồm một hố khoan trung tâm để hút nước và một số hố khoan quan sát bố trí thành những tia. Tùy theo điều kiện tự nhiên và yêu cầu thí nghiệm mà số lượng các tia có thể từ một đến bốn.

Khi tính chất thấm của đất đá rất phức tạp và yêu cầu phải tính hệ số thấm của đất đá và bán kính ảnh hưởng theo những phương khác nhau, người ta bố trí chùm hố khoan theo sơ đồ 4 tia. Trong đó một tia theo hướng dòng chảy, một tia theo hướng ngược với hướng dòng chảy, 2 tia còn lại thẳng góc với hai tia trên.

Sơ đồ hai tia thường dùng khi hút nước trong những trường hợp sau:

- Trong các đá cứng đã biết rõ phương của các khe nứt. Trong trường hợp này 1 tia bố trí theo phương của khe nứt chủ yếu và 1 tia thẳng góc với tia trên. - Trong các đá có cấu tạo không đồng nhất. Khi chùm thí nghiệm bố trí gần

các dòng nước mặt thì một tia song song với hướng chảy của dòng nước mặt và một tia thẳng góc với tia trên.

Sơ đồ một tia thường áp dụng trong trường hợp nghiên cứu mức độ phong phú nước của một tầng chứa nước nào đó (chỉ cần xác định Q và q) hay khi xác định hệ số thấm của một tầng chứa nước ở các khoáng sàng có ích. Khi đó cần bố trí theo hướng dòng chảy.

Trong trường hợp cần thiết ta có thể bố trí một hố khoan vách cách hố khoan trung tâm khoảng 0,5-1 m.

Khoảng cách giữa các hố khoan quan sát đến hố khoan trung tâm phụ thuộc vào thành phần thạch học, tính chất thủy lực của tầng chứa nước, loại hố khoan hút nước và quan sát (hoàn chỉnh hay không hoàn chỉnh)

* Chọn vị trí công trình hút nước thí nghiệm

- Nơi thí nghiệm có điều kiện địa chất thủy văn đặc trưng nhất, nhiều đơn vị chứa nước, phong phú nước, nơi có thân quặng,..

- Nơi thí nghiệm có điều kiện địa chất phức tạp

- Nơi thí nghiệm có đáy cách nước của tầng chứa nước nghiêng ít, điều kiện thoát nước tốt, hút nước dễ dàng, nếu thật không cần thiết không nên bố trí hố khoan thí nghiệm ở gần đồng nước mặt.

- Nơi thí nghiệm thuận tiện về giao thông.

Một phần của tài liệu Bài giảng địa chất thủy văn (Trang 54 - 55)