Quan trắc địa chất thủy văn.

Một phần của tài liệu Bài giảng địa chất thủy văn (Trang 51 - 53)

3/ Giai đoạn điều tra tỷ mỷ

5.3.3.Quan trắc địa chất thủy văn.

Đây là công tác thu thập tài liệu địa chất thủy văn trong quá trình thi công lỗ khoan. Nội dung quan trắc như sau:

- Theo dõi mực nước trong lỗ khoan để xác định mực nước xuất hiện, mực nước tĩnh của các đơn vị chứa nước khi khoan qua.

- Nếu đo hai lần cách nhau 30 phút mà mực nước sai số nhỏ hơn 1 cm thì đấy là mực nước tĩnh.

- Mỗi hiệp khoan đều cần đo mực nước: sau khi rút cần khoan lên và trước khi đưa cần khoan xuống, mực nước đo như vậy gọi là mực nước đo kép.

- Khi phát hiện mực nước tĩnh cần ngừng khoan để theo dõi.

5.3.3.2. Theo dõi dung dịch rửa

- Khi khoan thường dùng nước lã hay dung dịch sét và khi khoan qua các loại đất đá có đặc điểm địa chất thủy văn khác nhau mà dung dịch luôn thay đổi về chất lẫn về lượng. Vậy cần theo dõi sự thay đổi đó để phán đoán đặc điểm địa chất thủy văn. Khi khoan qua đất đá chứa nước thì dung dịch ít bị tiêu hao, ít biến đổi, khi khoan qua đất đá chứa nước thì dung dịch bị loãng. Để biết được mức độ biến đổi dung dịch khoan người ta dựa vào tỷ trọng và độ nhớt của dung dịch.

Tính lượng tiêu hao của dung dịch: V= F.H

V: Lượng dung dịch tiêu hao trong hiệp khoan, m3 F: Diện tích mặt cắt ngang của hố dung dịch, m2 H: Mực nước bị tiêu hao sau một hiệp khoan, m

5.3.3.3. Theo dõi và mô tả lõi khoan

- Mục đích là để thành lập cột địa tầng thực tế lỗ khoan và qua đó đánh giá đặc điểm địa chất thủy văn.

- Đất đá bền vững cách nước và ít nứt nẻ thì thường tỷ lệ % mẫu lấy được cao, đất đá bở rời chứa nước thì tỷ lệ % mẫu lấy được thấp hơn.

- Cuối mỗi hiệp khoan, phải xếp mẫu lấy được theo vị trí tự nhiên và tiến hành mô tả mẫu.

- Dựa vào % mẫu lấy được người ta lập biểu đồ tỷ lệ % lõi khoan.

5.3.3.4. Theo dõi hiện tượng nước dâng trong lỗ khoan.

- Khi gặp tầng chứa nước áp lực cao, nước dâng lên khỏi mặt đất. Lúc đó phải dừng khoan và tiến hành thu thập tài liệu như sau:

+ Xác định lưu lượng nước bằng ván đo hay bằng công thức tính lưu lượng tương đối của V. Mukhin:

Q=11d2 h ,l/s

d: đường kính trong của ống chống, m

h: chiều cao nước phun ra tính từ miệng ống chống, m

5.3.3.5. Theo dõi hiện tượng tụt cần khoan

Trường hợp đang khoan gặp phải tầng katơ thi thường xảy ra hiện tượng tụt cần khoan đột ngột. Lúc đó cần xác định chiều sâu xảy ra hiện tượng tụt cần khoan, lấy mẫu nước, mẫu đất đá chứa nước, theo dõi mực nước và dung dịch đi lên.

5.3.3.6. Theo dõi nhiệt độ và sự xuất hiện chất khí khi khoan.

Việc theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nước giúp ta phát hiện ra chiều sâu các đơn vị chứa nước vì nhiệt độ khác nhau ứng với sự phân bố ở những độ sâu khác nhau.

Trường hợp thấy xuất hiện khí thoát ra thì lấy mẫu khí để phân tích vì khí thường liên quan đến nước khoáng hay các mỏ khí đốt.

Một phần của tài liệu Bài giảng địa chất thủy văn (Trang 51 - 53)