0
Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ KHẢO SÁT XÂY DỰNG

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG GIÁM SÁT THI CÔNG CÔNG TRÌNH ĐỊA CHẤT NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT (Trang 33 -33 )

3.3.1. Khi lập nhiệm vụ khảo sát

- Cần đọc kỹ về nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình để nắm hết các yêu cầu kinh tế - kỹ thuật cũng như công nghệ sản xuất của dự án, từ đó làm rõ các yêu cầu công tác khảo sát xây dựng như thế nào.

- Tìm hiểu kỹ về phương án địa điểm của dự án để khoanh vùng điều tra và các chỉ tiêu cần điều tra.

- Cần đọc, sưu tầm và tham khảo kỹ các yếu tố khí tượng, khí hậu của khu vực xây dựng để có những khái niệm về thời tiết, các dữ liệu cơ bản, định hướng về khu

vực xây dựng cũng như nên các yêu cầu khảo sát. Số liệu này cho trong TCVN 4088:1985, Số liệu khí hậy dùng trong thiết kế xây dựng.

- Nếu địa điểm nằm trong vùng có karst thì phải đọc kỹ TCXDVN 366:2004, Chỉ dẫn kỹ thuật công tác khảo sát địa chất công trình cho xây dựng trong vùng karst, để lập được nhiệm vụ khảo sát cho chuẩn xác.

- Lập nhiệm vụ khảo sát và cần tham khảo ý kiến bên tư vấn thiết kế và những người sẽ điều hành công trình của dự án sau khi hoàn thành việc xây dựng để họ góp ý. Những người sẽ điều hành sản xuất, dịch vụ say này khi công trình bàn giao cho người sử dụng, sẽ là người có yêu cầu thiết thân cũng như là có kinh nghiệm sản xuất, dịch vụ sử dụng công trình, sẽ đóng góp nhiều ý kiến quan trọng về các yêu cầu công tác khảo sát khi lập nhiệm vụ khảo sát.

3.3.2. Khi lập phương án khảo sát

- Xác định số lượng công tác khảo sát cần thiết phải tiến hành. - Xác định rõ yêu cầu và mục tiêu cho từng công tác khảo sát.

- Lựa chọn cán bộ trưởng đoàn khảo sát cho đúng người, đúng việc, có tinh thần trách nhiệm, có nghiệp vụ để điều hành công tác khảo sát và có tri thức để sơ bộ nhận định về kết quả khảo sát ngay khi đang khảo sát.

- Xác định dụng cụ, trang bị cần phải có để sử dụng khi khảo sát. Những thiết bị đo và đánh giá phải còn thời hạn được sử dụng hợp pháp theo hạn định của cơ quan kiểm chuẩn thiết bị.

- Sắp xếp đủ nhân lực cho từng khâu trong mọi khâu nghề nghiệp khảo sát, nhân lực chuyên môn, nhân lực hỗ trợ có kể đến những trường hợp rủi ro khả dĩ xảy ra.

- Dự trù điều kiện vật chất cho đoàn khảo sát làm việc không quá khó khăn nhưng không lãng phí. Lều tạm để sinh hoạt, ăn ở, dụng cụ bếp, thực phẩm sử dụng và dự trữ, giấy tờ ghi chép, phương tiện làm việc văn phòng: điện thoại, điện tín, email. Internet,… Cần chú ý đến vệ sinh công nghiệp và vệ sinh sinh hoạt, không làm bẩn môi trường dẫu chỉ là trú chân tạm.

- Chú ý đến những rủi ro, tai biến có thể xảy ra để lựa chọn nơi tạm trú tránh được lũ quét, trượt lở cũng như an toàn khi khảo sát.

- Khoanh vùng khảo sát và chủ động tạo ranh giới khu vực khảo sát nhằm tránh sót việc, sót phạm vi và tránh lãng phí do khảo sát rộng hơn về khu vực so với yêu cầu.

- Phải có kế hoạch khảo sát tổng thể, cho từng nhóm, từng đội và có sự phối hợp tiến độ nhằm bảo đảm mọi công việc được tiến hành đúng lúc, không cản trở lẫn nhau về địa bàn, bảo đảm an toàn sức khỏe cho các thành viên khảo sát, bảo đảm an ninh cho đoàn và cho cá nhân khảo sát.

- Phải tiến hành thông báo cho nhà cầm quyền địa phương để biết, phối hợp khi có sự cố cũng như bảo vệ lẫn nhau trong quá trình khảo sát.

- Phương án khảo sát phải có thuyết minh rõ ràng, có hình vẽ chuẩn xác để không thể hiểu nhiều nghĩa trong một đoạn câu, trong một hình vẽ.

- Phương án khảo sát phải được chủ đầu tư thông qua và quyệt bằng văn bản. Phương án khảo sát chưa được chủ đầu tư phê duyệt bằng văn bản, chưa được ký hợp đồng tiến hành và dĩ nhiên là chưa được tiến hành. Phương án khảo sát cần hay không cần sự phê duyệt của Chủ quản đầu tư hay sự chấp thuận của tư vấn thẩm định là việc của chủ đầu tư phải hoàn tất các thủ tục này.

3.3.3. Khi tổ chức khảo sát

* Chọn địa điểm tạm trú

- Kiểm tra lại địa điểm tạm trú nêu trong văn bản phương án khảo sát. Nếu trong phương án khảo sát chưa nêu vị trí tạm trú cho từng giai đoạn phải xác định địa điểm tạm trú một cách có cân nhắc.

- Địa điểm tạm trú để tiến hành khảo sát phải bảo đảm dễ dàng, thuận lợi cho sinh hoạt trong công tác, gần nơi công tác nhưng cần chú ý các yêu cầu về an toàn, an sinh, chống lũ quét và sạt lở đất. Vị trí tạm trú gần sông suối phải đề phòng tai biến về nước như lũ quét, nước dâng, nếu gần đô thị phải chú ý về an sinh, khâu bảo vệ, khâu giao tiếp và an toàn.

* Dã ngoại

- Không được đi dã ngoại một mình. Khi đi thực địa để sưu tầm dữ liệu, tối thiểu phải có 2 người để trành rủi ro mà không có người theo dõi, hỗ trợ.

- Cần bảo vệ mẫu không làm phá vỡ khu vực lấy mẫu dù chỉ là phạm vị hẹp. Cần bố trí hộp hoặc thùng chứa mẫu, vì đó là kết quả lao động. Thùng, hộp chứa mẫu phải bảo đảm các thông số tự nhiên của mẫu, không làm biến đổi các thông số như độ ẩm do bốc hơi, biến màu do phơi nắng,… Thùng, hộp chứa mẫu phải được che chắn chống mưa, nắng, thoát hơi, kể cả các tác động của thời tiết như sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm do môi trường.

- Cần ghi số cho mẫu phù hợp với vị trí và thứ tự lấy mẫu.

- Có chế độ ghi chép đầy đủ, kịp thời, chuẩn xác theo các điều kiện thăm dò. - Khi sử dụng máy móc, thiết bị phải tính toán đường di chuyển tới vị trí công tác và khi xong công việc. Đường di chuyển phải an toàn và thuận lợi. Phải nêu nhiều phương án di chuyển thiết bị khi sử dụng máy. Nếu máy cần chứa nguyên, nhiên liệu, phải bố trí chỗ chứa đủ số lượng và an toàn. Khi cần chỗ chứa phụ tùng, phải bảo đảm chỗ chứa phụ tùng thuận lợi cho các thao tác và không bị thất lạc, dễ tìm, dễ lưu cất.

- Phải bảo quản mốc, cọc tiêu và cọc trung gian. Không được tạo ta biến động mốc chuẩn, mốc trung gian, cọc tiêu hay cọc mốc.

* Kế hoạch bảo vệ môi trường

- Phải có kết hoạch bảo vệ môi trường, không để cho quá trình khảo sát làm biến đổi tình trạng môi trường.

- Khi sử dụng nước bùn trong khảo sát thủy văn hoặc dùng nước đãi mẫu, phải thu gom nước thải, nước dư để xử lý độ sạch hoặc khử độc hóa chất mới cho thải ra khe, lạch suối, sông. Không được chặt cây cối bừa bãi mà phải cân nhắc, khi nào

không chặt không được, mới chặt và hạn chế đến mức tối thiểu sự làm biến đổi thực vật quanh khu vực khảo sát.

* An toàn lao động

- Khi lập phương án khảo sát hay khi ra thực địa, từng thành viên khảo sát phải thống nhất quan điểm về sự cần thiết bảo đảm an toàn lao động. An toàn lao động không riêng cho bản thân người lao động và đồng đội, còn phải chú ý bảo vệ an toàn lao động cho cộng đồng dân cư quanh khu vực khảo sát. Khi dùng thuốc nổ để khảo sát phải chú ý đến khoảng cách an toàn đất đá văng. Phải có biển báo, ban đêm phải có đèn và người cảnh giới. Trước khi gây nổ phải thông báo để cộng đồng cùng nhận được thông tin trong phạm vi 500m. Hố đào để thăm dò xong, phải lấp lại. Khi để qua đêm phải có rào chắn và đèn báo đến khi lấp lại xong hố.

- Đảm bảo an toàn khi dã ngoại: lộ trình, nơi lán trại tạm

+ Quá trình khảo sát cần tiến hành nhiều công tác diễn ra ngoài trời ở nhiều địa điểm hoang vắng, cây cối rậm rạp, sình lầy, có địa hình, địa chất phức tạp hoặc trong những thành phố có nhiều nhà cửa dày đặc. Cần thiết kế lộ trình khảo sát sao cho đáp ứng các yêu cầu về thu thập dữ liệu nhưng càng giảm khó khăn, nguy hiểm càng tốt.

+ Khi công tác khảo sát dài ngày ở những địa hình phức tạp, đoàn khảo sát phải đi dã ngoại cần hết sức lưu ý đến việc lựa chọn địa điểm làm lán nghỉ đêm. Nhiều đoàn khảo sát đã lựa chọn ven suối để đóng lán nghỉ đêm khi địa điểm nghỉ xa khu dân cư, với những phân tích rằng nước suối giúp nhiều trong sinh hoạt. Tuy nhiên, đóng lán nghỉ đêm tại ven suối vào mùa có mưa, khi mưa lũ về thường mạnh và khá đột ngột, làm trôi lán và đe dọa tính mạng cũng như tài sản, vật dụng của người sử dụng lán.

- Đảm bảo an toàn khi khảo sát ở địa hình phức tạp

+ Khảo sát ở địa hình phức tạp cần trang bị dây thừng, dây chão để sử dụng khi vượt cao, qua suối, qua khe. Búa có một mũi nhọn và một đầu bằng là dụng cụ cần khi đi dã ngoại ở nơi địa hình phức tạp vì nhiều khi búa được cắm xuống đất hoặc cắm vào cây để làm điểm tựa, còn đầu bằng để đập vỡ đá, đất để quan sát mẫu đất, đá. Giầy của người lao động phải có đế chống trơn. Cần hết sức lưu ý đến sự trơn, trượt ngã từ trên cao xuống thấp. Quần áo phải gọn gàng nhưng đủ bền để chống bị cào xước do gai của lá hoặc cành cây. Cần bảo vệ chống con vắt, rắn và các vi sinh vật khác tấn công. Người đi khảo sát phải đội mũ cứng bảo vệ đầu và được trang bị kính bảo hộ để bảo vệ mắt khi đập vỡ đá để quan sát mẫu. Khi đi trong rừng rậm phải mang găng tay để rẽ lối đi mà tay được bảo vệ.

+ Khảo sát ở nơi có địa chất phức tạp như khu vực sình lầy dễ bị thụt lún xuống bùn. Cần trang bị những cuộn thừng, dây dài buộc giữ vào cây trước khi qua đoạn sình. Dây này chỉ tháo khi người đi trước đã cố định một đầu vào cây hoặc điểm chắc chắn phía tiến. Hết sức chú ý hiện tượng sập hố sâu hoặc khi khảo sát hang động, cần

chú ý hiện tượng sập trần hang bất ngờ hoặc gặp dòng nước, bị cuốn trôi vào hang sâu. Trong hang thường ẩm, nền bị rêu trơn, cần có biện pháp chống trơn, chống trượt.

+ Không ra mép vực hoặc mép hố mà chưa có biện pháp đảm bảo an toàn. Sự lở đất cũng là nguy cơ thường xuyên gặp khi khảo sát ở những địa điểm có địa hình, địa chất phức tạp.

- Đảm bảo an toàn khi đào hố thăm dò

+ Đào hố thăm dò sâu trên 1,2m phải đào có mái dốc. Độ mở của mái dốc phụ thuộc loại đất ở khu vực đào và được chọn theo mái dốc tự nhiên của loại đất đào.

+ Phải tránh hết sức gây ra hiện tượng lở mái đất làm sập hố đào.

+ Nếu do điều kiện địa hình không mở được mái dốc cho hố đào phải làm vách chống thành hố đào bằng biện pháp thích hợp kể cả việc sử dụng tường cừ.

- Đảm bảo an toàn khi khoan thăm dò

+ Khoan thăm dò thường phải dùng máy khoan lớn. Vấn đề an toàn lao động sử dụng máy khoan trong suốt quá trình thăm dò là hết sức quan trọng.

+ Máy cần được di chuyển an toàn đến địa điểm khoan. Mặt bằng đặt máy khoan thường tạm thời nên hay bị coi nhẹ vấn đề an toàn. Đối với những mặt bằng đặt máy khoan khó di chuyển toàn bộ máy, cần tháo rời để di chuyển thuận tiện. Cần chuẩn bị mặt bằng bên hố khoan đủ ổn định và đủ rộng để có thể lắp ráp lại được các trang bị của máy khoan và vận hành máy được an toàn. Mặt bằng phải đủ chỗ cho lán nghỉ của người lao động bên cạnh máy khoan, nơi sắp xếp các phụ tùng, phụ kiện phục vụ khoan, nơi cất chứa mẫu và nơi chế tạo, chứa dung dịch khoan. Khi quy trình khoan cần thiết, phải bố trí mặt bằng cho máy nén khí khi thổi rửa lỗ khoan.

+ Trên mặt bằng bố trí máy khoan phải làm rãnh thoát nước để tiêu nước bùn khoan và chống mưa ngập.

+ Khi mọi việc đã chuẩn bị xong, cần có mặt người trưởng dàn khoan và chính người này ra lệnh mới được khởi động máy khoan.

+ Trưởng dàn khoan phải kiểm tra mọi bộ phận của máy khoan và khi đã đảm bảo không để xảy ra tai nạn mới được lệnh khởi động. Cần kiểm tra cẩn thận dây cáp, dây thừng, dây chão. Mọi sợi không đủ an toàn phải thay thế. Máy móc không được có vết nứt. Lưỡi cắt phải đủ sắc đúng yêu cầu công tác. Công nhân chuyên trách phải đảm bảo rằng mọi thao tác của máy sẽ diễn ra an toàn và hoạt động có hiệu quả. Cần có công nhân theo dõi mọi thao tác của máy trong suốt thời gian vận hành máy.

+ Nơi tiến hành khoan phải đủ ánh sáng và khu vực hoạt động của máy khoan được sắp xếp ngăn nắp. Không được bừa bãi ở nơi làm việc và quanh máy khoan. Những bộ phận của máy có mũi nhọn thì mũi nhọn phải hướng xuống dưới. Không bọc mũi nhọn trong bao, túi.

+ Công nhân vận hành và phục vụ máy khoan phải được trang bị quần áo bảo hộ lao động thích hợp. Không mặc quần áo quá rộng và quá nhiều túi. Không thắt caravat và đeo trang sức hoặc đi dép. Nếu tóc dài phải đội mũ che kín, đặc biệt khi khoan để

tránh việc bị tóc cuốn vào các bộ phận của máy. Phải đoe kính an toàn và đội mũ bảo hộ đủ cứng để tránh tai nạn. Không đặt tay vào nút bấm khởi động khi đang cắm phích điện. Khi sử dụng dụng cụ thí dụ như búa, kìm, clê, tutvit,.. phải nắm thật chặt. Phải chăm chú vào công việc. Không được nghe nhạc hoặc tranh luận với nhau khi đang vận hành máy. Khi cưa hoặc khoan thì vật bị cưa hay bị khoan phải kẹp chặt vào bàn hay mặt tỳ chắc. Chú ý khi cưa phải bảo vệ thân thể và nhất là bàn tay phải xa tầm hoạt động của lưỡi cưa. Khi khoan phải chú ý đến mặt đệm dưới vật bị khoan. Nên kê dưới vật bị khoan là miếng gỗ hoặc có thể để trống rỗng ở bên dưới.

+ Người không vận hành và phục vụ máy khoan phải đứng xa khu vực làm việc. Khi sử dụng các dạng máy điện cầm tay, phải đảm bảo điện áp an toàn. Không cầm dây điện của máy đang sử dụng để nâng máy và di chuyển máy. Khi di chuyển máy điện phải đảm bảo đã ngắt điện hoàn toàn.

+ Máy khoan lớn, gây tiếng ồn, người công nhân phải có trang bị bảo vệ tai. * Hoàn trả mặt bằng sau khảo sát

- Sau khi khảo sát xong, đoàn khảo sát phải hoàn trả lại mặt bằng sau khảo sát. - Không thể hoàn trả nguyên trạng như trước khi khảo sát nhưng phải hoàn trả đến mức tối đa. Trưởng đoàn khảo sát phải thống nhất với chủ đầu tư và chính quyền địa phương về mặt bằng sẽ hoàn trả sau khi khảo sát xong. Đây là trách nhiệm xã hội cũng như là tiêu chí của đạo đức mới.

3.3.4. Chế độ bảo mật dữ liệu

- Dữ liệu chi tiết của kết quả khảo sát là dạng tài sản và là hàng hóa của cơ quan khảo sát. Để mất dữ liệu ra bên ngoài là sự cho không sản phẩm khảo sát. Vì quyền lợi kinh tế kỹ thuật mà phải coi dữ liệu khảo sát là sản phẩm hàng hóa và được đối xử như

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG GIÁM SÁT THI CÔNG CÔNG TRÌNH ĐỊA CHẤT NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT (Trang 33 -33 )

×