TƯ VẤN GIÁM SÁT TRONG CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA CÔNG TRÌNH

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG GIÁM SÁT THI CÔNG CÔNG TRÌNH ĐỊA CHẤT NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT (Trang 25)

3.1.1. Công tác định vị điểm khoan và thí nghiệm hiện trường

3.1.1.1. Nội dung công việc

- Xác định mốc chuẩn công trình có số liệu về cao độ, tọa độ. Trường hợp khu đất dự án chưa có mốc chuẩn, cần mua và xây dựng mốc và truyền số liệu từ mốc Quốc gia về công trình hoặc lập các mốc giả định tùy theo yêu cầu.

- Định vị các điểm thăm dò từ bản đồ bố trí khảo sát ra thực địa và bàn giao cho bên thi công.

- Sau khi thi công xong cần xác định cao tọa độ tại vị trí khoan thực tế cung cấp cho chủ nhiệm khảo sát. Cần lưu ý, do điều kiện thực địa khó phù hợp với điều kiện thi công nên vị trí thực tế khảo sát có thể không trùng với điểm định vị trong thiết kế.

3.1.1.2. Công tác Tư vấn Giám sát

- Kiểm tra lại vị trí, chất lượng và số liệu mốc chuẩn (kể cả giả định).

- Kiểm tra chính xác thiết bị của nhà thầu. Kiểm tra xác suất một số điểm định vị và cao tọa độ một cách độc lập bằng máy riêng.

- Kết hợp cùng nhà thầu chủ động đề xuất hướng giải quyết cho các sự cố kỹ thuật do thực tế hiện trường.

- Yêu cầu bên nhà thầu định kỳ cung cấp số liệu kết quả và định kỳ lập báo cáo về tiến độ, khối lượng, chất lượng các công việc tiến hành.

Cần lưu ý: Đối với các điểm khoan hoặc thí nghiệm hiện trường trong khảo sát địa chất cần xác định cao tọa độ vị trí thực tế chính xác. Còn vị trí định vị và thực tế khoan có thể dịch chuyển trong phạm vi cho phép, có khi một số mét.

3.1.2. Công tác lập hệ trục công trình (bao gồm cả mốc dự án và mốc chỉ giới)

3.1.2.1. Nội dung công việc

- Lập mạng các mốc chuẩn dự án, kể cả mốc chỉ giới.

- Truyền các số liệu cao tọa độ chính thức Quốc gia về các mốc công trình.

- Lập các mốc của hệ trục công trình (XY hoặc AB). Hệ này do Thiết kế quy định.

- Chuyển đổi các số liệu cao tọa độ Quốc gia vào các mốc của hệ trục công trình.

3.1.2.2. Công tác Tư vấn Giám sát

- Kiểm tra vị trí, số lượng, chất lượng mốc và số liệu cao tọa độ chính thức của các mốc chuẩn, mốc chỉ giới, mốc hệ trục công trình. Thường xảy ra trường hợp mốc bị mất, bị phá hỏng không đủ độ chính xác hoặc bị tẩy xóa số liệu.

- Cùng nhà thầu thi công rà soát lại xem hệ mốc chuẩn công trình đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, chính xác về số liệu gốc làm cơ sở để định vị, kiểm tra các hạng mục công trình trong và sau quá trình thi công, lập báo cáo về hệ mốc và trục công trình.

3.1.3. Công tác định vị và đo đạc các hạng mục công trình xây dựng

3.1.3.1. Nội dung công việc

- Xác định vị trí từ bản vẽ ra thực địa cho tất cả các hạng mục và chi tiết có trên mặt bằng tầng trệt và tầng hầm hay ở các tầng khác (móng, cọc, cột, tường, các công trình ngầm, đường ống cống, điện, nước,…).

- Xác định và định vị cốt cao các tầng, xác định độ thẳng đứng, độ nghiêng, cong các cột, tường, mái. Xác định các điểm giao cắt của các hạng mục công trình trong không gian.

- Xác định cao độ, bề dày, kích thước các hạng mục công trình đào và đắp.

3.1.3.2. Công tác Tư vấn Giám sát

- Yêu cầu cán bộ trắc địa nhà thầu trình bày phương án, quy trình, phương pháp định vị và xác định cao tọa độ các vị trí cần đo đạc.

- Kiểm tra độ chính xác của thiết bị và phương pháp tiến hành xem có phù hợp yêu cầu.

- Kiểm tra xác suất theo định kỳ về vị trí và cốt cao các hạng mục và chi tiết kết cấu cần thiết.

- Chủ động đề xuất hướng giải quyết và kết hợp cùng nhà thầu giải quyết các sự cố kỹ thuật trong phạm vi quyền hạn và quy định kỹ thuật.

- Yêu cầu bên nhà thầu định kỳ cung cấp số liệu kết quả đo đạc theo tiến độ và định kỳ lập báo cáo về công việc, tiến độ và sự cố (nếu có) với Chủ đầu tư.

3.1.4. Quan trắc chuyển vị công trình (nhà, đất đắp, nén tĩnh cọc, bàn nén tĩnh)

3.1.4.1. Nội dung công việc

Quan trắc chuyển vị công trình thường tiến hành theo chu kỳ trong khoảng thời gian từ vài ngày đến hàng năm. Các đối tượng công trình cần quan trắc chuyển vị chủ yếu đo lún, đo nghiêng cho nhà và công trình, công cộng đang có sự cố hoặc cần quan trắc, đặc biệt là với đất đắp trên nền đất yếu. Với thí nghiệm nén tĩnh cọc hay thí nghiệm bàn nén tải trọng tĩnh đôi khi cũng dùng. Các công việc đo đạc cơ bản cần tiến hành như sau:

- Lập hệ mốc chuẩn cơ sở với vị trí cần lựa chọn là cố định và ổn định và không bị tác động chuyển vị của công trình cần quan trắc. Xác định cao tọa độ các mốc cơ sở (theo hệ Quốc gia hoặc giả định).

- Lập lưới mốc quan trắc được gắn lên các đối tượng và vị trí công trình cần quan trắc chuyển vị. Xác định cao tọa độ các điểm quan trắc theo số liệu các mốc cơ sở.

- Tiến hành quan trắc chuyển vị bằng cách định kỳ đo đạc cao tọa độ các điểm quan trắc trên cơ sở các mốc chuẩn cơ sở.

- Công tác này được tiến hành theo một đề cương hay phương án chi tiết, được duyệt.

3.1.4.2. Công tác Tư vấn Giám sát

- Yêu cầu nhà thầu thi công trình bày phương án, quy trình đo ghi, phương pháp tính toán diễn giải kết quả và tiến độ thực hiện công tác quan trắc.

- Kiểm tra vị trí, số liệu và tính ổn định mốc chuẩn cơ sở và lưới các mốc quan trắc lún.

- Kiểm tra độ chính xác thiết bị và sử dụng thiết bị riêng độc lập kiểm tra xác suất và so sánh kết quả.

- Yêu cầu nhà thầu định kỳ cung cấp báo cáo kết quả công việc và tiến độ, so sánh đối chiếu với biểu tiến độ theo dõi riêng.

- Định kỳ lập báo cáo công việc và tiến độ cung cấp Chủ đầu tư.

3.2. TƯ VẤN GIÁM SÁT TRONG CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH - ĐỊA KỸ THUẬT

Công tác khảo sát Địa kỹ thuật phục vụ cho một dự án xây dựng có thể có nhiều dạng công việc:

- Công tác khảo sát địa chất phục vụ thiết kế nền móng (thường gọi là khảo sát Địa chất Công trình và Khảo sát Địa kỹ thuật).

- Công tác làm đất trong xây dựng công trình (Earthwork).

3.2.1. Tư vấn giám sát Khảo sát Địa chất phục vụ Thiết kế Nền móng

Công tác khảo sát nhằm cung cấp thông tin về đất nền và nước ngầm phục vụ thiết kế nền móng có thể bắt gặp hai dạng sau:

- Khảo sát Đất nền (Soil Investigation) là thuần túy cung cấp các số liệu về địa chất, đất đá, địa tầng, tính chất cơ lý và nước dưới đất. Đó là công tác khảo sát Địa chất Công trình (ĐCCT – Geological Engineering) mà Việt Nam ta thường tiến hành từ trước đến nay.

- Khảo sát Địa kỹ thuật (Geotechnical Investigation) là ngoài khảo sát để cung cấp thông tin về đất nền như trên còn tiến hành phân tích các giải pháp nền móng dựa trên điều kiện đất nền đó kết hợp với thông tin về kết cấu. Dạng này thường gặp ở các nước phương Tây và ở nước ta sau cải cách mở cửa.

3.2.1.1. Nội dung công việc Khảo sát Địa chất

- Lập phương án khảo sát ĐCCT theo yêu cầu kỹ thuật của Chủ đầu tư (thường do tư vấn thiết kế soạn thảo), trên cơ sở các tiêu chuẩn hiện hành hay được kiến nghị. Phương án cần được Chủ đầu tư chấp thuận (sau khi tham vấn Tư vấn thiết kế của mình).

- Triển khai thi công hiện trường: Khoan, đào, lấy các loại mẫu (đất, đá, nước), thí nghiệm hiện trường, đo nước dưới đất.

- Triển khai thí nghiệm trong phòng trên các mẫu đất, đá, nước theo phương án đã đề ra.

- Tiến hành tổng hợp và lập báo cáo kết quả khảo sát. Báo cáo kết quả có thể trình bày dưới hai dạng:

+ Báo cáo kết quả khảo sát đất nền chỉ thuần túy tổng hợp kết quả khảo sát đất nền, mô tả phân chia địa tầng, tổng hợp tính chất cơ lý các lớp, tổng hợp nước dưới đất kèm theo các phụ lục bản vẽ.

+ Báo cáo Địa kỹ thuật là ngoài phần kết quả khảo sát đất nền nêu trên còn có phần 2 là kết quả phân tích các giải pháp nền móng làm cơ sở để kiến nghị.

3.2.1.2. Công tác Tư vấn Giám sát

- Kiểm tra yêu cầu kỹ thuật, phương án và các tiêu chuẩn kiến nghị áp dụng làm cơ sở để kiểm tra – giám sát.

- Với công tác khoan và lấy mẫu: Kiểm tra thiết bị khoan. Kiểm tra và giám sát độ sâu khoan. Khoảng cách, số lượng, chất lượng và quy cách đóng gói mẫu nguyên dạng theo quy định (trong phương án hoặc tiêu chuẩn). Khoảng cách số lượng và quy cách đóng gói mẫu xáo động.

- Với thí nghiệm hiện trường:

+ Với thí nghiệm SPT: kiểm tra thiết bị theo tiêu chuẩn quy định, đặc biệt khả năng rơi tự do của tạ. Kiểm tra khoảng thí nghiệm và giám sát vét sạch đáy, số tạ đóng cho từng hiệp,… và cuối cùng tổng số lượng thí nghiệm (TCXD 226:1999).

+ Với thí nghiệm xuyên tĩnh: kiểm tra loại máy, năng lực máy, số lượng neo, chất lượng cần và mũi xuyên, độ nhạy và số kiểm định đồng hồ áp lực. Giám sát quá trình xuyên và sau đó kiểm tra độ sâu xuyên và đo ghi kết quả (20TCN 174:89).

+ Với thí nghiệm Cắt cánh: kiểm tra đường kính cánh cắt cần tương ứng với trạng thái đất, độ chính xác đồng hồ áp lực và số kiểm định, giám sát tốc độ quay khoảng thí nghiệm và cuối cùng là số lượng thí nghiệm.

+ Với thí nghiệm Nén tĩnh cọc và Bàn nén tải trọng tĩnh: kiểm tra độ an toàn hệ đối tải, kiểm tra sơ đồ chất tải, kiểm tra chủng loại và độ chính xác của kích, đồng hồ đo đi kèm số kiểm định. Giám sát quá trình quan trắc tăng áp lực và chuyển vị của đồng hồ, đặc biệt là chuyển vị nghiêng cọc.

- Với thí nghiệm trong phòng:

+ Kiểm tra và giám sát công tác thí nghiệm phân loại, đặc biệt là loại rây theo yêu cầu, theo phương án và theo tiêu chuẩn.

+ Thí nghiệm cắt trực tiếp cần kiểm tra số kiểm định và hệ số hiệu chỉnh vòng ứng biến, chất lượng và số lượng mẫu thí nghiệm.

+ Với thí nghiệm nén cố kết: cần đặc biệt kiểm tra lại thiết bị, hộp bão hòa, sơ đồ cấp áp lực, giám sát quá trình chuyển vị theo thời gian và thời gian cố kết theo quy định cho một cấp áp lực.

+ Với thí nghiệm nén nở hông (cho đất và cho lõi đá) cần kiểm tra chất lượng lõi, độ chính xác, số kiểm định của vòng ứng biến và hệ số chuyển đổi, giám sát quá trình nén theo đúng vận tốc quy định.

- Yêu cầu nhà thầu khảo sát xác định tiến độ thi công từng loại hình khảo sát làm cơ sở theo dõi và định kỳ lập báo cáo kết quả và tiến độ công trình lên Chủ đầu tư.

3.2.1.3. Tiêu chuẩn áp dụng

a) Tiêu chuẩn Việt Nam

Các tiêu chuẩn về khảo sát cho các công trình xây dựng dân dụng công nghiệp và giao thông:

+ TCVN 4419:1987, Khảo sát cho xây dựng – Nguyên tắc cơ bản. + 22TCN 259:2000, Quy trình khoan khảo sát địa chất công trình.

+ TCXD 160:1987, Khảo sát địa kỹ thuật phục vụ cho thiết kế và thi công móng cọc.

+ TCXD 194:1997, Nhà cao tầng – Công tác khảo sát địa kỹ thuật. + 20TCN 174:89, Đất xây dựng – Thí nghiệm xuyên tĩnh.

+ TCVN 4195 - 4202, Đất xây dựng, Các phương pháp thí nghiệm trong phòng. + TCXD 226:1999, Đất xây dựng, Phương pháp thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn. + 22TCN 259:2000, Quy trình khoan khảo sát địa chất công trình.

+ 22TCN 260:2000, Quy trình khảo sát địa chất công trình cho công trình biển.

b) Tiêu chuẩn Hoa Kỳ: như ASTM hay AASHTO

+ ASTM D 1587: Drilling and Sampling.

+ ASTM D 1586: Standard Penetration Test (SPT).

+ ASTM D 2573: Field Vane Sheart Test in Cohesive Soil (VST).

+ ASTM D 422 & D 423: Particle Size & Test for Atterberge Limits of Soil. + ASTM D 854: Test for Specific Gravity of Soils.

+ ASTM D 2216: Test for Moisture Content of Soil.

+ ASTM D 2850: Test for Strength of Cohesive Soils in Triaxial Compression. + ASTM D 2435: Test for One-dimensional Compression of Soils.

c) Tiêu chuẩn Anh: BS

+ BS 1377-1975: Methods of Tests for Soils for Civil Engineering Purposes. + BS 5930-1981: British Standard Institution – “Code of Practice for Site Incestigation”.

+ BS 8004-1986: Standard of Code of Practice for Foundation.

Những vấn đề về đất, nước ngầm và nền móng, khi triển khai thi công một công trình xây dựng, điều liên quan đến địa chất, nghĩa là cần đến công tác Tư vấn Giám sát Địa chất (ĐCCT và ĐKT). Do đó, khi bắt đầu triển khai thi công một công trình xây dựng thì Chủ đầu tư chỉ định (hay đấu thầu) một cơ quan hay tổ chức làm “Tư vấn Giám sát Xây dựng – Engineer” làm đại diện cho mình điều hành và giám sát việc thi công theo đồ án thiết kế. Trong tổ chức “Tư vấn Giám sát Xây dựng” đó bắt buộc phải các bộ phận “Địa kỹ thuật” để giúp Tư Vấn Trưởng làm mọi vấn đề tư vấn giám sát liên quan đến mặt bằng, đất, nước và nền móng.

Những công việc “Địa kỹ thuật” chủ yếu khi thi công một công trình xây dựng bao gồm:

3.2.2.1. Kiểm tra giám sát công tác đất đắp

- Kiểm tra – giám sát công tác chất lượng các mỏ vật liệu xây dựng mà nhà thầu công bố hoặc đồ án thiết kế đã chỉ dẫn. Có thể yêu cầu nhà thầu tiến hành lấy mẫu ở mỏ vật liệu đắp và thí nghiệm trong phòng để xác định dung trọng khô cực đại và độ ẩm tối ưu trước khi thi công đắp đất.

- Kiểm tra – giám sát việc nạo vét lớp bùn cần bóc bỏ theo thiết kế. Cần xác định đã đạt đến đất tốt nguyên thổ.

- Kiểm tra – giám sát “Đầm chặt thử nghiệm” bao gồm: chiều dày lớp, loại máy lu đầm (trọng lượng) thời gian và số lượng lu đầm, độ chặt đạt được (dung trọng khô hiện trường bằng rót cát hay phương pháp tương đương), hệ số độ chặt K đối chiếu với yêu cầu thiết kế.

- Xác định và kiểm tra năng lực và kinh nghiệm “phòng thí nghiệm” xác định “dung trọng khô hiện trường” của nhà thầu, trong quá trình thi công đầm.

- Khi thi công đại trà cần yêu cầu bên Nhà thầu lập một phương án trong đó có khoanh vùng và các lô đắp với loại vật liệu, loại xe đầm, thời gian đầm, độ chặt đạt được. Giám sát thường xuyên và định kỳ kiểm tra các thông số nêu trên đi kèm tiến độ thực hiện.

- Giám sát và kiểm tra cao độ trong quá trình đắp đất. Thừa ủy nhiệm của Tư vấn Trường quyết định các vấn đề liên quan đến đắp đất với nhà thầu thi công sao cho đảm bảo kỹ thuật, tiến độ và chất lượng. Kiên quyết bác bỏ việc làm trái yêu cầu kỹ thuật có nguy cơ mất ổn định công trình.

- Chủ trì trong việc kiểm tra, giám sát và tư vấn về quan trắc lún cố kết của nhà thầu như đề cập trên.

- Định kỳ lập báo cáo công tác đắp đất và tiến độ thực hiện lên Chủ đầu tư.

3.2.2.2. Kiểm tra giám sát công tác đào đất

Công tác đào đất liên quan đến đào các loại hố móng, đào các công trình ngầm,

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG GIÁM SÁT THI CÔNG CÔNG TRÌNH ĐỊA CHẤT NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w