Đặc điểm kinh tế Châu Âu

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động xuất khẩu thiếc của công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB sang thị trường Châu Âu (Trang 31 - 33)

1. Thị trường và đặc điểm thị trường Châu Âu

1.1.3. Đặc điểm kinh tế Châu Âu

Châu Âu gồm 27 nước thành viên , là một cộng đồng chung với nền kinh tế đa dạng và sự phát triển rất lớn

Bảng 5 : Danh sách các nước thuộc liên minh Châu Âu Tên thông

thường Tên chính thức Dân số

Diện

tích (km²) Thủ đô

Áo Cộng hòa Áo 8.340.924 83.871 Wien

Bỉ Vương quốc Bỉ 10..666.866 30.528 Bruxelles

Bulgaria Cộng hòa Bulgaria 7.640.238 110.910 Sofia

Cyprus Cộng hòa Cyprus 778.700 9.251 Nicosia

Cộng hòa

Séc Cộng hòa Séc 10.403.100 78.866 Prague

Đan Mạch Vương quốc Đan Mạch 5.511.451 43.094 Copenhagen

Estonia Cộng hòa Estonia 1.340.935 45.226 Tallinn

Phần Lan Cộng hòa Phần Lan 5.312.415 338.145 Helsinki

Pháp Cộng hòa Pháp 64.473.140 674.843 Paris

Đức Cộng hòa Liên bang

Đức 82.218.000 357.050 Berlin

Hy Lạp Cộng hòa Hy Lạp 11.125.179 131.990 Athens

Tên thông

thường Tên chính thức Dân số

Diện

tích (km²) Thủ đô

Ireland Ireland 4.501.000. 70.273 Dublin

Ý Cộng hòa Ý 59.619.290 301.318 Rome

Latvia Cộng hòa Latvia 2.266.000 64.589 Riga

Litva Cộng hòa Litva 3.357.873 65.303 Vilnius

Luxembour g

Đại công quốc

Luxembourg 483.800 2.586 Luxembourg

Malta Cộng hòa Malta 407.810 316 Valletta

Hà Lan Vương quốc Hà Lan[t 6] 16.471.968 41.526 Amsterdam

Ba Lan Cộng hòa Ba Lan 38.115.641 312.683 Warsaw

Bồ Đào

Nha Cộng hòa Bồ Đào Nha 10.599.095 92.391 Lisbon

Romania Romania 21.538.000 238.391 Bucharest

Slovakia Cộng hòa Slovakia 5.400.998 49.037 Bratislava

Slovenia Cộng hòa Slovenia 2.025.866 20.273 Ljubljana

Tây Ban Nha

Vương quốc Tây Ban

Nha 46.063.511 506.030 Madrid

Thụy Điển Vương quốc Thụy Điển 9.253.675 449.964 Stockholm

Vương quốc Anh

Vương quốc Anh

và Bắc Ireland 61.003.875 244.820 London EU-27 Tổng cộng Liên minh

châu Âu 498.926.165 4.456.304 –

GDP Châu Âu chiếm khoảng 20% GDP toàn cầu , đó là một con số rất lớn. Xong hiện tại Châu Âu đang phải đối mặt với khủng hoảng nợ công điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Hiện nay, nền kinh tế các nước Châu Âu đang đứng trước những thách thức vô cùng khó khăn đối với vấn đề nợ công.

Đầu tiên, Chính phủ các nước dễ tổn thương trước những thay đổi nhanh chóng và bất ngờ trong hành vi của nhà đầu tư, và hệ quả là những chính sách cũng

bị thay đổi theo để kịp thời thích nghi.

Hơn thế nữa, các nhà đầu tư sẽ yêu cầu lãi suất cao hơn hoặc từ chối cho vay mượn trước nỗi lo về khả năng vỡ nợ ở các quốc gia rủi ro cao. Hiện ba nước trong khu vực eurozone là Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha đang phải gánh chịu áp lực này; tuy nhiên các nước lớn khác trong khu vực eurozone và IMF đã cho các nước này vay mượn để tránh nguy cơ vỡ nợ.

Thứ hai, sự cạnh tranh vốn của chính phủ cho những khoản nợ vay sẽ đẩy lãi suất lên cao, gây khó khăn cho khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp, nhà đầu tư tư nhân.

Thứ ba, mức nợ công cao sẽ hạn chế khả năng ứng phó với những khủng hoảng không mong muốn, ví dụ như thảm họa thiên nhiên. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng hồi phục nhanh và bền vững của nền kinh tế trong nước.

Theo các nhà kinh tế, gánh nặng nợ công tăng cao như hiện nay chỉ mới là giai đoạn đầu của những vấn đề nghiêm trọng hơn.

Cụ thể là mối quan ngại về sự già hóa dân số ở các nước phát triển sẽ làm cho nợ công tăng vọt trong những thập kỷ tới. Nguyên nhân là do lực lượng lao động bị thu hẹp sẽ làm cho nguồn thu thuế của chính phủ bị sụt giảm, trong khi đó số người nghỉ hưu tăng lên sẽ gây áp lực cho việc tăng chi tiêu chính phủ trong các khoản lương hưu và chăm sóc sức khỏe.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động xuất khẩu thiếc của công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB sang thị trường Châu Âu (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w