Đặc điểm về luật pháp, chính sác h, thuế quan

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động xuất khẩu thiếc của công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB sang thị trường Châu Âu (Trang 26 - 31)

1. Thị trường và đặc điểm thị trường Châu Âu

1.2.2.Đặc điểm về luật pháp, chính sác h, thuế quan

công cụ chủ yếu trong chính sách thương mại của liên minh.

Chính sách thương mại chung của EU hiện nay đang hướng tới xóa bỏ dần những hạn chế trong buôn bán, giảm thuế, tạo thuận lợi cho các hoạt động buôn bán bằng cách kết hợp các chính sách song phương, đa phương và khu vực. Tuy vậy, EU vẫn duy trì một hệ thống chính sách với những qui định nghiêm ngặt về nhập khẩu, trong đó có qui định cấm hoàn toàn hoặc chỉ cho phép nhập khẩu có điều kiện đối với những mặt hàng nguy hiểm như sản phẩm hóa chất độc hại, các chất phế thải. Một số sản phẩm bị cấm nhập khẩu nếu có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng như: một số loại tân dược, thuộc trừ sâu, giống vật nuôi và cây trồng, nông sản, thủy hải sản có dư lượng kháng sinh. Qui định mới về sử dụng hóa chất đối với hàng hóa xuất khẩu vào thị trường EU (gọi tắt là Luật Reach) bắt đầu được áp dụng thống nhất tại các nước EU từ tháng 6/2007. Luật Reach qui định rõ vấn đề đăng ký, đánh giá và cấp phép đối với các loại hóa chất thông qua các tiêu chuẩn, chi tiết cụ thể qui định việc sử dụng hóa chất trong sản xuất hàng hóa, nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái. Qui định này có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường EU, bởi hiện tại Việt Nam còn hạn chế nhiều khâu kiểm tra sản phẩm tại các trung tâm kiểm định chất lượng hàng hóa. Với yêu cầu khắt khe của EU, hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có Trung tâm tiêu chuẩn đo lường 3 là đáp ứng được ác tiêu chuẩn về kiểm định và cấp các thủ tục về thành phần hàng hóa. Như vậy, các cơ quan chức năng, các hiệp hội ngành nghề của Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng công nghệ sản xuất sạch mới nâng được khả năng sản xuất của doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Các doanh nghiệp nước ngoài khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU đều phải có chứng chỉ ISO 14.000 và phải chứng minh được nguồn gốc hàng hóa cùng với những biện pháp bảo vệ môi trường đã được áp dụng ngay từ khâu sản xuất tại nước minh. Hiện nay, 27 nước thành viên EU đang áp dụng thống nhất một biểu thuế quan chung đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, theo đó mức thuế nhập khẩu trung bình đối với nhóm hàng nông sản là 18% và nhóm hàng công nghiệp là 2%.

Những năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của thị trường EU đạt khoảng 800 tỷ EUR. Các nước xuất khẩu lớn vào thị trường EU như Mỹ, Canada, Nhật Bản chiếm tới 34% tổng kim ngạch nhập khẩu, các nước công nghiệp phát triển khác chiếm khoảng 21%, ASEAN (không kể Xingapo) và Ca-ri-bê khoảng 3%.

Những năm gần đây, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU đạt kim ngạch cao và gia tăng liên tục (năm 2007 đạt xấp xỉ 10 tỷ USD), trong đó trước hết phải kể đến những nhóm hàng như: dệt may, thủy hải sản, da giày, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, cao su, sản phẩm nhựa… Để có thể xuất khẩu vào thị trường EU, hàng hóa của Việt Nam trước hết phải vượt qua 5 rào cản về các tiêu chuẩn, đó là: chất lượng vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái, vấn đề sử dụng lao động. Như vậy, các doanh nghiệp muốn xuất khẩu thành công vào thị trường EU cần phải tìm hiểu kỹ các đặc điểm cung – cầu về hàng hóa của thị trường toàn khối và thị trường từng nước thành viên, phải áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14.000, SA 8.000, thực phẩm chế biến phải áp dụng tiêu chuẩn HACCP… Đây là những yêu cầu bắt buộc đối với các nhà xuất khẩu nước ngoài. Đặc biệt trong bối cảnh EU thực hiện việc giám sát xuất xứ đối với hàng thuỷ sản Việt Nam, các cơ quan chức năng trong nước cần khuyến cáo các hộ nông dân nuôi trồng thuỷ sản hiểu về các tiêu chuẩn chất lượng, bảo đảm an toàn theo qui định ngặt nghèo của EU từ khâu nuôi trồng, thu hoạch, chế biến đến xuất khẩu.

Từ nhiều năm nay, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường EU thường chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp thuỷ sản của Việt Nam là đáp ứng các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm tại các thị trường nhập khẩu. Với chính sách mới và các qui định nghiêm ngặt của EU, nhiều khả năng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU sẽ bị giám sát nếu không có nhiều doanh nghiệp đáp ứng được ác tiêu chuẩn ngặt nghèo của EU. Xuất phát từ thực tế này, mới đây, Uỷ ban châu Âu (EC) đã đồng ý để Việt Nam được tham gia vào “mạng lưới thông tin điện tử quản lý hàng xuất khẩu vào thị trường EU”, đồng thời cử chuyên gia sang tập huấn kiến

thức cơ bản cho đội ngũ cán bộ chuyên ngành của Việt Nam. Thông qua mạng lưới thông tin nay, hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ được kiểm soát nhanh và nếu hàng hóa có vấn đề gì sẽ được cảnh báo nhanh. Điều này đang đặt các cơ quan quản lý trực tiếp hàng thuỷ sản của Việt Nam trước những yêu cầu mới để người tiêu dùng EU có thêm lòng tin, qua đó tạo cơ hội mở rộng thị phần tại thị trường EU.

Đối với nhóm hàng da giày của Việt Nam xuất khẩu vào EU, sau khi bị áp thuế chống bán phá giá, nhiều nhà nhập khẩu EU vốn là đối tác của các doanh nghiệp Việt Nam, đã quay sang đặt mua của Malaixia, Inđônêxia… Trên thực tế, sản phẩm của Việt Nam tốt hơn một số nước trong khu vực và đã được thị trường EU ưa chuộng từ lâu. Nếu EU dỡ bỏ thuế chống bán phá giá thành cơ hội cho xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ rất lớn. Thị trường EU đang rất ưa chuộng mặt hàng xe đạp của Việt Nam, nhất là xe đạp thể thao và xe đạp leo núi. Nếu được dỡ bỏ thuế chống bán phá giá sẽ là một cơ hội tốt cho ngành xe đạp Việt Nam. Trước khi bị áp thuế chống bán phá giá, xe đạp của Việt Nam xuất khẩu sang EU khá lớn, đạt kim ngạch khaỏng 200 triệu USD/năm, nhưng từ khi bị áp thuế, xuất khẩu chỉ còn vài chục triệu USD/năm (năm 2007, xuất khẩu xe đạp sang EU chỉ đạt khoảng 80 triệu trong tổng kim ngạch 150 triệu USD xuất khẩu xe đạp của cả nước.

Thời gian tới, EU vẫn là một thị trường mở chứa đựng nhiều yếu tố cạnh tranh cao và đặc biệt rất nghiêm ngặt về chất lượng, an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, tiêu chuẩn về bao bì và nhãn mác. Theo Tham tán Thương mại Việt Nam tại Bỉ và EU, chỉ trong một thời gian ngắn vừa qua, có tới 10 vụ điều tra chống bán phá giá của EU đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này trong đó có giày mũ da, xe đạp, chốt cài cửa Inox… Do cạnh tranh nội bộ, một số doanh nghiệp trong nước vẫn tiếp tục hạ giá bán càng làm nguy hại cho cơ hội xuất khẩu của các doanh nghiệp ViệtNam. Tham tán Thương mại EU tại Việt Nam Antoni Berengeur cho rằng, cacs doanh nghiệp Việt Nam cần có sự chuyển hướng trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu vào EU, thay vì chỉ tập trung vào một số mặt hàng truyền thống đang có kim ngạch xuất khẩu cao, nhưng đối mặt với nguy cơ bị kiện

chống bán phá giá, không để bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các vụ kiện chống bán phá giá như thời gian qua, những vụ kiện đó không chỉ làm tổn hại đến quan hệ thương mại mà còn ảnh hưởng đến các mối quan hệ khác giữa Việt Nam – EU. Hơn nữa, đa dạng hóa cơ cấu xuất khẩu còn do hàng hóa của Việt Namđang phải đương đầu với sức ép cạnh tranh từ nhiều nước ASEAN và các nước khác tại thị trường EU.

Những năm gần đây, EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Namvà là thị trường nhập khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam. Như vậy có nghĩa là ViệtNam đang báo được lượng hàng lớn hơn nhiều so với lượng hàng nhập khẩu từ EU. Tuy nhiên, việc thiếu tính đa dạng trong xuất khẩu sang EU làm cho hàng xuất khẩu của Việt Nam ở vào thế “khó được bảo vệ” tại thị trường EU. Chẳng hạn, dệt may – một ngành xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam – vẫn đang phụ thuộc rất nhiều không chỉ vào thị trường xuất khẩu, mà còn ở việc nhập khẩu những nguyên liệu thô. ở ngành giày dép cũng vậy, tỷ lệ phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu lên tới 85%. Như vậy, những ngành này sẽ rất bị tổn thương trong xuất khẩu, mà thể hiện rõ nét qua các vụ kiện chống bán phá giá thời gian qua. Để giảm bớt sự phụ thuộc voà thị trường bên ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cần: Chú trọng gia tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm ở thị trường nước ngoài. Đối với ngành thuỷ sản, yêu cầu đặt ra là tính bền vững của ngành này xét trên phương diện năng lực sản xuất, loại trừ những tồn dư hóa chất co hại cho người tiêu dùng. Khó khăn cũng không nhỏ đối với nhóm hàng nông sản xuất khẩu của ViệtNam. Cà phê của Việt Nam xuất khẩu những năm qua tăng trưởng khá cao, tới 9%/năm, nhưng ngành này đang phải đối mặt với tỷ lệ hao hụt sản phẩm lớn tới 20% trong khâu chế biến, khả năng truy nguyên nguồn gốc của sản phẩm cũng hạn chế, trong khi trên thực tế khả năng truy nguyên nguồn gốc của sản phẩm lại rất có ý nghĩa khi xuất khẩu vào những thị trường khó tính như EU.

Để làm ăn lâu dài với EU, ngoài việc phải tuân thủ mọi qui định thương mại chung của cả khối, các doanh nghiệp phải tìm hiểu về tập quán kinh doanh và thị hiếu người tiêu dùng. Chất lượng hàng hóa và việc tuân thủ đúng mọi điều đã cam kết là yếu tố thể hiện sự thiện chí và tính nghiêm túc của doanh nghiệp. Đây là điều

kiện cho mối quan hệ hợp tác lâu dài. Trong kinh doanh, giới doanh nhân EU không muốn thay đổi đối tác thường xuyên. Hơn nữa, các đối tác EU có xu hướng muốn tìm kiếm một hay vài bạn hàng cố định có khả năng cung cấp nhiều loại hàng hóa khác nhau. Các doanh nghiệp cần phải quan tâm đầu tư cải tiện qui trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường nghiên cứu thị trường. Các doanh nghiệp cần phải đến tận nơi để thiết lập quan hệ làm ăn, không nên thông qua các phương tiện trung gian. Khi doanh nghiệp kinh doanh nội địa chưa tốt thì không nên tính đến chuyện xuất khẩu hàng hóa sang EU, bởi khi đó doanh nghiệp chưa đủ “lực” để vươn ra thị trường nước ngoài.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động xuất khẩu thiếc của công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB sang thị trường Châu Âu (Trang 26 - 31)