- Kiểm tra CSDL về sự hiện hữu của khoản nợ còn phải thu khách hàng trên sổ kế toán là thực tế đang tồn tại
+ Phương pháp kiểm tra của kiểm toán viên tốt nhất là nhờ khách hàng xác nhận về công nợ Tuy nhiên, trong thực tế việc nhờ người mua xác nhận không phải lúc nào cũng có kết quả, có thể người mua sẽ không trả lời hoặc có trả lời bằng văn bản nhưng không kịp thời. Nếu không có điều kiện xác nhận thì kiểm toán viên phải thực hiện các kỹ thuật sau:
- Kiểm tra tính có thật của khách hàng, như: sự tồn tại thực tế, tính pháp lý. Nếu khách hàng là có thật thì kiểm toán viên phải thực hiện các kỹ thuật và bước kiểm toán tiếp theo.
- Dựa trên kết quả kiểm toán các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán phát sinh, kiểm toán viên tính ra số dư và đối chiếu với số liệu của doanh nghiệp, tìm bằng chứng chứng minh cho chênh lệch nếu có.
- Kiểm tra các chứng từ, hoá đơn làm căn cứ ghi sổ như hóa đơn bán chịu, chứng từ xuất kho, vận chuyển, hồ sơ tài liệu giao hàng liên quan…
- Kiểm tra cơ sở dẫn liệu về quyền và nghĩa vụ của các khoản nợ còn phải thu khách hàng
+ Kiểm tra về quyền của doanh nghiệp đối với nợ phải thu khách hàng: Các khoản nợ phải thu khách hàng phản ánh quyền được thu của doanh nghiệp đối với người mua. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, các khoản nợ phải thu khách hàng được phản ánh trong sổ kế toan của doanh nghiệp, nhưng thực tế lại không có người mua hoặc người mua không còn tồn tại, hoặc còn tồn tại nhưng lại không đủ tư cách pháp nhân . Vì vậy, việc xác minh về quyền được thu khoản nợ từ phía khách hàng thì KTV cần phải xác minh về đối tượng phải thu là có thật và số phải thu là có thật bằng cách điều tra các thông tin về người mua hoặc gửi thư xin của người mua.
- Kiểm tra cơ sở dữ liệu “tính toán và đánh giá”của khoản nợ còn phải thu khách hàng
+ Kiểm tra tính hợp lý và chính xác của các cơ sở tính toán nợ còn phải thu mà đơn vị đã thực hiện bằng cách so sánh đối chiếu số lượng hàng bán chịu và đơn giá trên hóa đơn bán hàng chưa thu tiền với thông tin tương ứng đã ghi trên hợp đồng thương mại hay trên kế hoạch bán hàng, trên bảng niêm yết giá của đơn vị…. đã được phê chuẩn. Trường hợp nợ phải thu chỉ còn một phần cần kiểm tra chứng từ đã thu tiền tương ứng của hóa đơn đó
+ Kiểm tra tính chính xác về số liệu do đơn vị tính toán về nợ còn phải thu Kiểm tra CSDL này KTV đặc biệt cần chú ý đối với những nghiệp vụ có số tiền lớn, không bình thường hoặc nghiệp vụ thanh toán bằng ngoại tệ phải được quy đổi theo đúng tỷ giá quy định.
- Kiểm tra cơ sở dữ liệu “tính đầy đủ”
Kiểm tra việc ghi chép đầy đủ của khoản phải thu khách hàng: Thường kiểm toán viên phải:
+ Cộng lại bảng kê số dư các khoản phải thu và đối chiếu với sổ cái.
+ Chọn ra một số tài khoản phải thu của một vài đối tượng từ bảng kê để đối chiếu với sổ chi tiết phải thu khách hàng.
.- Kiểm toán cơ sở dẫn liệu “tổng hợp và cộng dồn” nợ còn phải thu khách hàng
Lập bảng cân đối thử các khoản công nợ theo thời gian. Dựa vào bảng cân đối thử để tiến hành so sánh, đối chiếu kiểm tra việc tính toán cộng dồn đối với từng khách hàng và tổng số dư nợ còn phải thu. Cụ thể:
+ Kiểm tra đối chiếu từng khách hàng với chứng từ gốc tương ứng để xem xét tính đầy đủ, chính xác của số dư.
+ So sánh, đối chiếu tổng số dư trên bảng cân đối thử với số liệu trình bày trên BCTC với số tổng hợp từ bảng kê công nợ của đơn vị
.- Kiểm toán cơ sở dẫn liệu “trình bày và công bố” nợ còn phải thu khách hàng
+ Kiểm tra thông tin trình bày trên BCTC về khoản nợ còn phải thu khách hàng có phù hợp với quy định của chế độ kế toán hay không. Cần lưu ý về sự riêng biệt và trình bày số dư các khoản nợ phải thu khách hàng với số dư các khoản khách hàng trả tiền trước, phân biệt số dư phải thu ngắn hạn và dài hạn.
+ Kiểm tra tính nhất quán số liệu trên BCTC với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị và sô liệu trên bảng cân đối thử theo thời gian của các khoản phải thu do kiểm toán viên lập.
1.3.3. Kết thúc kiểm toán
Sau khi hoàn thành giai đoạn thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng, KTV thực hiện việc tổng hợp, đánh giá các bằng chứng thu thập được nhằm soát xét và đưa ra kết luận kiểm toán về khoản mục này.
Đánh giá sự đầy đủ cũng như hiện hữu của các bằng chứng kiểm toán thu được đối với việc đưa ra kết luận đối với khoản mục phải thu khách hàng của KTV.
KTV tiến hành tổng hợp và đánh giá các sai sót phát hiện được trong quá trình kiểm toán, đồng thời KTV đưa ra bút toán điều chỉnh (nếu có) cho khoản mục này.
Với giai đoạn cuối cùng này, KTV tiến hành đưa ra các khuyến trong đó nêu lên những hạn chế còn tồn tại đối với hệ thống kiểm soát nội bộ và công tác kế toán khoản phải thu khách hàng cũng như tư vấn hướng xử lý sao phù hợp với những quy định hiện hành.
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CỦA VIỆC HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY X DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN HÀ NỘI ( CPA HANOI ) THỰC HIỆN.
Như đã trình bày ở trên, Kiểm toán khoản phải thu là một phần hành trong kiểm toán BCTC nên được thực hiện theo quy trình này gồm ba bước chính là chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Để minh họa cho chuyên đề của mình em xin trình bày kết quả kiểm toán qua các công việc cụ thể của ba bước chu trình kiểm toán khoản mục phải thu được thực hiện cho hai khách hàng X.
2.1 Chuẩn bị kiểm toán
2.1.1. Khảo sát và đánh giá khách hàng
- Khi CPA HANOI nhận thư mời kiểm toán của công ty X - là khách hàng năm đầu tiên, để thực hiện kiểm toán BCTC cho kì kế toán 01/01/2010 - 31/12/2010. Để đánh giá khả năng có thể kiểm toán được, CPA HANOI tiến hành tìm hiểu một số thông tin sơ bộ về khách hàng, cụ thể như sau:
Tên khách hàng : Công ty CP X
Niên độ kế toán: 01/01/2010– 31/12/2010 Người thực hiện: NTH
Công việc : Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán Ngày thực hiện :14/03/2011
Đánh giá: + X là một công ty TNHH chuyên kinh doanh thiết bị điện : Công tắc, ổ cắm, bóng đèn huỳnh quang, phản quang,quạt công nghiệp ,quạt thông gió, Bóng đèn Compax tiết kiệm điện, các loại đèn trang trí
+ Từ trước đến nay Công ty X chưa có vụ việc gì liên quan đến vi phạm pháp luật Nhà nước
Qua đánh giá sơ bộ, nhận thấy rằng việc thực hiện kiểm toán cho công ty X sẽ không gặp nhiều rủi ro làm ảnh hưởng đến lợi ích, danh tiếng của công ty. Vì vậy,có thể đánh giá rằng công ty X là một khách hàng tiềm năng và quyết định đi đến kí hợp đồng kiểm toán với công ty X
Ngày soát xét: 16/03/2011
Sau đó CPA HANOI gửi : Thư chào hàng cung cấp dịch vụ đến Ban giám đốc công ty X. Khi có sự chấp thuận từ 2 phía, CPA HANOI sẽ tiến hành kí hợp đồng cung cấp dịch vụ với khách hàng X. Hợp đồng kiểm toán chính là căn cứ pháp lý cho hoạt động kiểm toán, bảo về quyền lợi cho cả công ty CPA HANOI và phía khách hàng. Sau khi hợp đồng kiểm toán được kí, CPA HANOI sẽ phân công kiểm toán viên thực hiện cuộc kiểm toán, thời gian thực hiện dự kiến thực hiện kiểm toán tại công ty X.
2.1.2.Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán, Bố trí nhân sự kiểm toán và thời gian tiến hành cuộc kiểm toán
Hợp đồng kiểm toán là cơ sở pháp lý cho quyền và nghĩa vụ của Công ty kiểm toán cũng như của khách hàng, do đó tại CPA HANOI hợp đồng kiểm toán được lập và ký kết tuân theo các quy định về pháp luật hợp đồng. Đây là điểm khởi đầu của cuộc kiểm toán. Thông qua việc tiếp cận khách hàng và xem xét về yêu cầu kiểm toán của khách hàng, Công ty sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán và phân công nhân sự thích hợp cho cuộc kiểm toán. Số lượng, chất lượng kiểm toán viên sẽ phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, tính phức tạp của công việc tiến hành…
Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm toán sắp tới, CPA HANOI gửi đến cho X bản danh sách các tài liệu yêu cầu X chuẩn bị. Các tài liệu cần chuẩn bị gồm: