HỌC KĨ THUẬT HÀ NỘI 2000, TRANG 24)

Một phần của tài liệu ĐTM BỆNH VIỆN VĨNH đức (Trang 25 - 28)

- Tác hại của khí CO

Cơ thể con người đề kháng với CO rất thấp do Oxyt cacbon dễ gây độc do kết hợp khá bền vững với hemoglobin thành cacbonxyhemoglobin dẫn đến làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu đến các tổ chức, tế bào. Ái lực của CO đối với hồng cầu gấp 200 lần so với oxy. Hàm lượng COHb trong máu có thể làm bằng chứng cho mức đôk ô

nhiễm không khí xung quanh. Hồng cầu trong máu hấp thụ CO nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nồng độ CO trong không khí, thời gian tiếp xúc của cơ thể với không khí ô nhiễm và mức độ hoạt động của cơ thể.

Bảng 3.20. Triệu chứng của cơ thể với nồng độ cacboxy-hemoglobin trong máu

TT Triệu chứng % CO Hb trong máu

1 Không có dấu hiệu gì < 10

2 Một vài biểu hiện không bình thường trong thái độứng xử. 1,0 – 2,0

3

Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, giảm khả năng phân biệt về khoảng thời gian, kém nhạy cảm giác quan, kém phân biệt độ sang và một vài chức năng tâm lý khác.

2,0 – 5,0

4 Chức năng tim, phổi bị ảnh hưởng. 5,0 – 10,0 5 Đau đầu nhẹ, giản mạch máu ngoại vi. 10 – 20

6 Đau đầu, mấp máy thái dương. 20 – 30

7 Đau đầu nhiều, mệt mỏi, hoa mát chóng mặt, buồn

nôn, nôn mửa và suy sụp. 30 – 40

8 Suy sụp, ngất, mạch đập và nhịp thở chậm dần. 40 – 50 9 Ngất, giảm mạch đập và nhịp thở, hôn mê và cogiật từng cơn. 50 – 60

10 Hôn mê, co giật từng cơn, tim mạch suy giảm vànguy cơ tử vong.

60 – 70

11 Mạch yếu, thở chậm và yếu dần rồi tắt thở sau vài giờ.

70 – 80

12 Chết trong vòng< 1 tiếng đồng hồ. 80 – 90

13 Chết trong vòng phút >90

(NGUỒN: Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ XỬ LÝ KHÍ THẢI – NXB KHOA

HỌC KĨ THUẬT HÀ NỘI 2000, TRANG 24)

Một số loại vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong nước thải khi ra sông hồ sẽ thích nghi dần và phát triển mạnh. Theo con đường nước chúng sẽ gây bệnh cho người và các động vật ở các mức độ khác nhau.

b. Nước thải

Các chất ô nhiễm trong nước thải như đã trình bày ở phần trên khi có mặt trong các nguồn tiếp nhận với nồng độ cao sẽ gây tác động xấu đến môi trường. Một số những tác động từ các chất ô nhiễm nước thải:

- Chất rắn lơ lửng:

Các chất rắn lơ lửng có mặt trong nước sẽ có khả năng ảnh hưởng đến hệ sinh thái của thuỷ vực đó. Chất rắn lơ lửng làm tăng độ đục của nguồn nước, làm giảm khả năng quang hợp của thực vật thuỷ sinh, và nguồn oxy sinh ra từ quang hợp cũng giảm. Từ đó kéo theo làm hạn chế quá trình sinh trưởng, phát triển của động vật thuỷ sinh, cụ thể là làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của chúng.

- Chất hữu cơ:

Các chất hữu cơ chủ yếu trong nước thải là cacbonhydrat. Đây là hợp chất dễ bị phân huỷ bởi các vi sinh vật hô hấp hiếu khí. Việc ô nhiễm nguồn nước do chất hữu cơ sẽ dẫn đến làm suy giảm nồng độ oxy hoà tan do vi sinh vật sử dụng oxy hoa tan trong nước để phân huỷ các hợp chất hữu cơ, từ đó dẫn đến gây tác hại nghiêm trọng đến đời sống của các loài thuỷ sinh.

- Các chất dinh dưỡng (N, P)

Các chất dinh dưỡng ở nồng độ cao có khả năng gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước dẫn đến ảnh hưởng xấu tới chất lượng nước, làm thay đổi cân bằng sinh thái của thủy vực.

Nguồn nước chứa nhiều chất hữu cơ, N, P dễ bị thối rữa, gây mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường xung quanh và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

- Các vi khuẩn gây bệnh

Một số loại vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong nước thải khi ra kênh, sông, hồ sẽ thích nghi dần và phát triển mạnh. Theo con đường nước chúng sẽ gây bệnh cho người và các động vật ở các mức độ khác nhau.

- Đặc tính của nước thải Bệnh viện chứa nhiều chất hữu cơ, đặc biệt mức độ nhiễm khuẩn cao, khả năng lan rộng ra ngoài môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt, môi trường đất và môi trường không khí.

- Hơn nữa, nước thải bệnh viện có khả năng gây ra các bệnh truyền nhiễm đối với người như: tả, thương hàn, lỵ, lỵ amid, bệnh vàng da nhiễm khuẩn, viêm gan siêu vi khuẩn, giun sán, bại liệt và các bệnh nhiễm độc.

Như vậy, nước thải bệnh viện sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng nếu không có biện pháp xử lý thích hợp.

c. Tác động của chất thải rắn

Các loại chất thải rắn từ các hoạt động của bệnh viện có chứa nhiều chất bẩn hữu cơ dễ phân huỷ với thành phần chiếm khoảng 30-60%, là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, nếu không được thu gom, xử lý hợp lý sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường không khí, nước mặt, nước ngầm, từ đó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sức khoẻ con người.

Từ những đánh giá tác động trên cho thấy, khi Dự án đi vào hoạt động, nếu không có những biện pháp thích hợp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, xử lý nước thải, chất thải rắn,..thì sẽ gây tác động xấu đến môi trường sống của người dân, cũng như nguồn tài nguyên tại khu vực.

Một phần của tài liệu ĐTM BỆNH VIỆN VĨNH đức (Trang 25 - 28)