4.2.1.1. Biện pháp an toàn khi làm việc với thiết bị nâng cẩu
- Chỉ cho các công nhân có bằng lái điều khiển các thiết bị nâng cẩu.
- Các thông số kỹ thuật và điều kiện an toàn của thiết bị nâng cẩu cần được kiểm tra trước khi đưa thiết bị vào hoạt động.
- Lập hàng rào ngăn hoặc lắp đặt biển cấm người qua lại khu làm việc của thiết bị nâng cẩu.
- Cử cán bộ cảnh giới và chỉ huy thiết bị nâng cẩu.
4.2.1.2. Biện pháp khống chế giảm thiểu tác động do hoạt động dự trữ và bảo quản nguyên nhiên liệu và phòng chống cháy nổ
Xây dựng nội quy PCCC tại các kho chứa và các vị trí có khả năng cháy nổ.
- Bố trí, xây dựng kho hợp lý, đúng yêu cầu kỹ thuật, thuận tiện cho công tác chữa cháy (nếu xảy ra).
- Các kho chứa nguyên nhiên liệu không được bố trí tại những nơi dễ bắt lửa như nhà máy phát điện, trạm biến thế, …
- Lập rào chắn cách ly các khu vực nguy hiểm như trạm biến thế, vật liệu dễ cháy nổ đồng thời lắp đặt biển báo cấm lửa tại các khu vực này.
- Hạn chế sự rò rỉ nhiên liệu trong quá trình bơm, hút và có hệ thống thu gom.
lán trại của đơn vị thi công.
4.2.1.3. Tổ chức y tế tại công trường
- Lập trạm y tế tại công trường để điều trị ốm đau cho công nhân, cấp phát thuốc miễn phí cho công nhân.
- Tổ chức cứu chữa các ca tai nạn lao động nhẹ và sơ cứu các ca tai nạn nghiêm trọng trước khi chuyển về bệnh viện.
- Cung cấp các túi thuốc cấp cứu, cứu thương cho các công trường.
- Tổ chức cứu thương khi xảy ra sự cố và chuyển ngay về bệnh viện thành phố.
4.2.2. Giai đoạn đi vào hoạt động
4.2.2.1. Phòng chống cháy nổ
Với tính chất quan trọng của công trình, hệ thống PCCC của công trình được thiết kế đảm bảo tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn phòng cháy (TCVN 5738-93 - Hệ thống báo cháy – Yêu cầu kỹ thuật; TCVN 2622-1995- Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế)
- Xây dựng hệ thống cứu hoả:
+ Xây dựng hệ thống cấp nước đúng tiêu chuẩn phục vụ cho chữa cháy và bố trí ở vị trí quan trọng, thuận tiện để cắm vòi chống cháy của các xe chữa cháy. Hệ thống cấp nước được sử dụng chung với mạng lưới đường ống cấp nước sinh hoạt.
+ Trang bị các hệ thống tự động phát phát hiện cháy, chỉ thị và báo động, hệ thống công bố tình trạng khẩn cấp, thiết bị báo động bằng trực quan, đèn hướng dẫn thoát hiểm, ổ cắm điện trong tình trạng khẩn cấp,... Sử dụng các đèn chiếu sáng chống cháy nổ tại các vị trí dễ phát sinh cháy nổ.
+ Có hệ thống chống sét lan truyền và hệ thống thu lôi chống sét đánh thẳng cho các khối công trình.
+ Hệ thống điện phải được tính theo quy phạm riêng, dây dẫn có tiết diện lớn phù hợp với cường độ dòng điện, công suất dùng và phải lắp các thiết bị phòng ngừa điện quá tải, điện lưới tăng giảm đột ngột. Ở khu vực nhiệt độ cao, dây điện phải đi ngầm hoặc được bảo vệ kỹ.
+ Các loại nguyên, nhiên liệu dễ cháy được bảo quản nơi thoáng, cách ly bởi hàng rào và có tường che chắn để ngăn chặn khả năng cháy lan truyền.
- Xây dựng đội ngũ phòng cháy chữa cháy tại chỗ, nhiệm vụ của đội phòng cháy chữa cháy là:
+ Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các quy định an toàn về phòng cháy, chữa cháy. + Xây dựng kế hoạch huấn luyện nghiệp vụ PCCC, xây dựng phương án PCCC cơ sở, thường xuyên luyện tập theo phương án đã đề ra.
4.2.2.2. Khắc phục sự cố tắt nghẽn thang máy
Tại khu vực bệnh viện, tất cả các buồng thang máy sẽ được lắp đặt đúng tiêu chuẩn, quy phạm về kỹ thuật an toàn hiện hành, được đăng kiểm đúng quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy điện và thang máy thuỷ lực theo Quyết định số 66/2008/QĐ- BLĐTBXH, ngày 29/12/2008 của Bộ Lao động- thương binh và xã hội về ban hành Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng, thang máy và thang cuốn. Trong quá trình hoạt động, Bệnh viện sẽ có kế hoạch đề phòng sự cố tắt nghẽn thang máy xảy ra, nhằm tránh gây thiệt hại về người và tài sản đến mức tối thiểu.
4.2.2.3. Khắc phục sự cố ùn tắt giao thông
- Bố trí khu vực để xe hợp lý.
- Đề ra những quy định cụ thể về khu vực để xe và có nhân viên hướng dẫn xe ra vào đúng nơi quy định.
4.2.2.4. Vệ sinh an toàn lao động và khống chế ảnh hưởng lây truyền bệnh
- Bệnh viện sẽ có chương trình kiểm tra và giám sát sức khỏe định kỳ cho CBCNV nhằm phát hiện kịp thời các bệnh nghề nghiệp để có phương án phòng và chữa bệnh.
- Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường và y tế cho toàn thể CBCNV trong bệnh viện đồng thời thực hiện nghiêm túc công tác bảo hộ lao động cho CBCNV.
- Đối với sự cố lây nhiễm bệnh hiểm nghèo trong đội ngũ cán bộ y tế, Bệnh viện thường xuyên nhắc nhở cán bộ làm việc tuyệt đối phải tuân theo Quy chế chống nhiễm khuẩn của Bộ Y Tế và cần phải tập trung, cẩn thận trong lúc làm việc. Các Bác sĩ và Y tá khi làm việc đều phải mặt áo blu, đeo găng tay, khẩu trang, đặc biệt làm việc tại các phòng mổ đảm bảo môi trường tiệt trùng tuyệt đối.
- Đảm bảo các yếu tố vi khí hậu và điều kiện lao động đạt tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành để đảm bảo sức khỏe cho người lao động.