Giai đoạn đi vào hoạt động

Một phần của tài liệu ĐTM BỆNH VIỆN VĨNH đức (Trang 36 - 46)

4.1.2.1. Đối với các tác động liên quan đến chất thải a. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

Để kiểm soát tất cả các nguồn có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí, dự án đề ra các biện pháp sau:

1- Tại cổng ra vào và khu vực để xe

Đường giao thông ra vào khu vực được nhựa hoá toàn bộ, khu vực để xe được xây với kết cấu thoáng.

Bệnh viện sẽ đề ra những nội quy ra vào khu vực và bố trí nhân viên hướng dẫn mọi người dẫn dắt xe ra vào hợp lý. Đối với xe máy nên cho tắt máy khi đến cổng bệnh viện và dắt xe vào nơi gửi xe

2- Giảm thiểu tác động từ bức xạ ion hoá (Tia X, γ, đồng vị phóng xạ phát) phát ra từ các phòng chuyên môn

Bệnh viện sẽ sử dụng các loại đồng vị phóng xạ nằm trong danh mục cho phép của Bộ y tế ban hành theo Quyết định số 33/2006/QĐ-BYT, ngày 24/10/2006 về việc ban hành Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu dùng trong chuẩn đoán và điều trị.

- Đối với hồ sơ xin cấp giấy đăng ký các thiết bị phát tia X (trừ máy gia tốc) sẽ được gửi về Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam để thẩm định đạt tiêu chuẩn và cấp phép.

- Đối với hồ sơ xin cấp giấy đăng ký các thiết bị xạ trị, nguồn phóng xạ kín, địa điểm cất giữ chất thải phóng xạ sẽ được gửi về Cục kiểm soát và An toàn bức xạ hạt nhân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ để thẩm định đạt chuẩn và cấp phép.

Các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ trong quá trình xây dựng và hoạt động của bệnh viện được tuân thủ đúng theo thông tư hướng dẫn, cụ thể như sau:

* Bố trí thiết bị bức xạ:

- Mỗi phòng chỉ đặt một thiết bị bức xạ, trường hợp phòng đặt 02 máy X- quang thì hai máy không hoạt động đồng thời trong cùng một thời điểm. Thiết bị bức xạ phải đặt sao cho lúc sử dụng, tia chiếu không hướng vào tủ điều khiển, cửa ra vào, cửa sổ hoặc khu vực đông người.

- Tủ điều khiển thiết bị bức xạ phải đặt ngoài, sát phòng đặt thiết bị, phải có phương tiện quan sát bệnh nhân, có phương tiện thông tin giữa người điều khiển và bệnh nhân.

- Trong phòng đặt thiết bị xạ trị phải lắp đặt dụng cụ kiểm xạ tự động để báo động vềt tình trạng bất thường khi sử dụng thiết bị.

- Đường đi vào nơi đặt thiết bị xạ trị từ xa phải thiết kế đi “dích dắc”.

- Cửa ra vào phòng xạ trị từ xa phải có khóa liên động để chỉ khởi động được thiết bị xạ trị khi cửa ra vào đã đóng hoàn toàn và tự động chấm dứt chiếu xạ khi cửa bị mở bất ngờ.

* Tín hiệu cảnh báo:

- Đặt ở phía trên cửa ra vào phòng thiết bị bức xạ một đèn đỏ, phát sáng khi thiết bị bức xạ bắt đầu hoạt động.

- Đặt trên cửa ra vào phòng thiết bị bức xạ một biển cảnh báo bức xạ.

Bệnh viện sẽ bố trí kho hóa chất thường và kho hóa chất độc hại riêng biệt. Quy trình lưu trữ, xuất dược phẩm tại Kho hoá chất độc hại của Bệnh viện luôn tuân thủ đúng theo Quy chế bệnh viện của Bộ Y Tế.

4- Trạm đặt máy phát điện dự phòng

Dự án xây dựng trạm phát điện dự phòng tại khu vực riêng biệt có nhà bao che, kín, bên trong lắp đặt vật liệu cách âm để giảm lan truyền tiếng ồn ra khu vực xung quanh và không ảnh hưởng đến các hoạt động tại khu vực. Xây dựng phòng đặt máy hợp lý cho máy phát điện dự phòng.

- Nền móng đặt máy phải được xây dựng bằng bê tông có chất lượng cao, xung quanh có xây dựng mương an toàn để ngăn ngừa sự cố chảy tràn dầu ra ngoài.

- Lắp đặt các đệm chống rung bằng cao su. - Lắp đặt các bộ phận tiêu âm.

- Khu vực chứa dầu để vận hành cũng được xây dựng an toàn, đảm bảo không gây rơi vãi dầu ra xung quanh.

Trên thực tế hoạt động của trạm phát điện sẽ không nhiều, nên ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường khu vực.

5- Tại các nhà vệ sinh: Lắp đặt các hệ thống hút thải cưỡng bức với các quạt và các

miệng hút bố trí trên trần các khu WC, trang bị hệ thống vệ sinh cao cấp và thường xuyên dọn vệ sinh, khử mùi đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, hoàn toàn không có mùi hôi.

6- Đối với khu vực xử lý nước thải: Dự án chọn vị trí cuối hướng gió để xây dựng

khu xử lý. Hệ thống sẽ được xây kín hoàn toàn, chỉ có ống thông khí và trồng cây xanh xung quanh khu vực nên đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường cho toàn bộ khu vực.

7- Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, chấn động: Thường xuyên kiểm tra các thông số

kỹ thuật của các loại máy móc, thiết bị và định kỳ bôi trơn, bảo dưỡng đúng chế độ như các máy bơm nước, mô tơ thang máy. Các thiết bị này còn được đặt trong nhà kín, riêng biệt nhằm tránh lan truyền tiếng ồn ra ngoài.

b. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường nước * Đối với nước thải bệnh viện

Nước thải của Bệnh viện bao gồm nước thải từ các toilet, giặt giũ, và các phòng khoa chức năng. Giải pháp xử lý nước thải tại Bệnh viện được mô tả như sau:

Nước thải từ toilet

Nước thải đã xử lý thải ra mương

Bể bùn

Công ty VSMT thu gom

Hố gom Aeroten Bể lắng 2 Bể khử trùng Bơm Bơm Sục khí Bùn hồi lưu Nước tách ra Bùn Hoá chất khử trùng Bơm Bể kỵ khí, điều hoà 03 ngăn

Ngăn phân huỷ (1)

Ngăn yếm khí

(2) Ngăn thu nước (3) Nước thải tắm

giặt + y tế Xử lý sơ bộ

- Đối với nước thải từ toilet: Xây dựng bể tự hoại 03 ngăn tại khu vực hệ thống xử lý nước thải chung. Nước thải từ toilet của các khu chức năng được thu gom và về ngăn 01 của bể tự hoại 03 ngăn trên. Tại ngăn 01, phần cặn sẽ bị lên men yếm khí, phần nước trong sẽ chảy qua ngăn 02 rồi qua ngăn 03 trước khi quả bể aeroten.

- Đối với nước giặt giũ, và nước thải từ các phòng khoa: Thu gom và xử lý sơ bộ, sau đó được bơm bơm về ngăn 02 của bể tự hoại, trước khi vào ngăn lấy nước 03 và được đưa sang bể aeroten.

- Lưu lượng nước thải bệnh viện được tính toán như sau: Lưu lượng nước thải hàng ngày: Qtt = 150 m3/ngđ

Chọn lưu lượng thiết kế là Qtk = k x Qtt = 1,0 x 150 = 150 m3/ngđ Lưu lượng thải ra trung bình (Qtb) (24h): 150/24 = 6,25 m3/h.

(*GHI CHÚ: K ĐƯỢC XÁC ĐỊNH THEO QCVN 28:2010/BTNMT THEOGIƯỜNG BỆNH) GIƯỜNG BỆNH)

Hình 4.1. Sơ đồ nguyên lý HTXL nước thải

- Thuyết minh công nghệ xử lý :

+ Thu gom, tách rác:

Nước thải từ các khoa phòng gồm nước thải sinh hoạt ở các phòng và nước thải từ WC, được dẫn bằng đường ống thu gom về hố thu. Trước khi đi vào bể gom, toàn bộ rác có kích thước lớn sẽ được giữ lại trên giỏ lọc rác và được palăng điện đưa ra ngoài. Nước thải từ bể gom, sẽ được bơm lên bể phân huỷ kỵ khí để tiếp tục quá trình xử lý.

+ Xử lý yếm khí:

* Đối với nước thải từ toilet

Từng khối nhà sẽ xây các bể gom nước thải từ toilét và bơm về bể phân huỷ của hệ thống xử lý nước thải tập trung của bệnh viện để xử lý.

Nước thải gom từ toilet được bơm lên ngăn 1 của bể phân huỷ bằng 02 bơm chìm (01 dự phòng). Tại bể phân huỷ 1 phần các chất hữu cơ bị phân huỷ tạo thành các chất đơn giản như: H2S, CH4...

Nước thải từ hoạt động giặt giũ, các phòng khoa chức năng (nước thải y tế) được thu gom, xử lý sơ bộ và bơm về ngăn 2 của bể phân huỷ.

Bể phân huỷ có cấu tạo gồm 3 ngăn: ngăn phân huỷ (1), ngăn yếm khí (2) và ngăn lấy nước (3). Kết cấu bể được xây dựng bằng bê tông cốt thép.

Để tăng cường bề mặt tiếp xúc của vi sinh vật yếm khí với các chất hữu cơ có trong nước thải, trong ngăn (2) được lắp đặt một lớp đệm sinh học. Nước thải từ ngăn yếm khí tự chảy qua ngăn lấy nước (3) để bơm về bể sinh học hiếu khí.

Từ ngăn (3), nước thải được bơm vào bể aeroten với bằng 02 bơm chìm (01 dự phòng) tại đây các chất hữu cơ bị oxy hoá. Quá trình ôxy hóa chất bẩn tại bể này là nhờ vào bùn hoạt tính, bùn hoạt tính là tập hợp vi sinh vật có khả năng ôxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải.

Hiệu quả xử lý nước thải tại bể sinh học phụ thuộc vào các yếu tố chính sau: Thành phần các chất có trong nước thải, pH nước thải, hàm lượng ôxy, lượng bùn và trạng thái hoạt tính của chúng trong nước thải.

Trong quá trình hoạt động và phát triển của vi sinh vật hiếu khí, nhu cầu không thể thiếu được đó là ôxy. Để vi sinh vật hoạt động tốt, lượng ôxy hòa tan trong nước ở bể sinh học ít nhất phải đạt 3,0 - 4,0 mg/lít. Tùy theo nhiệt độ của môi trường mà độ hòa tan của ôxy trong nước có khác nhau. Vì vậy, tại bể sinh học người ta lắp đặt thiết bị đo DO (hàm lượng ôxy hoà tan). Tuỳ theo hàm lượng ôxy hoà tan trong nước thải mà thiết bị đo DO sẽ hiển thị giá trị và hệ thống điều khiển sẽ điều khiển sự hoạt động của thiết bị sục khí.

+ Quá trình lắng

Nước thải đã xử lý, thải vào môi trường, ngoài các chỉ tiêu về BOD, COD, vi sinh, còn có một chỉ tiêu quan trọng khác đó là: chất rắn lơ lửng phải < 100mg/lít trước khi đưa vào hệ thống xử lý chung. Nước thải sau khi qua bể aeroten chứa một lượng rất lớn bùn hoạt tính.

Nước thải từ cuối bể sinh học qua máng tràn, theo ống dẫn tự chảy vào bể lắng. Toàn bộ bùn hoạt tính cũng như cặn lơ lửng sẽ lắng xuống đáy bể, và được gom lại tại tâm đáy bể. Để lắng đạt hiệu quả tốt, tốc độ dâng của nước trong bể phải đảm bảo và thời gian nước lưu lại trong bể khoảng >1,5h. Bùn hoạt tính ở đáy bể tự chảy về bể chứa bùn.

+ Khử trùng

Nước thải đã qua xử lý sinh học và được lắng trong, nhưng chứa một lượng lớn vi sinh vật, đặc biệt các loại vi sinh vật gây bệnh. Như vậy để đảm bảo an toàn nước thải cần được khử trùng trước khi đưa vào môi trường.

Hiệu quả và kinh tế nhất là khử trùng bằng dung dịch Hypoclorit. Nồng độ clo hoạt tính sử dụng để khử trùng phụ thuộc vào số lượng và loại tế bào vi sinh vật, thành phần các chất vô cơ, hữu cơ có trong nước thải. Thông thường nồng độ clo hoạt tính được sử dụng trong khử trùng nước thải là 5-6ppm. Để đảm bảo tiêu diệt được các vi sinh vật có

trong nước thải, nước thải phải lưu lại ở bể khử trùng tối thiểu là 30 phút. Quá trình cung cấp clo được thực hiện nhờ 01 bộ hoà trộn, tank chứa hoá chất và bơm định lượng.

Để kiểm tra hàm lượng clo trong nước thải, tại bể khử trùng người ta lắp đặt thiết bị do hàm lượng clo, tuỳ theo hàm lượng clo trong nước thải mà hệ thống điều khiển sẽ điều khiển lưu lượng của bơm định lượng.

+ Xử lý cặn bùn:

Một phần bùn dư và cặn tách ra từ bể lắng sẽ tự chảy vào ngăn gom. Bùn được bơm hồi lưu về bể sinh học. Phần bùn dư được bơm qua ngăn chứa bùn. Thể tích ngăn chứa bùn phải đủ chứa lượng bùn trong một thời gian nhất định. Tại bể chứa bùn bùn tiếp tục bị phân huỷ. Phần nước tách ra từ bể bùn sẽ được bơm về bể sinh học nhờ vách ngăn gạn nước.

* Nồng độ các chất sau xử lý trước khi đưa vào hệ thống xử lý chung

Hiệu suất tại bể lắng I là 60% nên hàm lượng SS còn lại sau bể lắng I là 176,8 mg/l. Phần nước sau lắng sẽ được dẫn đến bể lọc sinh học. Với hiệu suất lắng của bể sinh học là 85%:

+ Hàm lượng BOD còn lại là 35,7 mg/l + Nito còn lại là 8,16 mg/l

+ Photpho còn lại là 3,366 mg/l

Tại bể lắng II với hiệu suất 60% thì hàm lượng SS còn lại là 70,72 mg/l đảm bảo <100mg/l. Và cuối cùng, nước thải được đưa vào hệ thống sử lý chung. Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn loại CỘT B QCVN 14 -200 8 /BTNMT.

* Xử lý nước mưa chảy tràn

Về mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua sân bãi sẽ kéo theo rác lá cây, đất, cát. Nguồn nước mưa chảy tràn này cũng sẽ được thoát bởi hệ thống thoát nước riêng và sau đó đi qua hệ thống các hố ga lắng cặn trước khi chảy ra hệ thống cống chung tại khu vực.

Nước mưa Song chắn rác Chảy ra ngoài

Các song chắn rác sẽ định kỳ nạo vét để loại bỏ những rác bám, cặn lắng. Bùn thải được thu gom và tập trung về khu chứa chất thải rắn của dự án, sau đó được Công ty VSMT tỉnh Quảng Nam vận chuyển lên bãi rác .

* Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn

Hệ thống thu gom và xử lý toàn bộ chất thải Bệnh viện sẽ được thực hiện đúng theo Quy chế Quản lý chất thải y tế theo quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế.

1. Kích thước, vị trí nhà lưu trữ chất thải rắn tuân thủ theo điều 16 trong Quy chế quản lý chất thải y tế. Thời gian lưu giữ tối đa chất thải nguy hại trong bệnh viện là 48 giờ.

2. Quy định các loại bao bì đựng và thùng đựng chất thải:

- Quy định về màu sắc của túi, hộp và thùng đựng chất thải: Màu vàng đựng chất thải lây nhiễm, màu đen đựng chất thải hoá học và chất thải phóng xạ, màu xanh đựng chất thải thông thường và các bình áp suất nhỏ, màu trắng đựng chất thải tái chế.

- Tiêu chuẩn túi đựng chất thải: Túi màu vàng và màu đen phải làm bằng nhựa PE hoặc PP, không dùng nhựa PVC. Túi đựng chất thải y tế có thành dầy tối thiểu 0.1mm, kích thước túi phù hợp với lượng chất thải phát sinh, thể tích tối đa của túi là 0,1 m3. Bên ngoài túi phải có đường kẻ ngang ở mức ¾ túi và có dòng chữ “Không được đựng quá vạch này”.

- Tiêu chuẩn hộp đựng các vật sắc nhọn: Thành và đáy cứng không bị xuyên thủng, có khả năng chống thấm, kích thước phù hợp, có nắp đóng mở dễ dàng, miệng hộp đủ lớn để cho vật sắc nhọn vào mà không cần dùng lực đẩy. Hộp màu vàng, có quai hoặc kèm hệ thống cố định, khi di chuyển vật sắc nhọn bên trong không bị đổ ra ngoài. Bên ngoài có dòng chữ “Chỉ đựng chất thải sắc nhọn” và có vạch báo hiệu ở mức 3/4 hộp và có dòng chữ “Không được đựng quá vạch này”.

- Tiêu chuẩn thùng đựng chất thải: thùng được làm bằng nhựa có tỷ trọng cao, thành dày, cứng và có nắp đậy mở bằng đạp chân. Những thùng thu gom có dung tích từ 50lít trở lên cần có bánh xe đẩy. Thùng màu vàng để thu gom các túi chất thải màu vàng, thùng màu đen để thu gom các túi chất thải màu đen. Đối với chất thải phóng xạ, thùng đựng phải làm bằng kim loại, thùng màu xanh để thu gom các túi chất thải màu xanh và thùng màu trắng để thu gom các túi chất thải màu trắng. Dung tích thùng tuỳ vào khối lượng chất thải phát sinh có thể từ 100-250 lít. Bên ngoài thùng có vạch báo hiệu ở mức

Một phần của tài liệu ĐTM BỆNH VIỆN VĨNH đức (Trang 36 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w