L ỜI MỞ ĐẦU
2.2.3. Những nguyên nhân của những tồn tại
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty chưa được đào tạo bải
bản, còn nhiều thiếu sót trong việc thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu, thực hiện các hợp đồng ngoại thương…từ đó dẫn tới
nhiều sai sót đáng tiếc gây thiệt hại cho công ty.
- Công ty chưa thực sự có những chính sách quan tâm, hỗ trợ các hoạt động xúc tiến nghiên cứu thị trường nhập khẩu, tìm kiếm đốitác mới. Công ty
thành lập cũng chưa được lâu nên các quan hệ và kinh nghiệm kinh doanh
quốc tế còn rất hạn chế chủ yếu là các quan hệ từ trước. Công tác nghiên cứu
thị trường chưa được quan tâm đúng mức. Chưa có sự hỗ trợ về thông tin, gắn
kết giữa bộ phận kinh doanh…dẫn tới yếu kém trong giai đoạn tiêu thụ hàng hoá từ đó ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của toàn doanh nghiệp .
- Vốn đầu tư để thành lập công ty thấp nên vốn quay vòng cho kinh doanh bị hạn chế dẫn tới tình trạng kém chủ động trong kinh doanh, hạn chế
khả năng tham gia vào các thương vụ lớn…dẫn tới khả năng cạnh tranh chưa
cao. Cũng do nguồn vốn hạn chế nên việc đầu tư vào hệ thống trang thiết bị
công nghệ thông tin của công ty còn ít, chưa được quan tâm đúng mức dẫn tới
trang thiết bị lạc hậu, chưa ứng dụng được thương mại điẹn tử vào trong kinh
doanh, chưa hình thành cho minh một website riêng… Vòng quay của vốn
thấp làm giảm khả năng nắm bắt các cơ hội kinh doanh, vốn vay chủ yếu là của ngân hàng dẫn tới chi phí vốn cao…làm hạn chế lợi nhuận của công ty.
- Các thủ tục hành chính, cơ chế xuất nhập khẩu của Việt Nam còn rườm
rà, phức tạp, các quy định chồng chéo nhau, chưa phù hợp với thông lệ quốc
tế…gây tốn kém về thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
- Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt do xu thế tự do hóa thương mại và tự do hóa đầu tư diễn ra với cấp độ ngày càng sâu rộng dẫn tới
việc công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp nước
cả sản phẩm gây nhiều khó khăn cho công ty trong hoạt động kinh doanh của
mìnha buộc công ty phải có những chiến lược kinh doanh mới như quảng cáo,
CHƯƠNG 3
MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY TNHH P&T
3.1. Mục tiêu hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH P&T.
Trong những năm vừa qua thì công ty cũng đã gặt hái được những
thành công nhất định song doanh nghiệp vẫn không ngừng hoàn thiện và phát triển. Mục tiêu của công ty là lập cho mình những kế hoạch tài chính chính
xác hơn, tiết kiệm được tối đa chi phí, tăng cường xúc tiến bán hàng, mở rộng
quy mô kinh doanh trên cả lĩnh vực thị trường lẫn các mặt hàng kinh doanh.
Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường thì công ty đã có kế hoạch xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh mới phù hợp hơn,
khoa học hơn. Doanh nghiệp tiến hàng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
thông qua việc xây dựng chiến lược marketing, đào tạo cán bộ, tăng cường
các dịch vụ sau bán hàng, chương trình khuyến mại, hậu mãi đối với khách
hàng…Bên cạnh đó thì công ty cũng có những chiến lược để củng cố và giữ
cũ khách hàng. Đồng thời công ty không ngừng tìm kiếm đối tác tiềm năng
tạo nguồn cung ứng hàng hóa ổn định tạo thế chủ động trong kinh doanh cũng như sự linh hoạt với biến động của nền kinh tế thị trường.
Theo kế hoạch năm 2015 Công ty cố gắng tăng doanh thu lên 10% so với năm 2009, đạt 4.193.662 USD và dự tính chi phí kinh doanh tăng 9,5%, tăng tỷ
trọng thương mại điện tử lên 6% trong tổng doanh thu, doanh nghiệp sẽ cắt giảm
một số chi phí không hợp lý ở năm trước đồng thời sẽ quản lý sát sao tình hình thực hiện chi phí ở các chi nhánh. Tuy nhiên để khắc phục những hạn chế trong
công tác bán hàng của năm trước, doanh nghiệp sẽ phát triển thêm bộ máy nhân
sự cụ thể là phải bổ sung lực lượng người cho bộ phận kinh doanh đặc biệt là bộ
Mục tiêu cụ thể của công ty trong năm 2015 là:
Tổng doanh thu : 4.193.662 USD (tăng khoảng 10% so với năm
2009)
Tổng chi phí : 4.151.591,76 USD Lợi nhuận thuần : 42.070,24 USD
Phương hướng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty trong thời gian
tới.
- Về quan hệ với đối tác nước ngoài : công ty định hướng phát triển
mối quan hệ với các bạn hàng truyền thống. Qua đó, công ty tranh thủ sự giúp đỡ của các nhà cung cấp về mặt tài chính, trình độ quản lý tổ chức, đặc biệt là
tham gia vào các chương trình marketing mang tính toàn cầu của nhà cung cấp. Bên cạnh đó, công ty đã có những bước đầu tìm kiếm đối tác kinh doanh
mới, theo hướng đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh.
- Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong nước : ngoài việc tăng cường mối
quan hệ phân phối với các cửa hàng bán lẻ, công ty tiến hành thành lập một số
cửa hàng chuyên doanh các sản phẩm của công ty tại Hà Nội và một số thành phố khác, thành lập một số chi nhánh tại các thành phố trọng điểm. Xu hướng
phát triển tiêu thụ của công ty là tập trung vào đối tượng khách hàng quy mô lớn là các doanh nghiệp, các công trình công cộng…
- Công ty phải làm tôt công tác cán bộ tức là tiến hành đào tạo và đào
tạo lại những cán bộ kinh doanh cho phù hợp với chuyên môn và nghiệp vụ.
Tiếp tục tuyển dụng các nhân viên có năng lực vào công ty.
- Công ty sẽ từng bước đảm bảo cung ứng đủ số lượng và chất lượng
cho khách hàng một cách kịp thời và nhanh chóng. Tăng cường công tác kiểm
tra chất lượng các mặt hàng nhập khẩu về, có bảng báo giá chi tiết các mặt
hàng, hoàn thiện các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng nhằm nâng cao sức
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu hàng hóa của công ty