Xây dựng và phát triển thương hiệu là yếu tố cạnh tranh quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của Tổng Công ty trong bối cảnh tự do hóa thương mại hiện nay. Vì vậy việc đầu tư phát triển thương hiệu của Tổng Công ty thương mại Hà Nội cần được quan tâm đúng mức. Tạo dựng và nâng cao uy tín là cách tốt nhất để phát triển thương hiệu của Tổng Công ty trên thị trường. Thực hiện tạo dựng và nâng cao uy tín của doanh nghiệp có nghĩa là mọi hoạt động của doanh nghiệp phải trung thực. Để thực hiện nâng cao uy tín, Tổng công ty cần chú ý sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ đến tay khách hàng phải luôn đảm bảo đúng chất lượng đã cam kết, giá cả hợp lý, hoạt động quảng cáo nói riêng và xúc tiến nói chung phải đảm bảo được tính chân thực không khuếch trương sai sự thật đảm bảo tạo được hình ảnh đẹp trong mắt người tiêu dùng.
KẾT LUẬN
Thủ công mỹ nghệ là một mặt hàng truyền thống sản xuất và phát triển gắn liền với các làng nghề. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất đa dạng, một số mặt hàng xuất khẩu trọng điểm của Tổng Công ty như: gốm sứ, mây tre đan, gỗ mỹ nghệ, …Trong những năm qua, thủ công mỹ nghệ đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tổng Công ty với kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt 1,8 tỷ USD. Cơ cấu mặt hàng của Tổng công ty ngày càng đuợc mở rộng. Bên cạnh các mặt hàng truyền thống đem lại doanh thu chính cho Tổng công ty như mặt mây tre đan, gốm sứ thì Tổng công ty cũng đang chú trọng phát triển các mặt hàng mới có tiềm năng như đồ gỗ. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Tổng công ty vẫn là Trung Đông, Châu Mỹ và Nga. Tuy vậy Tổng công ty cũng đang tích cực mở rộng phát triển những thị trường mới đầy tiềm năng như châu Mỹ, Đông Âu. Để có đuợc thành công trên thì Tổng công ty đã chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ nhân viên, đầu tư trang thiết bị để nhằm quảng bá rộng rãi sản phẩm của Tổng công ty nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng thủ công mỹ nghệ
Bên cạnh những thành công về tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thì vẫn còn tồn tại những yếu kém về chất lượng, mẫu mã, giá cả cũng như sự cạnh tranh khốc liệt của các nước trên thị trường với sản phẩm cùng loại. Nguyên nhân chính của những hạn chế này chính là khó khăn trong vốn đầu tư, nguồn nguyên liệu, không đảm bảo chất luợng cũng như nguồn lao động không đủ cung ứng cho thị trường.
Đứng trước thực trạng của sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, Tổng Công ty đang nỗ lực từng bước để có thể giải quyết các khó khăn, đồng thời thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong thời gian tới. Việc chủ động thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ một cách không ngừng và có hiệu quả sẽ góp phần tạo nên các điều kiện thuận lợi cho các bước tiếp theo của Tổng Công ty. Thông qua đó có thể nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng doanh thu và tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.“Báo cáo Tài Chính các năm 2009, 2010” của Trung Tâm XNKPB thuộc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội
2. “Báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh năm 2012” của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội
3. “Báo cáo tổng kết kim ngạch xuất khẩu năm 2012” của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội
4. Đặng Đình Đào - Hoàng Đức Thân (2008), “Kinh Tế Thương Mại”, NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội
5. Đỗ Đức Bình, Ngô Thị Tuyết Mai (2012), “Kinh tế quốc tế”, NXB ĐH Kinh Tế Tuốc Dân, Hà Nội
6. Website của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội: http//www.haprogroup.vn 7. Website của Tổng cục Hải Quan: http//www.customs.gov.vn