Nâng cao khả năng cạnh tranh

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Trang 40 - 42)

Tổng Công tycần chủ động tiến hành khảo sát, đánh giá thị trường, năng lực tài chính, năng lực sản xuất của mình; chú ý tận dụng hiệu quả chính sách khuyến khích của Nhà nýớc ðối với hàng thủ công mỹ nghệ ðể xác định cho mình chiến lược phát triển mặt hàng xuất khẩu trọng điểm, chiến lược phát triển mặt hàng xuất khẩu mới và chương trình cụ thể tiếp cận các thị trường xuất khẩu trọng điểm, tiềm năng. Ngoài ra, Tổng Công ty cũng cần xây dựng cho mình chiến lược mở rộng liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau nhằm hợp lý hoá, chuyên môn hoá, hợp tác hoá sản xuất trên cơ sở thế mạnh của mỗi doanh nghiệp, nhằm mở rộng sức sản xuất, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh.Tổng Công ty cần đẩy mạnh mối liên kết giữa người sản xuất-cung cấp nguyên, vật liệu đầu vào với doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu khoa học, nhằm tổ chức hiệu quả chuỗi cung ứng từ khâu sản xuất nguyên, vật liệu đầu vào đến khâu tổ chức sản xuất hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty và sản phẩm của Tổng Công ty trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong giai đoạn từ nay đến 2015, thủ công mỹ nghệ vẫn được coi là ngành mũi nhọn để tập trung phát triển xuất khẩu. Tuy nhiên cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường khiến Tổng Công ty phải đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Đầu tiên là tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. Sau khi đã xác định được thị trường mục tiêu cho sản phẩm, Tổng Công ty cần tạo ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường đó. Để tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ Tổng Công ty cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường nhưnhu cầu thị hiếu của khách hàng trên từng thị trường để đưa ra những sản phẩm phù hợp thoả mãn các nhu cầu đó. Vì vậy, muốn tiêu thụ tốt hàng thủ công mỹ nghệ trên mỗi thị trường Tổng Công ty cần nắm bắt được thị hiếu của khách hàng trên mỗi thị trường cụ thể để từ đó có thể sáng tạo ra những sản phẩmđáp ứng tốt các nhu cầu đó. Ngoài ra để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ thì yếu tốchất lượng có vai trò quan trọng hàng đầu. Yếu tố chất lượng có thể kể đến bao gồm mẫu mã, kiểu dáng, chất liệu, các dịch vụ đi kèm sản phẩm. Hiệnnay chất lượng mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng Công ty so với các đối thủcạnh tranh như Trung Quốc, Philipin chưa cao, cơ cấu sản phẩm còn đơnđiệu và chưa thay đổi nhiều. Vì vậy để nâng cao cạnh tranh cho sản phẩm Tổng

Công ty cần đa dạng hoá sản phẩm của mình, làm phong phú mẫu mã, kiểu dáng cho sản phẩm.

Đối với mặt hàng mây tre đan

Hiện nay các sản phẩm làm bằng mây tre của Công ty còn đơn điệu về kiểu dáng, mẫu mã. Để nâng cao khả năng cạnh tranh cho mặt hàng này Công ty cần đa dạng hoá sản phẩm, làm phong phú kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm. Chẳng hạn bên cạnh các sản phẩm bàn ghế, mành tre trúc, Công ty có thể phát triển thêm các mặt hàng như giỏ hoa, mũ, gối mây, chiếu cói…Ngoài ra để nâng cao chất lượng cho mặt hàng này Công ty cần quản lý tốt việc sử lý nguyên liệu tại các làng nghề, đầu tư vốn và máy móc cho họ để thu mua và chế biến nguyên liệu được tốt hơn.

Đối với mặt hàng gốm sứ

Tổng Công ty nên đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gốm sứ vì đây là mặt hàng có rất nhiều tiềm năng để phát triển, chiếm 60 % kim ngạch xuất khẩu thủ công của Việt Nam hàngnăm. Nhu cầu mặt hàng gốm sứ đang tăng caođặc biệt tại khu vực Tây Âu, Nhật Bản cùng với nó là sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn với mặt hàng của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia… đặc biệt là sản phẩm của Trung Quốc có ưu thế về mẫu mã, kiểu dáng, hoa văn vừa sắc nét vừa độc đáo, vừa mang tính lịch sử lâu đời của Trung Quốc, giá cả lại phải chăng. Trước tình hình đó Tổng Công ty cần đẩy mạnh nghiên cứu thị hiếu của khách hàng để đưa ra những sản phẩm có những cải tiến mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, hoa văn nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Đối với mặt hàng thêu ren

Cũng giống như mặt hàng gốm sứ và sơn mài, mặt hàng này cũng đòi hỏi khá lớn về mẫu mã, họa tiết sản phẩm.Nguồn nguyên liệu mặt hàng này khá dồi dào, nhưng lại không tập trung mà nằm rải rác trên các vùng của đất nước. Vì vậy Tổng Công ty cần phải có mạng lưới thu mua hợp lý, tăng cường liên doanh, liên kết, tổ chức tập trung lao động thành từng vùng để đảm bảo nguồn hàng được đầy đủ và ổn định.

Đối với mặt hàng sơn mài mỹ nghệ

Mặt hàng này có khó khăn về nguyên liệu đó là ngoài sử dụng nguyên liêụ bằng sơn ta thì còn phải nhập sơn của Campuchia và Nhật với giá cao, Tổng Công

ty nên giúp đỡ các làng nghề vềnguyên liệu để đảm bảo nguồn hàng xuất khẩu. Hiện nay trình độ tay nghề của những người thợ thủ công chưa đồng đều, Tổng Công ty cùng với các cơ sở này đào tạo nâng cao tay nghề, tăng số lượng thợ thủ công phục vụ cho xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w