Cách tổ chức dạy học:

Một phần của tài liệu Vận dụng một số kỹ thuật dạy học hợp tác trong dạy học chương 2 nhóm nitơ SGK hóa học 11 nâng cao (Trang 43 - 45)

6. Dự kiến đóng góp mới của đề tài

2.3.2. Cách tổ chức dạy học:

Theo các bƣớc trong dạy học hợp tác nhúm đó trình bày trong phần I.3.6, ta có thể cụ thể hoỏ cỏch tổ chức dạy học của phƣơng pháp này nhƣ sau:

- Bước 1: Chia nhóm:

Có thể chia nhóm ngẫu nhiên hay chia nhóm chủ định, phụ thuộc vào mục đích của việc hoạt động nhóm:

Khi chia nhóm cần chú ý số lƣợng thành viên trong nhóm phụ thuộc vào: + Nhiệm vụ bài học, các thiết bị phục vụ cho bài học.

+ Thời gian hoạt động nhóm nhỏ: Trong khoảng thời gian ngắn thì các nhóm nhỏ sẽ hoạt động hiệu quả hơn nhóm lớn vì trong nhóm nhỏ trách nhiệm cá nhân cao hơn, mất ít thời gian khi di chuyển, thƣờng thì nhóm nhỏ khoảng từ 2- 6 ngƣời sẽ đạt hiệu quả cao nhất.

Trong điều kiện ở các trƣờng THPT nƣớc ta hiện nay: bàn ghế cố định, lớp học định…thì thƣờng chia nhóm 4-6 ngƣời, trong đó có nhóm trƣởng điều khiển cuộc thảo luận, thƣ kí ghi chép, một thành viên có thể đảm nhận 1-3

37

nhiệm vụ, cũng có khi chia nhóm “rì rầm”, ghép hai ngƣời ngồi cạnh nhau thành một nhóm…

- Bước 2: Giao nhiệm vụ:

+ Nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng, cần xác định rõ mục tiêu về kiến thức và

kĩ năng mà các nhúm cần đạt đƣợc. Giáo viên nên giao nhiệm vụ bằng phiếu học tập hoặc dùng máy chiếu, ghi rõ nhiệm vụ lên màn hình, nếu không thì ghi lên bảng.

+ Phải quy định thời gian làm việc cho nhóm: cần dự tính thời gian thích hợp, đủ để học sinh di chuyển và thảo luận.

+ Phải yêu cầu về cách thức làm việc trong nhóm. + Phải yêu cầu về cách thể hiện kết quả.

- Bước 3: Làm việc trong nhóm:

Giáo viên nên để các thành viên trong nhóm tự bầu ra nhóm trƣởng, thƣ kí, chuyên gia,.. và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.

Sau khi nhận nhiệm vụ, các nhóm cần tích cực chủ động nghiên cứu, tìm tòi để lập dàn ý trả lời, phải đảm bảo thống nhất đƣợc số đông ý kiến của các thành viên.

- Bước 4: Báo cáo kết quả:

Đại diện các nhóm trình bày kết quả (có thể cử đại diện là trƣởng nhóm hoặc một thành viên bất kì hoặc luân phiên nhau để phát huy hiệu quả đối với nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm).

Cách trình bày phổ biến nhất là học sinh thuyết trình, giáo viên hay chính học sinh đó viết lên bảng hoặc các nhóm viết, minh hoạ bằng hình vẽ kết quả của nhóm trên giấy và dùng máy chiếu hắt. Ngoài ra, có thể chọn cách trình bày sau đây thay cho thuyết trình:

+ Phƣơng pháp thị trƣờng:

Các nhóm trình bày trên giấy khổ rộng, bảng ghim và trƣng bày trong phòng học. Lớp học giống nhƣ một thị trƣờng thông tin, các HS xem xét kết

38

quả của từng nhóm, nghe họ giải thích, và có thể đặt câu hỏi. Giáo viên đóng góp ý kiến.

+ Phƣơng pháp hội chợ:

Các nhóm không lần lƣợt trình bày mà chỉ trƣng bày kết quả tại một vị trí đó lựa chọn trong phòng. Một đến hai ngƣời ở lại nơi trƣng bày kết quả của nhóm, những ngƣời trong cùng nhóm đi lại giới thiệu về nhóm mình hoặc có thể trao đổi với bất cứ ai, bất cứ nhóm nào giống nhƣ một hội chợ.

+ Phƣơng pháp triển lãm:

Các nhóm vẫn lần lƣợt trình bày kết quả nhƣng tiếp sau đó, các HS tự do đi lại quan sát kết quả của các nhóm khác và có thể thảo luận với các thành viên của nhóm giống nhƣ các nghệ sĩ trong buổi triển lãm.

Các cách trình bày trên có tác dụng làm cho buổi học sôi nổi, tạo không khí tự do hơn, và hiệu quả hợp tác cao hơn, nhƣng với điều kiện ở các trƣờng phổ thông nƣớc ta hiện nay và giới hạn về thời gian nên việc áp dụng chúng cũng còn bị hạn chế nên chủ yếu việc báo cáo kết quả của HS vẫn thƣờng dùng phƣơng pháp thuyết trình.

- Bước 5: Tổng kết:

Sau khi học sinh báo cáo kết quả và đó có sự nhận xét, bổ sung ý kiến giữa các nhóm thì giáo viên nên là ngƣời tổng kết lại toàn bộ nội dung chính xác, đầy đủ nhất, giải đáp những vấn đề gây tranh cãi, bổ sung những điểm cần thiết, nhấn mạnh nội dung chính… Giáo viên phải làm sao để kết thúc tiết học, tất cả học sinh trong lớp đều phải biết đƣợc trọng tâm kiến thức cần nắm, biết đƣợc quan điểm nào đúng, quan điểm nào sai…

Một phần của tài liệu Vận dụng một số kỹ thuật dạy học hợp tác trong dạy học chương 2 nhóm nitơ SGK hóa học 11 nâng cao (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)