Là một người sinh ra gần biển, anh Thăng có khắ chất của biển cả. Anh từng nói về việc vì sao biển cả ngày nay lại rộng lớn như vậy, đó là bởi vì biển cả đặt mình ở vị trắ cuối cùng để có thể tiếp nhận mọi nguồn sông suối.
Là con người thực tế, anh Thăng có một khắ chất như vậy.
Trong một lần, anh Thăng đến Cao Hùng tham gia buổi gặp gỡ bạn bè ở một trung tâm giải trắ. Khi vừa vào cửa, anh đã gặp phải một người bạn. Trong lớp người bạn này được mệnh danh là "Miệng Rộng". Biệt danh này có hai nghĩa. Thứ nhất là về bề ngoài, miệng của anh ta cũng rộng. Thứ hai là về tắnh nết, anh ta luôn châm chọc người khác.
Hôm nay, "miệng rộng" với bản tắnh cũ, khi vừa trông thấy bạn cũ, đáng nhẽ phải tỏ ra thân mật, ai ngờ anh ta không chịu buông tha cho anh Thăng và nói: "Tiên sinh Amway vĩ đại của chúng ta tới rồi, mọi người mau đón tiếp nào."
Khi anh ta gào lên thì 6, 7 người bạn ngồi trong đó, đổ dồn ánh mắt về phắa anh Thăng. Lâm vào tình cảnh đó, anh Thăng cảm thấy có phần bất ngờ. Anh thừa biết rằng "miệng rộng" đâu có hoan nghênh mình mà là đang châm biếm, đả kắch, coi Amway là "hội chuột cống". Với tình cảnh như vậy, anh Thăng thấy vô cùng khó chịu. Nhưng anh biết, nếu đối đầu với "miệng rộng" mà dùng giọng châm biếm để nói lại, hoặc trước mặt các bạn bè mà thanh minh về Amway cũng đều không phải là thượng sách.
Anh Thăng có một tuyệt chiêu để bảo vệ cho bản thân cũng như sự tôn nghiêm của Amway. Tuyệt chiêu đó chắnh là "Lấy nhu thắng cương.
Anh làm ra vẻ như không nghe thấy những điều đó, anh không nói một câu nào. Anh vẫn cười với "Miệng Rộng" như vui mừng khi gặp lại bạn cũ. Sau mấy giây, người cảm thấy thẹn thùng không phải là anh Thăng mà chắnh là "Miệng Rộng". Cuối cùng anh ta cũng không "chống chọi" nổi với nụ cười của anh Thăng, anh ta đã cúi gằm mặt xuống.
Những người bạn ở bên ngoài lúc đó cũng bắt đầu bênh vực anh và phê bình "miệng rộng" rằng "bạn bè hiếm khi được gặp mặt, lúc nào cậu cũng ăn nói như vậy."
Đến lúc đó anh Thăng mới bắt đầu nói, anh vừa mở lối thoát cho "miệng rộng", vừa nói hộ cho mình và công ty. "Thật ra, cậu nghĩ về Amway như thế cũng là bình thường thôi. Trước đây mấy tháng, mình cũng nghĩ về Amway như vậy, thậm chắ còn nặng nề hơn cả cậu. Tục ngữ có câu: Đi một ngày đàng học một sàng khôn, bản thân mình đã đắch thân làm Amway thế nên mới biết đây đúng là một sự nghiệp rất đáng để dốc hết sức làm."
Trong khi gặp gỡ, rất nhiều bạn bè đã hỏi anh Thăng về Amway. Trong mắt họ, anh Thăng từng là người hay đi học muộn và trốn học. Hình ảnh về "nhân viên quầy bar" trong 11 năm đã ăn sâu trong suy nghĩ mọi người. Đến giờ, nhờ Amway mà anh đã thay đổi diện mạo khiến mọi người đã phải thay đổi cách nhìn về anh. Thế nên đối với anh, buổi họp mặt này cũng là cơ hội tốt để anh giới thiệu về Amway.
Hôm sau, anh Thăng nhận được một cú điện thoại, do "miệng rộng" gọi tới, nói rằng: "Hứa Húc Thăng, mình cũng muốn làm công việc kinh doanh Amway như của cậu."
Anh Thăng thường nói: "Khi gặp phải bất cứ thách thức nào, bạn không nên tranh giành thắng thua với người khác. Cho dù đối phương có bị bạn đánh bại thì bạn vẫn cứ là kẻ thua cuộc. Chỉ có nụ cười mới là định luật bất hủ, mới là sức mạnh tái sinh. Nụ cười có thể thắng được mọi thử thách.
Năm đó, Lincol thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống, những người tham gia hội nghị vốn xuất thân dòng dõi nên họ cảm thấy xấu hổ thay cho Lincol vì ông xuất thân từ gia đình làm nghề đóng giày.
Khi vị tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mĩ này đang tiến hành vận động tranh cử, một người tham gia đã nói cạnh khóe: Ngài Lincol, trước khi ngài bắt đầu diễn thuyết, tôi muốn ngài nhớ rằng, ngài chỉ là con trai ông thợ đóng giày.
Khi đó tất cả những người có mặt đã cười vang khi Lincol bị bẽ mặt trước đông người.
Sau khi đợi mọi người cười xong, ông mới chậm rãi nói: "Tôi rất cảm ơn ngài, vì giờ phút này đây ngài đã khiến tôi nhớ tới cha tôi, ông đã qua đời rồi. Đúng vậy, tôi sẽ luôn ghi nhớ lời nhắc nhở của ngài. Tôi mãi mãi vẫn là con trai người thợ đóng giày. Tôi biết tôi không bao giờ có thể làm tổng thống giỏi như bố tôi làm nghề đóng giày."
Cả phòng hội nghị trầm lắng, Lincol lại nói với người kiêu ngạo, có ý đồ hạ nhục mình rằng: "Như tôi được biết, trước đây bố tôi cũng đã từng đóng giày cho nhà ngài. Nếu giày của ngài không vừa chân, tôi có thể giúp ngài sửa nó. Mặc dù tôi không phải là thợ đóng giày xuất sắc, nhưng từ nhỏ tôi đã được theo bố học nghề đóng giày."
Sau đó ông nói với tất cả những người tham dự hội nghị rằng: "Cũng như tất cả các bạn tham dự hội nghị, nếu những đôi giày của các bạn đều là do cha tôi đóng, nếu có cần sửa chữa gì thì nhất định tôi sẽ cố hết sức để giúp đỡ các bạn. Nhưng có một việc chắc chắn rằng, tôi không thể vĩ đại như bố tôi, tay nghề của ông ấy không ai có thể bì được".
Nói đến đây, Lincol khóc, tất cả những tiếng cười chế giễu đã chuyển thành tiếng vỗ tay tán thưởng.
Sở dĩ Licol trở thành một tổng thống vĩ đại là vì ông đã chuẩn bị đầy đủ cho mình những tố chất riêng.
Còn anh Thăng, sở dĩ anh trở thành Hoàng quan đại sứ ở Đài Loan và ở đại lục là vì tố chất mà anh vốn có chắnh là sự phi phàm.
Có một người làm đến chức EDC, đến giờ vẫn cảm động vì sự bao dung của anh Thăng:
"Khi anh ấy bố trắ cho tôi buổi giảng bài đầu tiên, anh ấy luôn gật đầu, vỗ tay động viên. Sau đó tôi nghe lại băng, trời ạ, quả là bài giảng của tôi không thể
nghe nổi. Có những lúc, anh biết rõ lỗi của bạn nhưng không bao giờ nói ngay ra trước mặt họ mà để mọi người tự cảm nhận, đánh giá, sau đó mới chỉ ra hướng đi."
Anh Thăng trọng tình trọng nghĩa, không bao giờ vì chuyện bạn bè không thuộc nhánh của mình mà từ chối giúp đỡ. Ngược lại có những người đã từng rời bỏ Amway sau đó muốn quay trở lại, muốn về nhánh của anh Thăng thì anh luôn tuân theo một quy tắc, mời người đó trở về vị trắ trước kia và nói với họ rằng: "Bạn hãy cố gắng làm Amway, tôi sẽ luôn chú ý đến sự trưởng thành của bạn". Sự nhiệt tình và quan tâm một cách vô tư ấy đã khiến anh được rất nhiều bạn bè làm Amway ca ngợi.
CHƯƠNG 13: CÔ GÁI LỌ LEM CỦA "NGƯỜI KHỔNG LỒ TÍ HON"
Cùng vinh dự nhận chức danh "Hoàng quan đại sứ" cùng anh Thăng còn có Tạ Thục Phần, cô sinh ra ở Trương Hóa - Đài Loan. Cha của cô họ Tạ, đã có bằng đại học. Mẹ của cô cũng vậy. Hai người cùng có bằng đại học mà lấy nhau thì đáng nhẽ ra đó là một mối lương duyên. Thế nhưng khi làm điều đó thì ông Tạ đã làm trái ý nguyện của mẹ mình, vì ông đã lấy người mà mình yêu.
Mẹ của ông Tạ là người rất mạnh mẽ và rất có quyền uy trong nhà. Con dâu lý tưởng trong mắt bà phải là một người phụ nữ nông thôn biết cày cấy, đảm việc nhà chứ không phải là một cô gái có kiến thức cao siêu.
Mẹ của Thục Phần rất ưu tú, bà vừa trẻ, đẹp, tốt bụng, lại rất đồng cảm với người khác.
Bà rất yêu quê hương và con cái. Bà bảo những đứa trẻ sống gần nhà bà đến nhà mình học tiếng anh và toán nhưng không lấy một đồng học phắ. Mặc dù như vậy, nhưng bà vẫn không thể trở thành một nàng dâu lý tưởng đối với mẹ chồng. Song, ông Tạ lại là một người con có hiếu. Giữa mẹ và vợ, ông Tạ đã không tạo được sự cân bằng. Ông đã không thể nào chống chọi được với những áp lực đến từ mẹ, thế nên ông đành phải bàn với vợ một cách không chắnh đáng là: "Tạm thời ở riêng, giả làm thủ tục ly hôn, đợi khi nào áp lực bên phắa mẹ đỡ đi thì lại tái hôn."
Trong bộ cổ thi "Khổng tước đông nam phi" của Trung Quốc, chàng Tiêu cũng viết một tờ giấy, giả đoạn tuyệt quan hệ phu thê với vợ nhưng tình yêu của hai người vẫn chung thủy son sắt. Nhưng còn với ông Tạ, thì "giả lại hóa thật."
Tuy tình yêu tan vỡ nhưng kết tinh của tình yêu lại ngày một lớn lên. Con gái của họ - cô bé Tạ Thục Phần đã được mẹ đưa từ Chương Hóa đến Đài Đông nuôi dưỡng. Sau đó, Tạ Thục Phần lại được đưa về sống với bố.
Nhà văn Nga nổi tiếp là Lev Tolstoi đã từng viết rằng: "Hạnh phúc thì nhà nào cũng giống nhau nhưng bất hạnh thì mỗi nhà mỗi khác."
Vì bất đắc dĩ nên mẹ của Tạ Thục Phần mới để mất con gái của mình vì bà bị mắc chứng tâm thần phân liệt, nhiều năm sau mới hồi phục. Nhưng trong kắ ức của bà, mọi thứ đã nhạt nhòa đi rất nhiều. Trên đường, khi thấy cô con gái mà mình rứt ruột đẻ ra, bà nghĩ một lúc lâu mới nói được: "con là Thục Phần à?"
May mắn là cuộc hôn nhân thứ 2 của bà rất tốt đẹp, điều đó khiến Tạ Thục Phần được an ủi phần nào.
Nghề của ông Tạ là giáo viên. Khi vợ ra đi, ông trở thành bảo mẫu của con. Nhưng ông không thể đem con đến lớp học được. Phải làm sao đây? Nếu ông lên lớp thì con gái yêu sẽ thế nào? Cô bé Thục Phần không thể rời cha ra được, cứ rời cha ra là cô bé lại khóc. Không thể đi dạy thì ông Tạ không thể kiếm tiền được, thế thì con gái sẽ chết đói mất.
Làm thế nào cũng không ổn. Sau đó có một người bảo với ông rằng trong thôn có một nhà rất giàu, v vợ không sinh con được nên đang muốn nhận con nuôi.
"Đưa con cho một nhà giàu có nuôi, chẳng phải là tốt hơn việc mình không thể nuôi con khôn lớn hay sao?" ông nghĩ, thôi đành phải vác mặt đi thương lượng với nhà người ta vậy.
Mọi việc đã bàn bạc xong xuôi nhưng việc này đã khiến anh của ông là ông Tạ Ước Sắt biết chuyện, ông đã kiên quyết nói rằng: "Tạ Thục Phần là cốt nhục nhà họ Tạ, cho dù chúng ta có nghèo khổ, khó khăn đến đâu cũng phải giữ nó ở nhà."
Ông Tạ Ước Sắt nhớ lại chuyện hồi đó: "Khi Thục Phần đến nhà tôi, mẹ tôi đã phản đối. Bà nói rằng, con đã có bốn đứa con gái và một đứa con trai, thêm Thục Phần nữa là có 6 đứa con thì con sẽ sống ra sao? Tôi nói là: "không sao cả, con còn sống được một ngày thì Thục Phần sẽ sống cùng con một ngày. Con đã có trách nhiệm với nó thì con sẽ coi con bé như con gái mình, song vì con thương con bé nên con sẽ càng phải dành cho nó sự quan tâm nhiều hơn."
Ông Tạ Ước Sắt từ Đài Đông đến Chương Hóa để đón cháu gái. Sáng sớm hôm sau, ông bế Thục Phần lên đường. Ông Tạ nhìn con qua cửa sổ xe đang dần đi về nơi xa mà không hiểu nổi trong lòng mình có cảm xúc gì.
Ông Tạ Ước Sắt mở một cửa hàng tạp hóa ở Đài Đông. Cửa hàng này nằm trong một căn nhà cũ kỹ quay mặt ra phố, rất khó khăn mới kiếm được chút tiền.
Thục Phần đến nhà ông khiến số nhân khẩu tăng lên thành 8 người. Có những lúc, món ăn trong nhà chỉ là một miếng đậu phụ. Miếng này chia làm tám phần, mỗi người một phần.
Có lúc, món ăn duy nhất trong nhà chỉ là lạc, đó chắnh là món cao cấp nhất trong nhà. Mọi người đều ăn rất trân trọng bởi vì một đĩa lạc có thể ăn được mấy bữa. Với món ăn này, chỉ có Thục Phần mới có "đặc quyền" được ăn vì ông Tạ Ước Sắt thường lấy đũa gắp cho cô bé. Có một lần, vào dịp trung thu, một người bạn của bố Thục Phần ở Đài Đông biết cô đang được ông Tạ Ước Sắt nuôi dưỡng nên đã mang một cái bánh nướng tới cửa hàng tạp hóa. Khi trông thấy nó, ông Tạ Ước Sắt vô cùng vui sướng. Ông vội vàng đóng cửa hàng, mang bánh về nhà. Vừa về đến nhà, ông đã gọi to: "Thục Phần và các con ơi, các con mau lại xem hôm nay bố mang thứ gì về này".
Sáu đứa trẻ vây quanh ông. Ông giả làm ra vẻ huyền bắ, từ từ lấy cái bánh bọc giấy đặt lên bàn, để cho các con xem. Cái bánh nướng đã mang đến niềm vui cho tết trung thu của mọi người. Giống như miếng đậu phụ, chiếc bánh được cắt làm 8 phần. Điều kì lạ là, chẳng ai ăn bánh cả. Ai cũng coi miếng bánh như một vật báu, trân trọng, không nỡ ăn mà chỉ ngắm, cho đến khi bánh mốc, không ăn được nữa mới thôi.
Ở nhà họ Tạ, tất nhiên là Thục Phần nhỏ tuổi nhất. Các anh chị em họ của cô coi cô như chị em ruột. Ông Tạ Ước Sắt còn yêu Thục Phần hơn cả con gái mình. Thỉnh thoảng cô bé đến cửa hàng của ông chơi, ông thường bế cô và lấy kẹo cho cô ăn. Nhìn thấy nụ cười ngây thơ, đáng yêu của cô bé, ông cảm thấy không gì ngọt ngào bằng. Sáu đứa con gái của ông Tạ Ước Sắt không có ai đi nhà trẻ nhưng khi Thục Phần đến tuổi đi nhà trẻ thì ông Tạ Ước Sắt không hề tiếc phắ tổn, cho cô đến nhà trẻ. Cứ như vậy Tạ Thục Phần lớn lên trong sự quan tâm của bác, trong sự thương yêu của sáu đứa trẻ. Trong ba tấm ảnh của cô chụp ở ba giai đoạn khác nhau trong cuộc đời có thể thấy được quá trình trưởng thành từ một cô bé đến tuổi thiếu niên.
Bức đầu tiên, cô bé đang ngồi trên chiếc trường kỉ bằng mây. Có lẽ đó là khi cô bé mới được sinh ra. Có thể nói đây là bức ảnh đầu tiên trong cuộc đời cô. Khi đó đang là mùa đông. Cô đội một chiếc mũ bông màu trắng và cũng mặc một chiếc áo khoác bằng bông, cổ quàng một chiếc khăn màu tắm. Cô bé rất mũm mĩm, đôi mắt tròn to, lòng đen hầu như chiếm trọn hết cả, đôi mắt ấy dự báo một vẻ đẹp với "một nụ cười làm nghiêng ngả nhân gian" sau này.
Bức thứ hai là ảnh cô chụp với ba người chị họ và người anh họ. Ba chị cô khi đó đang là những thiếu nữ, còn anh thì mới 11, 12 tuổi. Tạ Thục Phần chỉ đứng đến ngực các chị, mặc một cái váy trắng cộc tay, tóc cắt ngắn tới tai, tóc mái che kắn cả lông mày, miệng nhỏ cười tươi. Đôi mắt to đen như hạt huyền nhìn về phắa trước, như phảng phất chứa đựng tất cả những ước mơ của tuổi thơ.
Bức thứ 3 là tấm ảnh khi cô đi làm kế toán. Tóc cô gọn gàng, khuôn mặt tròn, lòng đen trong mắt đã ắt đi so với hồi nhỏ, nhưng thay vào đó là sự long lanh như nước hồ thu.