CHƯƠNG 24: MỘT GIA ĐÌNH ĐẦM ẤM

Một phần của tài liệu CÂU CHUYỆN HỨA HÚC THĂNG (Trang 159 - 168)

Con người vĩ đại là nhờ biết ước mơ. Những điều mà trước đây ông Hứa đã từng mơ ước, thậm chắ không dám mơ tới thì giờ đã trở thành hiện thực nhờ làm Amway. Cuộc đời ông, từ chỗ không có một thứ gì thì giờ không có thứ gì mà ông không có.

Trong cuộc hành trình dài 7 năm 8 tháng ấy của ông, vui có, buồn có, có sự đau khổ nặng nề và có cả những niềm hân hoan tột bậc. Tất cả những điều đó đã làm phong phú thêm tâm hồn ông và cuộc đời ông vì thế mà không trở nên vô nghĩa.

Như ánh sáng của bình minh xóa tan bóng đêm dài đằng đẵng, tâm hồn của ông Hứa cũng đã được đón thứ ánh sáng rực rõ, huy hoàng của hừng đông. Đó chắnh là bình minh của ông, xuất phát điểm của cuộc đời ông.

Ánh mặt trời tỏa sáng trong lòng ông đã khiến ông hòa vào làm một với cảnh đẹp nên thơ tràn đầy sức sống.

Trong dự định của mình, ông đã vẽ ra một viễn cảnh cuộc sống vô cùng tươi đẹp. Ông cùng vợ và các con sống ở đây, tất nhiên, đây sẽ là một ngôi nhà mãi mãi không bao giờ phải chuyển đi nơi khác. Sống ở đây có thể ngắm cảnh sóng nước lấp lánh, cây cối xanh tươi và cảm nhận hương thơm tỏa ra từ những cành lá tươi non bên hồ nước. Ngoài hai cô bé gái, ông sẽ có thêm một cậu con trai. Và dưới những tán cây ngập tràn hương hoa, những đứa con của họ sẽ chơi đùa vui vẻ. Đến từng kẽ lá nhành cây cũng rung lên theo những niềm vui của chúng. Còn cha mẹ chúng sẽ thỏa mãn ngắm nhìn lũ trẻ và nói chuyện thân mật, tình tứ với nhau... Nếu

đó là một ước mơ thì Amway đã biến ước mơ ấy của ông Hứa thành sự thực. Ông đã có một ngôi nhà bên hồ nước xinh đẹp.

Cảnh hồ nên thơ say lòng người, bên bờ hồ sương khói mỏng manh. Mặt hồ như một tấm ngọc bắch lớn soi bóng những tán cây rậm rạp. Khi hoàng hôn buông xuống, ánh sáng khúc xạ qua những hàng rào quanh hồ tạo nên những màu sắc đậm nhạt khác nhau.

Cách hồ nước không xa là nhà của ông Hứa. Đó chắnh là một tòa biệt thự bảy tầng, trong có lắp đặt thang máy. Cách cổng khoảng 10 mét, bên trong có một bể bơi tuyệt đẹp được xây theo phong cách châu Âu. Từng viên gạch của bể bơi đều được nhập khẩu từ Tây Ban Nha. Phắa bên trái biệt thự có một sân chơi bóng rổ. Cạnh sân bóng rổ là sân tennis, sân cầu lông và phòng tập thể dục. Bên phải biệt thự là đài phun nước. Trong đài phun nước có những bức tượng chạm hình 12 con giáp. Phắa bắc tòa nhà là một khu vườn trang nhã đẹp đẽ.

Ông Hứa nói: "Đây là tòa nhà tôi mới chuyển tới. Đó chắnh là ước mơ từ hơn mười năm trước của tôi. Có thể nói chắnh vì hay phải chuyển nhà thường xuyên mà tôi đã có ước mơ này. Nhưng nếu tôi cứ vẫn làm việc ở quầy bar như trước đây thì ước mơ này mãi mãi không bao giờ thành sự thực".

Một khung cảnh tràn đầy niềm vui và ý thơ như vậy bất giác khiến người ta nghĩ tới một thế giới thần thoại của công chúa và hoàng tử. Cho đến giờ bà Tạ Thục Phần - người được mệnh danh là "cô gái lọ lem" vẫn không thể nào diễn tả hết được niềm vui của mình.

Trước khi lấy chồng, bà Thục Phần rất sợ chuyện kết hôn. Bởi vì bà thấy những người bạn xung quanh bà tuy rằng họ đã tìm được chỗ dựa cho mình, nhưng cuộc sống hôn nhân của họ vẫn cứ phải trải qua ba giai đoạn: Mới lấy nhau thì nói năng với nhau ngọt ngào, tình tứ; mấy năm sau thì lạnh nhạt, ắt nói chuyện với nhau. Qua một thời gian nữa thì chẳng ai nói với ai câu nào. Bà thấy hôn nhân như vậy thật là vô nghĩa. Trước đây bà cũng rất ngưỡng mộ những người phụ nữ đi làm. Họ vừa đảm đương được việc nhà mà vẫn làm việc, chẳng phải là quá hoàn hảo sao? Nhưng phụ nữ đi làm cũng giống như con lạc đà, họ phải làm việc không ngừng nghỉ. Ban ngày họ phải đối mặt với những áp lực công việc. Buổi tối về nhà th họ phải chăm chồng chăm con. Nghĩ đến điều đó bà lại thấy đó không phải là cách sống mà mình mong muốn. Thế là bà bắt đầu mơ ước làm một bà chủ. Nhưng bà cũng thấy nhiều đồng nghiệp của mình, sau khi làm bà chủ thì thời gian

dành cho riêng mình ngày càng ắt đi, không còn chút tự do nào. Họ đều bị bó buộc về cả thời gian lẫn tinh thần. Cuối cùng bà thấy tốt nhất là vẫn cứ làm bà "quý tộc độc thân", vì dù sao "quý tộc độc thân" vẫn là "quý tộc" chứ không phải là ăn mày. Phải có một thu nhập đầy đủ thì mới sống được một cách thi vị.

Giống như nhiều cô gái khác, Tạ Thục Phần cũng thắch đi xem bói. Có một lần, bà cùng đồng nghiệp đi xem bói. Ông thầy bói được mọi người cho là xem rất đúng. Bà mới nhờ thầy xem giúp cuộc đời mình có cơ hội để ra nước ngoài du lịch hay không? Bà chăm chú chờ đợi xem thầy có mang tới cho mình được tin tốt lành hay không. Sau một hồi bấm độn, ông thầy mới ngước lên nhìn bà rồi nói chắc như đinh đóng cột rằng: "số mệnh đã định sẵn rồi, cả đời này cô không xuất ngoại được đâu".

Tuy nhiên, ba, bốn năm sau kể từ ngày đi xem bói đó, năm nào Tạ Thục Phần cũng được công ty Amway cho đi du lịch hai lần. Năm thứ bảy khi lên chức EDC, bà lại được đi thêm một lần nữa. Từ chức "EDC" lên chức "Hoàng quan đại sứ" lại được tăng thêm một lần đi du lịch nữa. Nếu tắnh như vậy thì bà và ông Hứa sẽ được công ty Amway mời đi du lịch ắt nhất là 200 lần cho đến cuối đời. Mỗi lần đi như vậy họ lại nhân tiện đi thêm sang vài nước khác nhau. Đến giờ dấu chân của họ đã in lên khắp mọi ngõ ngách trên thế giới.

Bà Tạ Thục Phần sung sướng nói: "Nếu mỗi năm bạn đi ra nước ngoài nghỉ trăng mật với chồng mấy lần thì hai vợ chồng bạn có thể lạnh nhạt với nhau được không?"

Niềm tự hào nhất của hai vợ chồng Tạ Thục Phần chắnh là hai cô con gái của họ. Giờ đây, Lệ Nhân và Xảo Nhân đều là những tiểu thư con nhà danh giá. Hai cô bé trưởng thành trong môi trường của Amway do vậy hai cô bé cũng có đầy đủ tố chất của người làm Amway. Đó chắnh là sự nhiệt tình, rộng rãi, độc lập, có chắ tiến thủ, thông minh và hóm hỉnh.

Ở trường, Lệ Nhân là một học sinh tiêu biểu của lớp và cũng là học sinh tiêu biểu của quận. Thành tắch học tập của cô bé càng ngày càng tấn tới. Cô bé đã giành được học bổng "5 nhất trong học tập". Đó chắnh là đứng đầu môn thuyết trình tiếng Anh, thi năng khiếu, thi chạy Marathon, diễn kịch và đứng đầu về biểu diễn nhạc cụ. Trong lớp, có 26/31 bạn bình chọn cô bé làm lớp trưởng.

Quan hệ của Lệ Nhân với bạn bè cũng rất tốt. Cô bé vô cùng hoạt bát. Trong các hoạt động ở lớp hoặc ở trường, khi thầy cô giáo hỏi rằng ai đã dạy cho em

những hoạt động sôi nổi này thì cô bé đã nói một cách rất tự hào rằng: "em học từ Amway".

Có lần, Lệ Nhân đã nhìn mẹ chăm chú và hỏi: "Mẹ ơi, mẹ không giống cô gái lọ lem". Bà Tạ Thục Phần vô cùng vui sướng. Bà nghĩ rằng Lệ Nhân nói bà không giống cô gái lọ lem, chắc là vì bà xinh đẹp, tài giỏi hơn cô gái lọ lem. Người mẹ chờ đợi cô con gái sẽ ca ngợi mình, không ngờ, Lệ Nhân lại nói rằng: "Chân của cô gái lọ lem không to như chân mẹ".

Tuy không được con gái ca ngợi nhưng người mẹ vẫn vui vì con gái bà rất thông minh và hóm hỉnh.

Vì được chị làm gương nên Xảo Nhân cũng thể hiện là một học sinh ưu tú trong lĩnh vực "5 tốt". Các mặt khác của cô bé cũng vô cùng xuất sắc.

Đương nhiên, để có được hạnh phúc và niềm vui hôm nay, thì cũng có những mất mát và hi sinh. Bà Tạ Thục Phần nhớ lại: "Hồi đó, kinh doanh Amway, chúng tôi phải thường xuyên ra nước ngoài giảng bài. Khi đó Lệ Nhân còn rất nhỏ, mỗi lần thấy tôi đi ra ngoài, bàn tay bé nhỏ của Lệ Nhân liền nắm chặt lấy tay nắm cửa và òa khóc: "Mẹ ơi mẹ đừng đi, mẹ đừng đi". Người bình thường thường nghĩ rằng, trẻ con còn nhỏ thì chúng ta phải luôn ở bên cạnh chúng. Nhưng nếu lúc đó tôi không kiên trì làm vậy thì giờ lũ trẻ không được như ngày hôm nay. Khi nào các con lớn, tôi không thể nói với chúng rằng, vì lúc đó bố mẹ phải chăm sóc con, không nỡ xa con nên không thể cho con những điều kiện tốt để con trưởng thành. Nhưng Lệ Nhân cũng rất hiểu biết. Buổi tối khi chúng tôi không có ở nhà, con bé chăm sóc em như một người mẹ. Lúc đó Xảo Nhân kém chị 3 tuổi, buổi tối thường hay tè dầm, thế là cô bé lại gọi chị ra thay cho mình. Do vậy cả hai đứa đều có tắnh

tự lập cao. Khi Lệ Nhân lên 7 tuổi, cháu đã có thể đưa em lên máy bay đi Singgapo, giữa chặng, hai đứa bé còn phải chuyển máy bay ở Hồng Kông.

Nhớ lại năm 1995, khi Amway khai trương ở Trung Quốc, vì rất nhiều nguyên nhân mà chúng tôi quyết tâm sẽ đạt được danh hiệu "Hoàng quan đại sứ" trong một thời gian ngắn nhất. Chúng tôi nói với bọn trẻ về mục tiêu đặt ra và động viên các cháu cũng nên hoàn thành mục tiêu học tập. Bởi vì thời kì này chúng tôi không còn thời gian để quan tâm tới chuyện học hành của các cháu. Bốn người chúng tôi đã thống nhất, nếu hai bên đều hoàn thành mục tiêu thì sẽ đi Orlando - Mĩ. Từ khi đặt ra mục tiêu, hai chị em đã phối hợp cùng nhau, vì vậy mà việc học tập của lũ trẻ ngày càng tiến bộ.

Vì cả bốn người chúng tôi đều hoàn thành mục tiêu đúng hẹn thế nên chúng tôi đã đưa lũ trẻ đi Orlando - Mĩ trong 7 ngày, 7 đêm. Và bọn trẻ đã được tận mắt trông thấy chuột Mickey, nàng Bạch Tuyết... Chuyến du lịch này quả là khó quên trong cuộc đời lũ trẻ".

Bà Tạ Thục Phần cho rằng, một gia đình bắt nguồn từ bố mẹ trưởng thành, nếu chỉ cho con cái thời gian mà không cho con chất lượng cuộc sống thì vẫn chưa hoàn hảo.

Nhờ có Amway nên cuối cùng Tạ Thục Phần đã hoàn thành được tâm nguyện của bác. Một mình bà đưa bác đi Thái Lan, Hồng Kông, San Fransico, Los Angeles và Las Vegas.

Khi Tạ Thục Phần chưa từ bỏ công việc kế toán, bà luôn luôn không ngừng nhắc nhở mình, với mức thu nhập của công việc này thì mình không bao giờ có thể hoàn thành tâm nguyện của bác. Chỉ có thể làm tốt Amway mới có thể thực hiện được ước nguyện của mình là có nhiều thời gian ở bên bác hơn. Thế nên, trong khi làm Amway, cho dù có nhiều bạn bè, đồng nghiệp nói ra nói vào, thậm chắ là chế nhạo nhưng bà vẫn không quan tâm.

Thành tựu không phải tự nhiên mà có, lúc mới bắt đầu, Tạ Thục Phần không đủ dũng khắ để đi bán hàng. Nhưng nếu không đi bán thì làm sao thành tựu làm Amway có bước đột phá đây? Nếu không có bước đột phá thì sao có thể báo đáp được bác mình? Thế là, bà đã tự động viên mình: "Dù sao cũng chẳng chết được".

Mỗi khi gặp trở ngại tâm lắ, câu nói này lại khắch lệ bà tiến lên phắa trước. Đến giờ những năm cuối đời, người bác của bà đã rất hạnh phúc. Tạ Thục

Phần phấn khởi nói: "Năm đó, tôi đưa bác đi San Fransiso - Mĩ. Ở vịnh biển San Fransico có một khách sạn rất đặc biệt. Trong một căn phòng ở tầng 2, bạn có thể sờ tay vào nước biển trong xanh, và có thể nhìn ngắm những những con hải cẩu, sư tử biển sống hoang dã. Chắnh cảnh quan kì thú đó đã khiến bác tôi không nỡ rời khỏi khách sạn. Thế là tôi đã đặt phòng cho bác ở khách sạn này.

Mới 5, 6 giờ sáng, tôi đã thấy bác ra ngồi trước mặt biển, tay cầm màn thầu mua ở Trung Quốc để cho lũ sinh vật biển ăn, còn mình thì không nỡ ăn".

Đúng vậy, tấm lòng của ông Tạ Ước Sắt vô cùng hiền từ đối với vạn vật, sinh linh.

Nhưng điều làm Tạ Thục Phần tự hào nhất là cô đã đưa bác về đại lục để tìm ngôi mộ bốn đời trước của nhà họ Tạ.

Từ nhỏ, Tạ Thục Phần đã được nghe bác nói về bốn đời họ Tạ trước đây. Mộ tổ tiên nằm ở thôn Mã Hạng, huyện Đồng An - Hạ Môn. Nhưng đối với ông Tạ Ước Sắt thì thôn Mã Hương ở huyện Đồng An là quá mông lung. Mỗi lần nói tới chuyện này, Tạ Ước Sắt đều lấy bản gia phả trong ngăn kéo ra, lật đi lật lại, giảng giải cho Thục Phần nghe. Bên cạnh ngôi mộ của nhà họ Tạ có một cái cây to. Đằng trước là biển, những thế hệ con cháu sau của nhà họ Tạ sống ở bên cạnh cái cây to đó. Sau khi kể xong, Tạ Ước Sắt lại nghĩ ngợi xa xăm. Tạ Thục Phần nhận ra rằng, bác mình khát khao tìm lại cội nguồn, đó chắnh là tâm nguyện cuối đời của ông ấy.

Năm 1996, một mình Tạ Thục Phần đưa bác từ Đài Loan đi máy bay qua Hồng Kông tới Hạ Môn rồi đi thẳng xe tới thôn Mã Hạng. Đúng như miêu tả của tờ gia phả, sau khi mất khoảng 6 tiếng, cuối cùng đã tìm được con cháu nhà họ Tạ. Vậy là con cháu đời sau nhà họ Tạ đã đưa ông Tạ Ước Sắt và Tạ Thục Phần ra mộ tổ tiên. Mộ họ Tạ cỏ đã rêu phong nhưng tay của ông Tạ Ước Sắt thì run run, ông đã khóc...

Nightingale đã từng nói: "Muốn tìm được hạnh phúc thì cuộc đời của chúng ta không thể không có những mục tiêu lớn".

Quả đúng như vậy, hành trình của đời người không phải là con đường bằng phẳng. Những người thành công đều khó tránh khỏi những khó khăn và gian nan. Thật ra, khó khăn không đáng sợ, quan trọng là phải biết đối mặt như thế nào, rút lui hay tiến lên đều sẽ nhận được những kết quả khác nhau. Rất nhiều người trong cuộc sống không có ý chắ tiến thủ, không có những hành động thực tế, lại sợ hãi

những khó khăn thất bại, luôn ca thán mình không hợp thời hợp vận. Nhưng cũng có một số người mới có một chút khó khăn đã tự rút lui, thậm chắ đã gần đạt được mục tiêu nhưng vì chưa nhìn thấy thành công nên bỏ cuộc, nếu biết tắch tiểu thành đại thì chắc chắn sẽ phú quý vô biên, nên quả là điều đáng tiếc. Và ông Hứa với lòng can đảm và ý chắ kiên trì không chịu bỏ cuộc đã tạo ra một cuộc sống phong phú nhất cho chắnh mình và cho cả gia đình.

Một phần của tài liệu CÂU CHUYỆN HỨA HÚC THĂNG (Trang 159 - 168)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)