Góp phần gia tăng khoảng cách giàu – nghèo trong xã hộ

Một phần của tài liệu Tiểu luận Công ty 100% vốn nước ngoài (Trang 41 - 43)

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀ

4.2.2 Góp phần gia tăng khoảng cách giàu – nghèo trong xã hộ

Với việc tạo ra việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, đầu tư trực tiếp nước ngoài bên cạnh nâng cao đời sống của người lao động, giải quyết vấn nạn thất nghiệp

của nước nhận đầu tư, đã trở thành là một trong những nhân tố dẫn đến sự phân hóa giàu - nghèo trong tiến trình phát triển nền kinh tế, đây cũng là một hệ quả khó tránh khỏi mà đầu tư

trực tiếp nước ngoài tạo ra. Điều này xuất phát từ nguyên nhân đầu tư trực tiếp nước ngoài

thường xuất hiện chủ yếu trong các ngành tập trung vốn và sử dụng lao động có trình độ kỹ năng cao nên mức thu nhập trung bình của lao động trong khu vực này thường cao hơn so với

các doanh nghiệp khác cùng ngành.

Mặt khác, chúng ta cũng cần nhìn nhận một tất yếu là đầu tư trực tiếp nước ngoài

thường chỉ tập trung ở các thành phố lớn, các vùng kinh tế trọng điểm bởi ở đây có môi trường đầu tư và điều kiện kinh doanh thuận lợi như cơ sở hạ tầng tốt, nhu cầu thị trường cao, khả năng chu chuyển vốn nhanh, … mặc dù điều này góp phần làm cho các vùng này thực sự

là vùng kinh tế động lực để lôi kéo sự phát triển chung và các vùng phụ cận nhưngđã vô hình chung góp phần tạo khoảng cách chênh lệch ngày càng lớn về mức sống và điều kiện sống

giữa người dân thành thị và nông thôn, miền núi, làm phân hóa giàu - nghèo trong xã hội.

Ngoài một số tác động tiêu cực chủ yếu trên, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có một số tác động tiêu cực khác mà chúng ta cần phải quan tâm để có những biện pháp thích hợp, kịp

thời không để các tác động tiêu cực đó trở nên trầm trọng kìm hãm sự phát triển của nền kinh

tế như:

- Do mục tiêu của các nhà đầu tư khi bỏ vốn ra là nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nên đầu tư trực tiếp nước ngoài thường phân bố không đều, chỉ tập trung vào những ngành có lợi nhuận cao. Hầu hết các nhà đầu tư chỉ hướng vào đầu tư các ngành nghề có mức độ rủi ro

thấp, thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận nhiều điều này gây ra hiện tượng mất cân đối ngành nghề đối với nước chủ nhà. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu tập

trung vào các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, trong khi đó lĩnh vực nông - lâm -

ngư nghiệp chưa được các nhà đầu tư trực tiếpnước ngoài quan tâm.

- Ngoài ra, với kinh nghiệm dày dặn trên thị trường các doanh nghiệp nước ngoài rất có

thể sẽ thôn tính thị trường trong nước, hoặc có những hành vi thao túng giá cả gây thiệt

Một phần của tài liệu Tiểu luận Công ty 100% vốn nước ngoài (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)